CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.2 Quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở Hàn Quốc từ năm 1960-1995
3.2.2 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa tại Hàn Quốc từ đầu thập
đầu thập niên 60 đến năm 1995
Có thể khái quát tiến trình công nghiệp hóa tại Hàn Quốc qua những điểm chủ yếu sau đây:
*Sự nghiệp công nghiệp hóa của Hàn Quốc tuy diễn ra muộn hơn nhiều so với các NIE khác ở châu Á, nhƣng lại có thuận lợi lớn trong việc tạo tiền đề cho công nghiệp hóa. Đó là, Hàn Quốc đƣợc Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc cung cấp một lƣợng viện trợ ngày càng lớn, từ 330 triệu đôla trong giai đoạn 1950-1952 lên 1.745 triệu đôla hỗ trợ chính thức và 120 triệu đôla hỗ trợ thông qua quỹ UNKRA (Tổ chức Tái thiết Hàn Quốc của Liên Hợp Quốc) trong giai đoạn 1953-1960. Hầu hết số viện trợ này đƣợc cung cấp dƣới hình thức cho không và đƣợc thực hiện theo bốn loại hạng mục: phi dự án, dự án, hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ lƣơng thực theo luật PL480. Phần lớn (70%) hàng nhập khẩu của Hàn Quốc thời kỳ này đƣợc thanh toán bằng viện trợ. Hơn một nửa chi tiêu của Chính phủ Hàn Quốc lúc đó cũng đƣợc trang trải bằng viện trợ thông qua ba hạng mục: bù đắp sự thiếu hụt do giảm nguồn cung tiền; hỗ trợ các hoạt động quốc phòng; và tài trợ cho các chƣơng trình tái thiết.
*Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc đƣợc thực hiện qua bốn giai đoạn chính: Những năm 1960 (công nghiệp hóa hƣớng vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu); những năm 1970 (ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là hóa chất); những năm 1980 (cơ cấu lại công nghiệp, nhằm vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ); và những năm 1990 đến nay (hiện đại hóa công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao).
*Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, Chính phủ đƣa ra nhiều chính sách thích hợp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, trong đó mục tiêu xuyên suốt là khuyến khích các hoạt động hƣớng vào xuất khẩu.
3.2.2.1 Những chính sách và giải pháp chủ yếu Hàn Quốc đã đưa ra trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa
Hàn Quốc đã nhanh chóng bỏ qua mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu để chuyển sang mô hình công nghiệp hóa hƣớng vào xuất khẩu ngay trong thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hóa, dƣới sự điều hành của chính quyền Park Chung Hee. Để thực hiện mô hình này, Hàn Quốc một mặt chủ trƣơng phát triển những ngành công nghiệp nặng hàng đầu cùng với một số ngành công nghiệp máy móc, đóng tàu, dệt, điện tử, hóa dầu, sắt thép, kim loại màu... nhằm phát triển xuất khẩu đồng thời thực hiện thay thế nhập khẩu; mặt khác thực thi các chính sách ổn định tỷ giá hối đoái theo hƣớng có lợi cho xuất khẩu, nhƣ phá giá đồng won gần 100% và sử dụng hệ thống hối đoái tự do (nhằm tạo ra một tỷ giá thống nhất phản ánh giá trị thực của đồng won); cải cách lại cơ cấu thuế và hệ thống ngân sách (tăng các loại thuế đánh vào hàng tiêu dùng xa xỉ, thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập cao); sửa đổi Luật khuyến khích tƣ bản nƣớc ngoài vào năm 1960 (nhằm khuyến khích các khoản vay nƣớc ngoài); và lãi suất (từ 15% lên đến 26,4% vào cuối năm 1965). Bên cạnh các công cụ kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc còn áp dụng những công cụ hành chính khác nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc trong hoạt động tiếp thị ở nƣớc ngoài.
Năm 1965, nhà nƣớc cho phép khấu trừ hao hụt đối với nguyên liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu và cho phép cả mức điện năng ƣu đãi. Thuế hải quan đối với nhập khẩu thiết bị đƣợc miễn vào năm 1966. Năm 1966, hệ thống kết hợp xuất khẩu cho phép các nhà xuất khẩu nhập các hàng hoá mà trƣớc đây không đợc bán trong nƣớc. Khấu hao gia tăng với tài sản cố định đƣợc ban hành vào năm 1968 và các nhà sản xuất xuất khẩu đƣợc phép vay ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị, máy móc đặc biệt là phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Kích thích quan trọng nhất với hoạt động xuất khẩu là tín dụng xuất khẩu ƣu đãi mà lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Việc cung cấp tín dụng cho xuất khẩu không hạn chế với lãi suất ƣu đãi. Nhà nƣớc đã tạo ra những ƣu đãi rất lớn cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu trong một nền kinh tế mà ở đó chính phủ kiểm soát tín dụng một cách chặt chẽ và việc vay của các tổ chức ngân hàng không phải là dễ dàng. Ngoài những biện pháp kích thích xuất khẩu đa dạng, thông qua sự phá giá đồng Won, chính phủ Hàn Quốc duy trì đồng Won ở mức khuyến khích đƣợc sự xuất khẩu. Đồng thời theo sự phá giá của
đồng Won năm 1964, kiểm soát thƣơng mại cũng đƣợc nới ra rất nhiều vào năm 1967, cải cách thuế quan tiếp tục đƣợc thực hiện để kích thích xuất khẩu.
Vào thập niên 1980, hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng dầu mỏ và lạm phát đã đƣa nền kinh tế Hàn Quốc lâm vào tình trạng suy thoái. Trƣớc tình hình đó, tháng 1-1980, Chính phủ Hàn Quốc buộc phải phá giá đồng won 20% và thay thế hệ thống tỷ giá hối đoái cố định bằng hệ thống hối đoái linh hoạt… Các chính sách hƣớng vào xuất khẩu nói trên đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng. Chỉ trong 10 năm đầu tiến hành công nghiệp hóa (1961-1971), Hàn Quốc đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và xuất khẩu, với tỷ lệ xuất khẩu/GNP tăng từ 6,3% năm 1961 lên 16,1% năm 1971. Đặc biệt, trong cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi theo hƣớng chuyển từ xuất khẩu hàng tiêu dùng sang xuất khẩu hàng công nghiệp. Năm 1976, lần đầu tiên Hàn Quốc xuất khẩu ô tô, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế nƣớc này. Theo đà đó, từ thập niên 1980-1990, Hàn Quốc xuất khẩu cả các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao nhƣ: tivi màu, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, ô tô và các sản phẩm của công nghệ thông tin… Mục tiêu chính của Hàn Quốc là tiến tới các ngành công nghiệp cao cấp để đa dạng hoá hơn nữa mặt hàng và thị trƣờng xuất khẩu. Bộ thƣơng mại và công nghiệp (MTI) và Bộ khoa học chủ trƣơng tăng cƣờng các ngành công nghiệp có mức đầu tƣ cao gắn với công nghệ hiện đại và đã xác định mục tiêu xuất khẩu rõ ràng. Nhà nƣớc đã trực tiếp giúp các công ty nâng cấp công nghệ sản xuất và chất lƣợng sản phẩm. Thán 11-1989, MTI đã đề ra chƣơng trình 5 năm nhằm tăng gấp đôi giá trị sản phẩm có hàm lƣợng kỹ thuật cao trong ngành chế tạo lên tới 200 triệu Won (1992). Chính phủ đã giúp thực hiện chƣơng trình này bằng cả vốn vay và nhập khẩu kỹ thuật. Trong 5 năm (1990-1995), chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch đầu tƣ 1 tỷ Won cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng các ngành kỹ thuật điện tử, thông tin, sinh học đồng thời tài trợ 1 tỷ Won để xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại, giúp các công ty sử dụng trợ giúp của máy tính và internet có hiệu quả, kịp ứng phó với biến động nhanh của tình hình kinh tế thế giới. Nhà nƣớc có chƣơng trình giúp đỡ về tài chính, công nghệ và marketing cho các xí nghiệp kinh doanh có triển vọng. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Hàn Quốc là sự tập trung vào các tập đoàn lớn. Theo số liệu thống kê thì hiện nay nền kinh tế nƣớc này đang nằm dƣới quyền kiểm soát của khoảng 200 cheabol, trong đó, chủ yếu tập trung
vào 30 cheabol lớn nhất. Năm 1994, ở nƣớc này, 4 cheabol lớn nhất là Samsung, Huyndai, Daewoo và Goldstar, tuy chỉ chiếm 3% tổng số nhân công toàn quốc nhƣng nắm tới 22% tài sản, 84% GDP, 60% xuất khẩu cả nƣớc.
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ.
Hàn Quốc rất chú trọng đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ, coi công nghệ là nhân tố cơ bản để công nghiệp hóa. Nhà nƣớc có những chính sách tích cực hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mới nhƣ tạo thuận lợi cho nhập công nghệ, cử chuyên gia kỹ thuật, kỹ sƣ ra nƣớc ngoài học hỏi nắm bắt và làm chủ công nghệ mới, để khai thác cũng nhƣ nâng cao khả năng sử dụng công nghệ. Với quan điểm phát huy sức mạnh của Nhà nƣớc và tƣ nhân trong phát triển công nghệ, một mặt Chính phủ tăng chi ngân sách cho hoạt động R&D, mặt khác khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ phát triển công nghệ. Trong vòng 10 năm (1981-1991), tổng chi phí cho R&D công nghệ từ ngân sách nhà nƣớc đã tăng từ 293 triệu đôla (bằng 0,64% GDP), lên 4.160,6 triệu đôla (chiếm 2,01% GDP cả nƣớc), gấp 14,2 lần. Nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động này của khu vực tƣ nhân ngày càng tăng, từ chỗ chiếm 36% tổng đầu tƣ cuối những năm 1970 lên 80% những năm 1990 (với 2.000 cơ quan nghiên cứu tƣ nhân. Đặc biệt, hầu hết các hãng lớn đều thành lập các viện nghiên cứu riêng nhằm phát triển các công nghệ có giá trị thƣơng mại đồng thời phối hợp với các đối tác chiến lƣợc trên phạm vi quốc tế. Ở Hàn Quốc các viện nghiên cứu quốc gia là khâu quan trọng không thể thiếu trong hệ thống nghiên cứu và triển khai. Các trƣờng đại học có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu cơ bản, các viện nghiên cứu tƣ nhân tập trung vào nghiên cứu ứng dụng, các viện nghiên cứu quốc gia thì đảm nhận những đề tài có độ rủi ro lớn với mức đầu tƣ tài chính lớn mà các công ty tƣ nhân không có khả năng hoặc không muốn đảm nhận. Các viện nghiên cứu quốc gia nhƣ viễn thông, năng lƣợng, điện tử đều đƣợc đầu tƣ thích đáng. Nhà nƣớc khuyến khích các công ty tƣ nhân tăng cƣờng nghiên cứu triển khai bằng các hình thức nhƣ giảm thuế, giảm giá đặc biệt, trợ cấp tài chính trực tiếp hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp, thực hiện các đơn đặt hàng của nhà nƣớc. Do vậy, tỷ lệ đầu tƣ của các công ty tƣ nhân vào nghiên cứu triển khai tăng bình quân 20%/năm. Đồng thời số viện nghiên cứu tƣ nhân tăng nhanh, năm 1980 có 52 viện, 1993 có 1.445 viện.
Khoa học công nghệ chính là điều kiện tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của Hàn Quốc trên thị trƣờng thế giới. Nhà nƣớc chú trọng tìm cách giảm bớt chi phí cho
nhập khẩu và có đƣợc công nghệ tiên tiến mà không phải khi nào cũng nhập khẩu đƣợc. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm củng cố và thúc đẩy công nghệ trong nƣớc và các quan hệ kinh tế ổn định với các bạn hàng buôn bán chủ yếu. Từ năm 1987, Hàn Quốc đã cải cách căn bản nhằm tăng cƣờng sự bảo vệ quyền sở hữu tài sản tri thức. Luật bản quyền của Hàn Quốc đã quy định: bảo vệ toàn diện đối với các tác phẩm trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài, quyền tác giả đƣợc kéo dài suốt dọc cuộc đời cọng thêm 50 năm; nhấn mạnh việc chống lại sự vi phạm quyền tài sản tri thức bằng các luật lệ cụ thể, kể cả lĩnh vực phần mềm máy tính.
Thứ ba, chủ trƣơng thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và tự do hóa nhập khẩu
công nghệ.
Đối với Hàn Quốc, phƣơng thức nhập công nghệ không quá nặng về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ nhiều nƣớc khác, mà họ coi trọng cả nhập khẩu công nghệ. Trong thời kỳ 1962-1993, giá trị nhập khẩu công nghệ của Hàn Quốc cũng không thấp hơn nhiều so với giá trị vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (bằng khoảng 70,5% tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài). Chủ trƣơng đó đã tạo cho các nhà nghiên cứu, các kỹ sƣ trong nƣớc có cơ hội học hỏi và sáng tạo, góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Trong thời gian từ 1977-1981, giá trị nhập khẩu công nghệ của Hàn Quốc đạt 451,4 triệu đôla, gấp 22 lần so với 10 năm trƣớc; và đến những năm 1987-1990, con số đó đã lên đến hơn 3.472,3 triệu đôla, gấp 7,69 lần.
Để khuyến khích các doanh nghiệp sáng tạo và nhập khẩu công nghệ, Chính phủ đã thành lập công ty cấp vốn để hỗ trợ tài chính toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc đầu tƣ cổ phần, cho vay, tổ chức dịch vụ cho thuê và làm đại lý... Các doanh nghiệp đầu tƣ vào thƣơng mại hóa công nghệ mới đƣợc khuyến khích bằng cách miễn thuế đến 3% tổng chi phí và khi vận hành, nếu doanh nghiệp thuộc diện hỗ trợ tài chính sẽ đƣợc miễn 100% thuế thu nhập trong 3 năm đầu và 50% cho 2 năm tiếp theo. Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ còn thành lập Trung tâm thƣơng mại hóa nghiên cứu phát triển (CRDC) nhằm xúc tiến chuyển giao các kết quả nghiên cứu từ các trƣờng đại học đến doanh nghiệp.
Từ 1974 đến năm 1984, ở Hàn Quốc đã xuất hiện hàng loạt các cơ sở nghiên cứu, triển khai về khoa học, công nghệ với sự trợ giúp của Nhà nƣớc về tài chính, thuế và sự bảo hộ về thị trƣờng. Chức năng của các cơ quan này là nghiên cứu và phát triển
các dự án quốc gia về năng lƣợng nguyên tử, công nghệ chế tạo máy, sản xuất kim loại và đóng tàu, hoá chất, bán dẫn và máy tính, vô tuyến viễn thông, lazer v.v.... Đó là thủ tục cấp vốn đơn giản, lãi suất thấp và thời gian vay có thể kéo Chính những nỗ lực của Hàn Quốc trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ đã làm cho năng suất lao động trong các ngành sản xuất trong vòng 19 năm (1966-1985) tăng trung bình hàng năm 3,1%. Hàn Quốc chủ trƣơng vƣơn tới những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ trong những năm tới. Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ rất tích cực cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai dƣới dạng tài chính, thuế và thăm dò thị trƣờng nếu các kết quả nghiên cứu triển khai đƣợc thƣơng mại hoá. Đó là việc mua bán bản quyền phát minh giữa cơ quan nghiên cứu và ngƣời sản xuất. Những cơ quan hỗ trợ kinh doanh đã đƣợc thành lập có chức năng đầu tƣ hoặc giúp việc cho các doanh nghiệp mới thuộc các ngành kỹ thuật cao, có thể phải chấp nhận những rủi ro trong đầu tƣ, đặc biệt vào thời kỳ ban đầu với điều kiện dễ dàng hoặc ƣu đãi dài 15 năm. Các công ty này cũng sẵn sàng chia sẻ tối đa 30% lỗ nếu dự án không thành công. Nếu dự án đem lại hiệu quả cao, thì công ty đỡ đầu về tài chính đƣợc quyền hƣởng phần lãi tƣơng đƣơng nhƣ khi chịu lỗ. Ngoài ra, ở Hàn Quốc, hệ thống ngân hàng thƣơng mại cũng tham gia hỗ trợ tài chính cho những dự án phát triển khoa học và công nghệ.
Thứ tư, phát triển mạnh hệ thống giáo dục đào tạo trong quá trình công nghiệp hóa.
Trƣớc năm 1962, trong giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Hàn Quốc rất chú trọng đến giáo dục với việc thi hành phổ cập giáo dục trong nhân dân. Điều đó xuất phát từ những vấn đề bất cập về nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi bƣớc vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 và 2, Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện tình trạng thiếu công nhân lành nghề và các chuyên gia kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá phục vụ tăng trƣởng kinh tế theo các kế hoạch, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống dạy nghề nhà nƣớc. Phần lớn các cơ sở này đƣợc trang bị phƣơng tiện hiện đại theo tiêu chuẩn các nƣớc phát triển. Vào những năm 1970, chính phủ Hàn Quốc đã đƣa ra những chƣơng trình đầy tham vọng về phát triển kinh tế. Nhà nƣớc chủ trƣơng gắn phát triển nguồn nhân lực với nhu cầu của nền kinh tế thị trƣờng. Điều đáng chú ý trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp