Tình hình cổ phần hóa DNNN của tỉnh Nghệ An đến năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 57 - 65)

TT Tên doanh nghiệp

Tiến độ thực hiện đến năm báo cáo năm 2014 Tỷ lệ dự kiến nhà nƣớc nắm giữ sau CPH Thành lập Ban chỉ đạo Đang xác định giá trị doanh nghiệp Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp Quyết định phê duyệt phƣơng án Đã IPO Đại hội đồng cổ đông lần 1 1 Công ty TNHH 1 TV Cấp nƣớc Cửa Lò x 51% 2 Công ty TNHH 1 TV Cấp nƣớc Diễn Châu x 51% 3 Công ty TNHH 1 TV Cấp nƣớc Quỳnh Lƣu x 51% 4 Công ty TNHH 1 TV Cấp nƣớc Thái Hoà x 51% 5 Công ty TNHH 1 TV Môi trƣờng đô thị Nghệ An x 51% 6 Cty TNHH MTV ĐT XD phát triển hạ tầng Nghệ An x 51%

7 Cty TNHH MTV In

báo Nghệ An x 51%

Nguồn: Báo cáo kết quả đổi mới, sắp xếp DNNN năm 2014

Để triển khai thực hiện phƣơng án cổ phần hoá giai đoạn 2011-2015 theo đề án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định thực hiện cổ phần hoá tại 6 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo hình thức nhà nƣớc nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.

Thời điểm cổ phần hoá có 4 đơn vị cấp nƣớc cấp huyện đƣợc xác định từ 1/4/2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nƣớc Nghệ An đƣợc xác định từ 1/7/2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trƣờng đô thị Nghệ An đƣợc xác định từ 01/10/2014. Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Sau khi thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá và Tổ chuyên viên gúp việc từng doanh nghiệp; UBND tỉnh phê duyết kế hoạch tiến độ thực hiện CPH doanh nghiệp, kết quả thực hiện từng doanh nghiệp đến nay nhƣ sau:

1- Hoàn thành việc XĐGTDN tại các Công ty TNHH MTV cấp nƣớc: Cửa lò, Diễn châu, Quỳnh lƣu, Thái hoà. Ban chỉ đạo CPH DN đã thẩm định giá trị doanh nghiệp, UBND tỉnh đã phê dƣyệt và công bố giá trị doanh nghiệp. Hiện tại đang triển khai xây dƣng phƣơng án CPH.

2- Công ty TNHH MTV cấp nƣớc Nghệ An có thời điểm CPH tháng từ 1/7/2014: Hoàn thành việc lập báo cáo quyết toán tài chính tại thời điểm 1/7/2014. Thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá đế xác định GTDN.

Hiện nay, UBND tỉnh ban hành công văn số 9885/UBND-ĐTXD ngày 27/12/2014 về việc sáp nhập Trung tâm cấp nƣớc sạch Hƣng nguyên vào Công

ty TNHH MTV cấp nƣớc Nghệ An theo chủ trƣơng sắp xếp lại các đơn vị cấp nƣớc trên đạ bàn tỉnh theo quyết định 1974/QĐ-UBND ngày 2/6/2011 sau 3 năm hoãn sáp nhập.

3- Công ty TNHH MTV Môi trƣờng đô thị Nghệ An có thời điểm CPH từ tháng 1/10/ 2014: sau khi hoàn thiện kiểm kê vật tƣ tài sản và đối chiếu công nợ; hiện nay đã hoàn hành lập báo cáo tài chính tại thời điểm 1/10/2014. Đang thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá đế xác định GTDN.

Một số nét cơ bản về CPH tại một số DN:

- CTCP Xi măng và Vật liệu xây dựng Cầu Đƣớc: Đơn vị chuyển chính thức sang hoạt động cổ phần từ cuối năm 2010, lúc đầu vốn nhà nƣớc có tại doanh nghiệp là 30%, đến năm 2011 doanh nghiệp phát hành vốn điều lệ nên vốn nhà nƣớc có tại doanh nghiệp là 25%( tƣơng đƣơng với 2,1 tỷ đồng), số còn lại là vốn của cổ đông công ty. Tháng 11/2011, UBND tỉnh cho phép doanh nghiệp tiếp tục bán hết phần vốn nhà nƣớc còn lại tại doanh nghiệp, kết quả bán đấu giá phần vốn nhà nƣớc thu đƣợc 5.058 triệu đồng. Đến nay Công ty Xi măng và Vật liệu xây dựng Cầu Đƣớc có 100% vốn góp của cổ đông.

- CTCP Khai thác đá Nghệ An: sau chuyển sang hoạt động cổ phần với số vốn điều lệ là 908 triệu đồng, 100% vốn góp của cổ đông. Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp đã đƣợc xử lý là 48,32 tỷ đồng( chƣa bao gồm cả xử lý công nợ theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 24/3/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ), do đó khi thực hiện đấu giá cổ phần tại doanh nghiệp tăng lên 4 lấn so với mệnh giá cổ phần. Điều này có phần nào ảnh hƣởng đến tiến độ CPH doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay doanh nghiệp đã đi vào ổn định sản xuất kinh doanh.

- Cty CP QL & XD Giao thông thủy bộ Nghệ An: Chuyển sang hoạt động cổ phần với vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng, vốn nhà nƣớc chiếm 90,58%. Mặc dù đã chuyển sang hoạt động cổ phần và đã đƣợc xử lý khoản lỗ từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chuyển chính thức sang cổ phần, năm 2014 Công ty đã có rất nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh có lãi, nhƣng do một số tồn tại cũ từ DNNN đến nay không đủ cơ sở để xử lý ( dự án lắp ráp xe gắn máy không hiệu quả, một số công nợ không có khả năng thu hồi…).

- Cty CP Công viên cây xanh Thành phố Vinh: Đầu năm 2013, Công ty chuyển sang hình thức cổ phần với vốn điều lệ là 3,962 tỷ đồng. Nhờ công tác quản trị linh hoạt và chủ động, thích ứng nhanh trong mô hình CPH cũng nhƣ những quyết định sáng suốt, đúng đắn của HĐQT và sự đoàn kết quyết tâm cao của toàn thể ngƣời lao động trong công ty nên trong những năm gần đây công ty hoạt động khá hiệu quả, sau một năm hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu 98,675 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 198 triệu đồng, nộp NSNN 856 triệu đồng( so với năm 2013 là lợi nhuận sau thuế là -297 triệu đồng với nộp NSNN là 603 triệu đồng)

Với kết quả nhƣ trên, trong thời gian qua tỉnh đã cơ bản hoàn thành Đề án sắp xếp, đối mới DNNN. So với cả nƣớc thì Nghệ An thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN vào loại khá.

3.3. Đánh giá chung về quá trình cổ phân hóa DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Cùng với cả nƣớc, tỉnh Nghệ An cũng xác định cổ phần hóa DNNN là một chủ trƣơng lớn nhƣng mấy năm gần đây diễn biến khá chậm chạp. Đến Hội nghị lần thứ 9 Hội nghị Trung ƣơng khóa IX, Đảng ta chủ động đẩy nhanh tiến độ và đẩy mạnh hơn nữa công việc này. Tại thời điểm CPH hầu hết các DNNN do tỉnh

Nghệ An quản lý đều thuộc nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, công nghệ lạc hậu, số lƣợng lao động lớn nên hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả. Do vậy khi thực hiện CPH do tồn tại về mặt tài chính quá lớn việc xử lý tài chính khi thực hiện cổ phần hoá đã làm giảm giá trị phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nên hầu hết những doanh nghiệp này thực hiện bán toàn bộ phần vốn nhà nƣớc; Chỉ giữ lại phần vốn nhà nƣớc ở những doanh nghiệp mà tỉnh cần nắm giữ chi phối hoặc vốn nhà nƣớc bán không hết.

Một số doanh nghiệp có số vốn nhà nƣớc lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp nên không thu hút đƣợc nhà đầu tƣ ngoài doanh nghiệp, trong khi đó ngƣời lao động lại không có điều kiện để mua. Vì vậy sau CPH ở một số doanh nghiệp vốn nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 60% vốn điều lệ). Công tác quản trị doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa thực sự có đổi mới. Thực tiễn, đến đầu năm 2014 cổ phần hóa các DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An bắt đầu diễn ra sôi động trở lại, quá trình diễn ra cũng không đơn giản vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn phức tạp, tuy nhiên sau hơn 20 năm thực hiện chủ trƣơng đổi mới doanh nghiệp thì cổ phần hóa DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có những thành công và những hạn chế nhất định.

3.3.1. Những thành tựu mà cổ phần hóa DNNN đem lại cho tỉnh Nghệ An trong những năm qua

3.3.1.1. Thành tựu của cổ phần hóa DNNN đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa

Xét một cách tổng thể thì phần lớn các DNNN tỉnh Nghệ An sau khi chuyển thành công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả hơn trƣớc. Qua báo cáo của các doanh nghiệp cổ phần hóa sau hoạt động đƣợc một năm thì doanh thu bình quân của các doanh nghiệp tăng gấp hai lần so với trƣớc khi tiến hành cổ

phần hóa kể cả những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Trƣớc CPH, các DNNN của tỉnh Nghệ An vốn ít, mô hình hoạt động nhỏ, hiểu quả hoạt động sản xuất thấp nên làm ăn thô lỗ kéo dài, một số đơn vị lỗ nghiêm trọng dẫn đến giải thể,phá sản nhƣ: Công ty Gỗ Vinh, Xí nghiệp đánh cá Cửa Hội, Công ty Vật liệu xây dựng và Thi công cơ giới; một số đơn vị mạnh của Chính phủ mới đủ điều kiện chuyển đổi hình thức sở hữu, nhƣng vốn nhà nƣớc bị thâm hụt nhƣ: Công ty mía đƣờng Sông Lam, Công ty Xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp, Công ty mía đƣờng Sông Con, Công ty Đầu tƣ hợp tác kinh tế Việt – Lào, Công ty Xây dựng số 1,…

Tuy nhiên, sau khi đƣợc xử lý những tồn tại về tài chính, lao động theo chế độ của nhà nƣớc cùng với tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký kinh doanh, liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nƣớc, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ thuận lợi khi đầu tƣ vào Nghệ An. UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quản lý và tổ chức thực hiện khá tốt, nhƣ Quyết định 21/2002/QĐ-UBND ngày 7/3/2002 về phân cấp quản lý cán bọ và tiền lƣơng tại DNNN; Quyết định số 70/2002/QĐ-UBND ngày 13/8/2002 về ban hành quy chế tuyển chọn, bòi dƣỡng cán bộ cận kề các chức danh quản lý DNNN; Quyết định 88/2002/QĐ-UBND ngày 01/10/2002 ban hành Quuy định tạm thời phân công, phân cấp quản lý ván bộ và tiền lƣơng ở doanh nghiệp khác có vốn nhà nƣớc; Quyết định số 82/2002/QĐ-UBND ngày 13/9/2002 về việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý nông trƣờng quốc daonh; Quyết định số 86/2002/QĐ-UBND ngày 27/9/2002 ban hành chính sách ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 100/2002/QĐ-UBND ngày 29/10/2002 phê duyệt Đề án chƣơng trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quyết định về cơ chế, chính sách hỗ trọ khuyến khích xuất khẩu, phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…thì hầu hết các công ty nhà nƣớc trƣớc khi sắp xếp, đổi mới đã đƣợc lành mạnh hóa nền tài chính và tinh giản lao động; đồng thời hoạt động trong cơ chế quản lý, điều hành mới nên nhận thức và trách nhiệm của bộ máy quản lý cũng nhƣ ngƣời lao động trong doanh nghiệp đƣợc nâng cao. Hiệu quả kinh tế- xã hội cũng đƣợc nâng lên rõ rệt thể hiện trên các mặt nhƣ: sản xuất kinh doanh tăng trƣởng, các tiêu chí về sản lƣợng, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, thu nhập ngƣời lao động đều tăng so với trƣớc khi sắp xếp, lao động có việc làm ổn định, phấn khởi, tin tƣởng vào bộ máy điều hành mới; nhiều doanh nghiệp đã đầu tƣ hàng tỷ đồng mở thêm ngành nghề ( CTCP Gạch ngói Rào Gang đầu tƣ mời lò Tuynel, CTCP Xe khách đầu tƣ mua thêm 36 xe chở khách, xây dựng Trung tâm đào tạo lái xe; CTCP Vận tải hàng hóa đầu tƣ nhà xƣởng, thiết bị sữa chữa xe con, xây dựng Trung tâm đào tạo lái xe; CTCP Khí công nghiệp và hóa chất đầu tƣ xây dựng 2 nhà máy sản xuất Ô xy ở Huế và Nam Định tổng đầu tƣ là 20 tỷ đồng, CTCP Dƣợc phẩm và Vật tƣ Y tế đầu tƣ 12 tỷ đồng lắp đặt dây chuyển sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn quốc tế; các CTCP: Cơ khí ô tô, Hữu Nghị, Xi măng Cầu Đƣớc, Bia Nghệ An,…đều đầu tƣ mở rộng và đang phát huy hiệu quả tốt. Đa số các doanh nghiệp đạt cổ tức từ 7% đến 20%, đặc biệt có 16 doanh nghiệp đạt cố tức từ 10-20%; có 7 DN đạt cổ tức từ 5% đến dƣới 10%; có 15 doanh nghiệp đạt từ 10%-20%. Trong năm 2014, có 8 doanh nghiệp đạt cổ tức từ 5% đến dƣới 10%, có 16 DN đạt từ 10%-20%.( Số liệu Phòng Tài chính Doanh nghiệp- Sở Tài chính Nghệ An)

Sau khi cổ phần hóa, nhiều DN đã vƣơn lên thoát khỏi khó khăn, SXKD có lãi nhƣ: CTCP Cơ khí và XL 250 Phủ Quỳ, CTCP Chế biến thực phẩm Hoàng Long, CTCP vận tải hàng hóa, CTCP Chế biến Dầu Nghĩa Đàn, CTCP Xe khách, CTCP xây dựng Thủy lợi II…Một số doanh nghiệp đạt kết quả cao:

CTCP Cơ khí Ô tô Nghệ An, CTCP Khí Công nghiệp và hóa chất, CTCP Bia, CTCP Xi măng và VLXD Cầu Đƣớc, CTCP Dƣợc và Vật tƣ y tế,…

Một số ít doanh nghiệp khi mới chuyển sang hình thức cổ phần lúng túng trong vấn đề lựa chọn nhân sự cho bộ máy quản lý, song qua hơn một năm đi vào hoạt động thì hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần đã ổn định bộ máy, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh theo hƣớng phát triển tốt.

Đối với cac doanh nghiệp chuyển về các Tổng Công ty Trung ƣơng đều phát triển tốt. Sau khi sát nhập hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp đều tăng lên rõ rệt nhƣ: Công ty Xi măng Hoàng Mai sản xuất và tiêu thụ đạt công suất, có lãi, nộp ngân sách nhà nƣớc năm 2010 là 42 tỷ đồng, năm 2011 ƣớc nộp ngân sách nhà nƣớc 50 tỷ đồng gấp 7-8 lần trƣớc khi bàn giao, Công ty Dệt may Hoàng Thị Loan ƣớc nộp ngân sách nhà nƣớc năm 2010 ƣớc đạt 600 triệu đồng, trƣớc khi bàn giao nộp ngân sách nhà nƣớc không đáng kể, lãi trƣớc thuế năm 2010 ƣớc tính 1 tỷ đồng( trƣớc đây chƣa có lãi)...

Bên cạnh một số kết quả đạt đƣợc, thì ở một số doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do thay đổi cơ chế quản lý điều hành, một số cơ chế chính sách thay đổi…nên hiểu quả sản xuất kinh doanh vẫn đạt thấp.

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 của một số CTCP trƣớc và sau cổ phần hóa thì hầu hết các DN này đều ổn định và phát triển. Các chỉ tiêu kinh tế tăng khá cao( xem bảng 2.3 dƣới đây)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)