1.4. Cổ phần doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Trung Quốc và kinh nghiệm đố
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Sự so sánh với những kinh nghiệm CPH các DNNN của Trung Quốc và Việt Namđặc biệt quan trọng vì sự tương đồng về hệ thống chính trị và mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng.
Theo cam kết, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, phải đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN, phấn đấu hoàn thành CPH DNNN cơ bản năm 2010 và hoàn tất năm 2015. Đây không chỉ là định hướng của Việt Nam khi gia nhập WTO mà còn là xu thế tất yếu để hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi nếu làm chậm tiến độ CPH chúng ta sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của DN, đặc biệt là các DNNN.
Lấy Trung Quốc làm bài học kinh nghiệm trong việc thông tin tuyên truyền và giáo dục đào tạo về hội nhập WTO, bất kể người dân nào ở Trung Quốc (ngay cả những người lái taxi, những bà nội trợ...) cũng đều biết đến vào WTO lợi gì, thiệt gì, ảnh hưởng đến họ ra sao... Trung Quốc đã tổ chức những lớp tập huấn cho 10 đến 15 người về vấn đề “gia nhập WTO ngành nào được lợi, ngành nào bị thiệt, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Trung Quốc như thế nào?”. Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, sự nghiệp cải cách DNNN Trung Quốc chỉ mới thực sự khởi sắc là khi Trung Quốc tham gia vào WTO. Bước ngoặc trong cải cách DNNN của Trung Quốc là từ bỏ chính sách “giảm chính, nhượng quyền” và “giảm thuế, nhượng lời”, thay vào đó là chủ trương mới thông qua những sáng tạo về chế độ DN, tận dụng đặc điểm tách rời quyền sở hữu với quyền kinh doanh của chế độ công ty làm cho tiền vốn sở hữu Nhà nước vào DN vừa giữ được, vừa làm DN trở thành chủ thể độc lập của thị trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý với chế độ tự quản cao của DN sau một thời gian áp dụng đã dẫn đến một số bất lợi như việc lợi dụng chức quyền, chạy theo lợi nhuận trước mắt, tham nhũng làm tổn hại đến tài sản Nhà nước. Do vậy, không thể giải quyết vấn đề này bằng các biện pháp hành chính hay các biện pháp khác như kiểm toán, kế toán, mà cần áp dụng các đòn bẩy kinh tế thông qua các
hình thức cải cách khác nhau, và CPH DNNN là một trong các hình thức cải cách quan trọng.
Trung Quốc quan niệm cổ phần hóa và công ty hóa là hai mặt quan trọng của quá trình cải cách DNNN, CPH được coi là một phương pháp của công ty hóa và công ty hóa là kết quả của CPH. Ở Việt Nam, CPH nhằm vào huy động vốn cho doanh nghiệp, bởi vì bản thân tiền thu về do bán cổ phần vẫn được Nhà nước tiếp tục đầu tư vào DNNN. CPH không nhằm mục đích tư nhân hóa càng nhanh càng tốt các cơ sở kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước để làm giảm gánh nặng tài chính cho NSNN.
CPH DNNN của Trung Quốc hình thành một cơ chế kích thích tương đối hiệu quả, người lãnh đạo DN có thể do kích thích của động cơ lợi nhuận mà đưa ra các quyết định kịp thời đối với biến động của tín hiệu thị trường, tăng cường sức sống vốn có của DN. Ở Việt Nam cũng hình thành chính sách ưu đãi đối với nguời lao động trong các doanh nghiệp CPH cho thấy mục đích là tạo điều kiện cho người lao động làm chủ và doanh nghiệp sau CPH hoạt động hiệu quả hơn là mục đích chuyển giao DNNN cho tư nhân. Chính vì vậy, nước ta không chủ trương giao bán càng nhanh DNNN càng tốt mà kiên trì con đường CPH DNNN để phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả, mở rộng, phát triển thị trường, tiếp tục xoá bỏ những lĩnh vực độc quyền DN, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông, Internet trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Trung Quốc là một quốc gia rất chặt chẽ trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, để CPH DNNN được thành công, họ đã kiên quyết tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động. Chỉ riêng Tập đoàn ô tô số 1 Trung Quốc sau khi cổ phần hóa năm 1996 đã giảm được 12.000 người, 200 đơn vị trong cơ cấu tổ chức [27, tr.48]
Mặt khác, sự thành công của CPH các DNNN ở Trung Quốc hiệu quả hơn so với Việt Nam là vì Trung Quốc đã đi khá xa chúng ta trên nhiều phương diện. Trên chỉ số kinh tế quan trọng, tỷ phần kinh tế của khu vực công trên nền kinh tế quốc gia, Trung Quốc đã giảm đáng kể, từ 41% năm 1998 xuống 34% năm 2002, trong khi đó Việt Nam vẫn loanh quanh ở con số 39% trong thập niên qua. Số DNNN có qui mô lớn được CPH tại Trung Quốc cũng diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ năm 1998 và điều này mới chỉ xảy ra rất gần đây tại Việt Nam. Chương trình CPH ở Trung Quốc còn có một ưu điểm khác “các cổ đông bên ngoài có vai trò tích cực đáng kể trong việc điều hành DN. Nhóm cổ đông này thường có khuynh hướng tiết chế vai trò chi phối truyền thống của Đảng và Công Đoàn”. Ngoài ra, định chế tài chính quan trọng hỗ trợ cho sự thành công của chương trình CPH ở Trung Quốc là thị trường chứng khoán ở Trung Quốc cũng phát triển sớm và ổn định hơn ở Việt Nam, hiện chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc gia, trong khi đó thị trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ, chưa ổn định.
Qua chương 1, luận văn đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về CPH DNNN và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Do Việt Nam nhiều năm qua thực thi một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung dẫn đến sự yếu kém của khối DNNN trong quản lý, hoạt động kinh doanh…, ngày nay, đất nước ta đang biến đổi từng ngày, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế thì việc cải cách DNNN nói chung và CPH DNNN nhằm tăng cường tính tự chủ và cạnh tranh là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Luận văn đã phân tích việc CPH DNNN ở một nước có đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc và kinh nghiệm với Việt Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY