Giai đoạn đầu công CNH thay thế nhập khẩu ở Hàn Quốc (1953-1962)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam01 (Trang 62 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2 Quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở Hàn Quốc từ năm 1960-1995

3.2.1 Giai đoạn đầu công CNH thay thế nhập khẩu ở Hàn Quốc (1953-1962)

Trƣớc thời kỳ công nghiệp hóa, Hàn Quốc là một nƣớc thuần nông. Sau khi chiến tranh hai miền chấm dứt, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn Quốc vô cùng khó khăn: sự bất ổn về chính trị, nền kinh tế kém phát triển. Từ thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960, GDP của nƣớc này chỉ tăng 3,7%/năm, thu nhập bình quân chỉ đạt 67-

87 đôla/ngƣời. Sau chiến tranh 1953, Hàn Quốc vẫn phải dựa vào Mỹ cả về kinh tế lẫn quân sự để tồn tại. Từ 1953 đến 1962, tổng số viện trợ kinh tế lên tới 2 tỷ USD, viện trợ quân sự gần 1 tỷ USD. Trong thời gian này, gần 70% kim ngạch nhập khẩu của hiện đại hoá là đƣợc tài trợ bằng khoản viện trợ này và 77% số tƣ bản cố định mới cũng đƣợc hình thành từ đây. Viện trợ Mỹ cho Hàn Quốc là rất lớn, tuy vậy nó vẫn không thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu phát triển, Hàn Quốc vẫn phải tìm cách thoát ra khỏi những khó khăn về kinh tế và tăng thêm khả năng tự lực để phát triển.

Trong giai đoạn (1953-1962), Hàn Quốc đi vào phục hồi, phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng và một số cơ sở công nghiệp nặng để sản xuất các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ phân bón, hoá chất với qui nhỏ. Do vậy, vào những năm 1960-1961, các hàng nhu yếu phẩm nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, vải bóc, quần áo chiếm gần 70% tổng số sản phẩm hàng chế biến, chế tạo. 75% số hàng nhập khẩu của Hàn Quốc vẫn là hàng tiêu dùng mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hay còn thiếu.

Khi theo đuôi chiến lƣợc công nghiệp hoá hƣớng nội, nhà nƣớc đã thi hành hàng loạt biện pháp bảo hộ thị trƣờng nội địa để hỗ trợ cho nền công nghiệp non trẻ. Trong lĩnh vực tiền tệ, từ 1953-1962 đồng ngoại tệ luôn giữ tỷ giá cao so với đồng Won của Hàn Quốc. Chính phủ còn sử dụng cả biểu thuế cao và hạn chế số lƣợng nhập khẩu để bảo vệ thị trƣờng trong nƣớc và khuyến khích thay thế nhập khẩu, hệ thống giấy phép nhập khẩu đã đƣợc áp dụng. Tuy đã có một số biện pháp giúp một số ngành công nghiệp trong nƣớc tiến hành xuất khẩu, nhƣng về cơ bản những biện pháp hƣớng nội vẫn là chủ yếu. Nhìn chung trong giai đoạn (1953-1962), kết quả đạt đƣợc khi công nghiệp hoá hƣớng nội còn ở mức độ thấp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm 3,7%. Xuất khẩu không đáng kể chỉ đạt 1% tổng thu nhập quốc dân. Vốn dùng cho phục hồi kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp mới tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào viện trợ từ nƣớc ngoài trong đó Mỹ đóng vai trò chính.

Nguồn tài nguyên nghèo nàn, lại bất lợi về khí hậu, môi trƣờng bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, vì vậy, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế dƣờng nhƣ không đáng kể, trong khi đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lại rất ít vì không tạo đƣợc lòng tin cho các nhà đầu tƣ đƣa vốn vào đây. Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nƣớc này bắt đầu từ khi Park Chung Hee lên nắm chính quyền (năm 1961), với quyết tâm thực hiện

công nghiệp hóa, đƣa đất nƣớc theo kịp các nƣớc tiên tiến, nhất là theo kịp Nhật Bản. Quyết tâm đó đã tạo nên sự biến đổi về kinh tế - xã hội ngay từ thập niên 60.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam01 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)