Vốn SXKD của DNNN so với các loại hình kinh tế khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 51 - 57)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 Tổng số 471.713.310 104.302.182 122.172.903 Doanh nghiệp nhà nƣớc 16.699.585 24.532.219 25.098.623 Trung ƣơng 12.617.764 21.876.407 22.027.602 Địa phƣơng 4.081.821 2.655.812 3.071.021

Doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc 53.152.897 76.644.562 93.210.505

Tập thể 1.685.309 2.157.460 3.317.987

Tƣ nhân 2.178.266 2.356.055 3.290.028

Công ty hợp danh - - -

Công ty TNHH 10.170.821 14.179.303 17.088.882

Công ty CP có vốn nhà nƣớc 2.040.089 4.248.643 5.458.871

Công ty CP không có vốn nhà

nƣớc 37.078.412 53.703.101 64.054.797

nƣớc ngoài

Nguồn: Niên giám Thống kê Nghệ An năm 2013

Quy mô, hiệu quả hoạt động của các DNNN cũng đƣợc cải thiện đáng kể, thể hiện qua tốc độ tăng doanh thu bình quân trong các giai đoạn 2010- 2014 đạt 24%/ năm, quy mô nộp Ngân sách nhà nƣớc năm sau cao hơn năm trƣớc.( Xem bảng 1)

Bảng 3.4: Hiệu quả hoạt động của các DNNN tỉnh Nghệ An Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Doanh thu Lợi nhuận Nộp NSNN

2010 896.523 86.569 78.956

2011 912.817 93.917 89.513

2012 946.145 132.486 113.568

2013 1,109.083 159.421 124.560

2014 1,394.237 197.578 140.224

Nguồn: Báo cáo phòng Tài chính Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An

Nhìn chung doanh nghiệp Nhà nƣớc của tỉnh Nghệ An vốn ít, quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Một số đơn vị lỗ nghiêm trọng dẫn đến giải thể, phá sản nhƣ: Công ty Gỗ Vinh, Xí nghiệp đánh cá Cửa Hội, Công ty Vật liệu xây dựng và Thi công cơ giới. Một số đơn vị phải có các cơ chế mạnh của Chính phủ mới đủ điều kiện

chuyển đổi hình thức sở hữu, vốn nhà nƣớc bị thâm hụt nhƣ: Công ty Mía đƣờng Sông Lam, Công ty Mía đƣờng Sông Con, Công ty Đầu tƣ hợp tác kinh tế Việt - Lào, Công ty Xây dựng số I, Công ty Xuất nhập khẩu và Dịch vụ tổng hợp vv...

DNNN Nghệ An đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2010, số lao động khu vực DNNN có khoảng 22.683 ngƣời chiếm tỷ trọng 19,8% lao động toàn tỉnh, năm 2011 tăng lên 23.516 ngƣời chiếm tỷ trọng 15,05% lao động toàn tỉnh, năm 2012 có khoảng 27.018 ngƣời, chiếm tỷ trọng 13.93%. Mặc dù số lao động tăng lên hàng năm nhƣng cơ cấu lại giảm xuống do nhƣng năm gần đây số DN đƣợc thành lập tăng lên đáng kể thu hút nhiều lao động làm việc nên so với tổng số lao động toàn tỉnh thì tỷ lệ này giảm xuống đáng kể.

Chất lƣợng lao động ngày càng tăng, lao động qua đào tạo năm 2014 đạt 60%, trong đó trình độ cao đẳng và đại học chiếm trên 12%.

Tóm lại: Trƣớc khi nền kinh tế của chúng ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN, các DNNN của tỉnh Nghệ An cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đƣợc giao hàng năm. Các doanh nghiệp hầu hết có quy mô nhỏ, công nghệ cũ, lạc hậu của những năm 70 thế kỷ trƣớc, số lƣợng lao động lớn. Do vậy, bƣớc vào hoạt động theo cơ chế thị trƣờng thì hầu hết các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, công nhân không có việc làm phải nghỉ dài hạn, sản phẩm làm ra kém sức cạnh tranh. Do công nghệ lạc hậu nên giá thành cao dẫn đến hàng tồn kho nhiều nợ tồn đọng lớn. Chỉ có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơ bản tồn tại đƣợc, song cũng không mạnh, hoặc một số DN thƣơng mại có số nợ đọng khó đòi ngày càng tăng, do vậy mà cũng ngày càng khó khăn trong SXKD. Đứng trƣớc tình hình đó, từ đầu những năm 90 của thập kỷ trƣớc,

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chủ trƣơng là phải củng cố hoạt động của các công ty nhà nƣớc, trong giai đạn này chủ yếu sát nhập một số DN vào các doanh nghiệp TW hay nhập các đơn vị địa phƣơng lại với nhau theo Chỉ thị 500 của Chính phủ. Kết quả đã phần nào củng cố đƣợc một số DN và từ đó hoạt động hiệu quả hơn. Nhƣng bản chất hoạt động của DN vẫn chƣa thay đổi đƣợc căn bản, SXKD vẫn thua lỗ, hiệu quả thấp. Nhiều DNNN vẫn không bảo toàn đƣợc vốn Nhà nƣớc.

Các công ty nhà nƣớc của Nghệ An trƣớc lúc chuyển đổi có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (gần 20% tổng số doanh nghiệp), nên phần nào ảnh hƣởng đến khả năng đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh mở rộng thị trƣờng.

3.2. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc của tỉnh Nghệ An đến ngày 31/12/2014

Chủ trƣơng CPH DNNN của Chính phủ đƣợc triển khai làm thí điểm từ năm 1992 nhƣng đến thời điểm năm 1998, sau khi có Chỉ thị số 20/1998 CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN, UBND tỉnh Nghệ An đã xây dựng phƣơng án tổng thể sắp xếp DNNN tỉnh quản lý.

Tiếp đó, căn cứ vào Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí phân loại DNNN, Chỉ thị số 01/2003/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN thuộc tỉnh Nghệ An đến năm 2005” và đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 73/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003.

Căn cứ vào Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí phân loại công ty nhà nƣớc, UBND tỉnh xây dựng “ Phƣơng án điều chỉnh, sắp xếp, đổi mới một số công ty nhà nƣớc thuộc UBND tỉnh Nghệ An” và đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 140/2005/QĐ- TTg ngày 13/6/2005.

Căn cứ Nghị quyết 28/NQ-TW ngày 10/6/2003 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trƣờng quốc doanh; Quyết định 268/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới Nông lâm trƣờng quốc doanh tỉnh Nghệ An.

Căn cứ công văn số 2449/TTg-ĐMDN ngày 28/12/2011 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt phƣơng án sắp xếp đổi mới DNNN thuộc UBND tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015;

Kết quả tính đến 31/12/2014, Nghệ An đã cơ bản hoàn thành kế hoạch sắp xếp chuyển đổi các DNNN thuộc tỉnh Nghệ An quản lý với tổng số 167 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó CPH đƣợc 87 doanh nghiệp, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.5: Tình hình cổ phần hóa DNNN của tỉnh Nghệ An đến năm báo cáo 2014

TT Loại hình sắp xếp, đổi mới 1998- 2003 2003- 2009 2010- 2014 Cộng 1 Cổ phần hóa 32 34 21 87

3 Sát nhập doanh nghiệp Trung ƣơng 2 4 2 20

4 Sát nhập doanh nghiệp địa phƣơng 5 5 1 11

5 Chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên 4 8 1 1

6 Chuyển sang sự nghiệp có thu, Ban quản lý - 9 9 18

7 Giải thể, phá sản - 4 3 7

8 Sắp xếp, đổi mới các lâm trƣờng - - 15 15

Tổng cộng 45 70 52 167

Nguồn: Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh Nghệ An

Qua bảng 3.5 ta thấy tình hình cổ phần hóa các DNNN tỉnh Nghệ An chiếm tỷ lệ rất lớn so với các loại hình sắp xếp khác. Cụ thể, năm giai đoạn 1998- 2003 có 32 DN thực hiện chiếm 71,11% số DN thực hiện sắp xếp, giai đoạn 2003- 2009 chiếm 51,51%, giai đoạn 2010- 2014 chiếm 44,4%. Cho thấy mấy năm gần đây việc cổ phần hóa tỉnh Nghệ An chững lại, không tiến hành ồ ạt nhƣ giai đoạn 1998- 2009. Sở dĩ nhƣ vậy là do chủ trƣơng chính sách, kế hoạch của Trung ƣơng, tỉnh Nghệ An. Hiện nay, tỉnh Nghệ An đã và đang tiến hành cổ phần hóa 07 doanh nghiệp nhà nƣớc, tốc độ cổ phần hóa thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)