Cơ hội và thách thức của thị trường thời trang công sở Việt Nam trong những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing mix cho thời trang công sở tại công ty TNHH sản xuất, thương mại và đầu tư tân phát (Trang 82)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1 Cơ hội và thách thức của thị trường thời trang công sở Việt Nam trong những

những năm sau.

4.1.1 Cơ hội (O)

1. Thị trường nội địa với trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, nhu cầu hàng dệt may của khách hàng hiện tại chưa khai thác hết, gia tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và sự thay đổi cơ cấu chi tiêu hộ gia đình. 2. Nguyên liệu vải sợi nội địa đã có thể đáp ứng một phần nhu cầu của sản xuất của doanh nghiệp do công nghiệp dệt đã có những bước phát triển, đặc biệt là sau khi thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển công ty Bông Việt Nam làm thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam.

3. Có nhiều tổ chức cung cấp vốn do hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phát triển và hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã bước đầu phát triển, nhiều tổ chức cung cấp máy móc thiết bị cho doanh nghiệp thông qua các triển lãm, chào hàng,... với điều kiện thuận lợi.

4. Chính phủ đang nỗ lực cải tiến và hoàn thiện các hoạt động của cơ quan quản lý và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam.

5. Hệ thống các trường đại học quản lý, kỹ thuật đang phát triển dần dần cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu về quản lý và sản xuất của doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp đã được thiết lập. Sinh viên trong quá trình học tập có thể nâng cao kỹ năng thực hành của mình đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp.

4.1.2 Thách thức (T)

Đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh ngoài nước ngay trên thị trường nội địa. Trước hết là chịu sự cạnh trạnh của Trung Quốc - người khổng lồ trong ngành may mặc. Các nước ASEAN với lợi thế thị trường tiêu thụ sẵn có, giá thành sản xuất vừa phải, đã tự túc được nguyên liệu và phụ kiện có chất lượng cao nên giá thành rẻ, lại có nhiều nhãn mác quen thuộc trên thế giới. Bên cạnh việc cạnh tranh với những nước này trên thị trường quốc tế thì công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh của những nước này ngay tại thị trường nội địa khi mà các sản phẩm may mặc được

nhập khẩu với nhiều nguồn khác nhau đang chiếm một phần không nhỏ thị trường Việt Nam. Ngoài ra, công ty Tân Phát còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty trong ngành, đặc biệt là những công ty đã có nhiều năm phát triển và định vị sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Các công ty với 100% vốn nước ngoài là những công ty có kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý giỏi,...

1. Khung pháp luật chưa đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh lại hay thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp.

2. Với thực trạng hiện nay là các sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn còn

có đơn vị nặng về gia công, xuất khẩu dưới các thương hiệu nước ngoài, nguyên phụ liệu chủ yếu là ngoại nhập. Trên thế giới, các thương hiệu thời trang Việt cũng

chưa có tên tuổi.

3. Yêu cầu của khách hàng trong nước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, sự sáng tạo, độc đáo... của sản phẩm.

4. Chất lượng của cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật và sản xuất trên thị trường lao động thấp. Do cách đào tạo truyền thống của Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng thực hành yếu, nhà trường và doanh nghiệp có mối quan hệ lỏng lẻo nên lao động quản lý thiếu điều kiện hiểu biết và thực hành chuyên sâu. Lao động kỹ thuật chuyên ngành dệt may được đào tạo tại các trường Đại học chưa đáp ứng đủ nhu cầu, lao động thiết kế sản phẩm thời trang thiếu trầm trọng và chưa được đào tạo toàn diện.

5. Các hỗ trợ của Chính phủ như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với Ngành dệt may không còn.

6. Đối thủ cạnh tranh có vốn đầu tư nước ngoài, có tiềm lực tài chính, dễ dàng thực hiện xúc tiến truyền thông qua các kênh và công cụ truyền thông khác nhau. 4.2 Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing- Mix

4.2.1 Quyết định về Sản phẩm 4.2.1.1 Về chất lượng sản phẩm 4.2.1.1 Về chất lượng sản phẩm

a) Chọn lọc các thiết kế phù hợp với thị hiếu của khách hàng

Là loại hàng hoá có tính mùa vụ đòi hỏi tính thẩm mỹ cao nên kiểu dáng, đặc tính chất lượng của các sản phẩm thời trang có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết định mức độ yêu thích, trung thành với nhãn hiệu và sản lượng tiêu thụ của sản phẩm. Một sản phẩm thời trang, bên cạnh yêu cầu về chất lượng đường cắt, may

chuẩn, chất liệu vải phù hợp theo mùa thì yêu cầu về mẫu mã, kiểu dáng cũng vô cùng quan trọng.

Các kết quả nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho khâu thiết kế những thông tin, những số liệu về nhu cầu, thị hiếu, xu hướng thay đổi mốt… ở từng khu vực thị trường của Công ty. Trên cơ sở đó, bộ phận thiết kế của Công ty sẽ nghiên cứu tạo ra những sản phẩm phù hợp với những sự khác biệt của các khu vực thị trường đó. Thông qua các hoạt động quảng cáo, Công ty sẽ nhanh chóng giới thiệu các sản phẩm mới với khách hàng và biết được phản ứng của họ để có sự điều chỉnh kịp thời.

Vì vậy công ty cần tập trung mọi nỗ lực vào thiết kế những sản phẩm phù hợp với tiêu chí thời trang và nhu cầu của khách hàng nhằm rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm, làm cho người sản xuất dễ dàng chứng tỏ với khách hàng những đặc điểm của sản phẩm mới hay giá trị gia tăng mà sản phẩm đó mang lại. Để hoạt động thiết kế có hiệu quả, Công ty cần nhanh chóng đầu tư cho bộ phận thiết kế, nghiên cứu xu hướng, đặc tính thời trang, thiết kế, tạo mẫu và trình diến thời trang thử nghiệm nhằm hoàn thiện công tác thiết kế.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Công ty luôn phải nâng cấp, mua mới máy móc hiện đại, đồng bộ phục vụ hiệu quả cho hoạt động thiết kế, sáng tạo mẫu. Chăm lo đến công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác thiết kế, tạo mẫu 1. Kết hợp với các trường Đại học để liên kết đào tạo có bài bản cho đội ngũ cán bộ thiết kế. Công ty cần thông qua các cuộc thi sáng tạo mẫu mốt tìm kiếm những nhà tạo mẫu trẻ, có nhiều triển vọng để hợp tác trong lĩnh vực thiết kế, tham khảo mẫu mã của các công ty khác trong ngành, tham khảo các thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới nhằm tạo ra sự khác biệt trong cách tạo xu hướng, cách chế tác sản phẩm tinh tế, thuê chuyên gia nghiên cứu và phát triển ý tưởng…

b) Đa dạng hóa sản phẩm

Thời trang công sở hiện đại ngày nay đã phá bỏ nhiều quy tắc ăn mặc nơi công sở. Thật khó có thể bắt gặp những trang phục công sở nữ chuẩn mực theo quy định của thập niên 90 với sơ mi trắng cổ Đức, tay dài, quần tây đen sơ vin, hoặc juyp đen và sơ mi trắng, thời trang công sở hiện đại có sự linh hoạt biến tấu trong các thiết kế, đa dạng về sắc màu. Phái đẹp công sở ngày nay thường có cái nhìn đa dạng hơn, họ luôn muốn tìm kiếm những trang phục với các tiêu chí: đơn giản, thanh lịch nhưng vẫn toát lên sự sang trọng; hoặc cầu kỳ, trẻ trung nhưng không lòe loẹt, diêm dúa.

Cùng với sự hội nhập quốc tế của nhiều ngành, phụ nữ công sở ngày nay được tiếp xúc với đối tác nước ngoài, được học tập, nghiên cứu, làm việc tại nhiều nơi trên thế giới nên có sự tiếp thu nhanh chóng với ngành công nghiệp thời trang quốc tế. Và khi thu nhập và mức sống tăng cao, tiêu chí về sản phẩm cũng tăng theo. Vì vậy, khi tiêu dùng những sản phẩm thời trang công sở nội địa, phụ nữ công sở thường nói “ không” với những sản phẩm không có sự sáng tạo, không cập nhật xu hướng, không tinh tế, không bắt mắt và đặc biệt, không giúp người mặc tôn lên vẻ đẹp của chính họ. Ngoài những trang phục thiết yếu đã có từ lâu, họ cần những sản phẩm mang đến sự khác biệt được xã hội công nhận, chứ không phải là “dị biệt”. Do đó, cần phải đa dạng hóa sản phẩm. Cũng là sơ mi nhưng không truyền thống bằng cách: thay cổ Đức bằng cổ sen, thay màu trắng bằng xanh mint, xanh blue deep, hồng fuchsia, ...., phối màu thuộc bảng màu pantone theo xu hướng từng năm, ... chất liệu từ tơ lụa đến chiffon, sandy, lưới, taffta, ... Đa dạng hóa sản phẩm nhằm kích thích sự sáng tạo không ngừng và thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty.

* Chủ động về nguồn nguyên liệu

Công ty cần cố gắng chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu đồng thời khắc phục tối đa hạn chế của việc thiếu hụt hay nhập khẩu với giá quá cao. Vải thể hiện chất lượng sản phẩm, là “xương sống” của một sản phẩm nên với loại sản phẩm chất lượng cao công ty có thể tìm kiếm nguyên phụ liệu này bằng nguồn khác như đặt các doanh nghiệp dệt trong nước với các thông số kỹ thuật chính xác để có được vải tốt thay vì phải nhập vải có chất lượng từ nước ngoài với khối lượng lớn mà giá thành rất cao. Ngoài nguồn vải chính đang được nhập từ Hàn Quốc và Trung Quốc, công ty cần chú trọng nguồn vải trong nước với những loại vải như tơ lụa nhằm làm phong phú sản phẩm, nâng cao chất lượng và quan trọng là nguồn cung không bị thiếu hụt.

Ngoài ra công ty còn có thể áp dụng các biện pháp khác để quản lý chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp như:

- Tập trung vào yếu tố con người, đây là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định tới việc sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Công ty nên hoạch định chương trình đào tạo thích hợp, trang bị kiến thức về chất lượng và nâng cao chất lượng cho người lao động.

- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và toàn diện trong việc quản lý nâng cao chất lượng cho mọi bộ phận thành viên trong công ty chứ không phải riêng bộ phận KCS.

- Tập trung quản lý và kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như thương mại hoá sản phẩm.

- Tiến hành so sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch. Phân tích những thông tin nhằm tìm kiếm phát hiện những nguyên nhân dẫn tới sai lệch so với chỉ tiêu kế hoạch.

4.2.1.2 Bao bì sản phẩm

Để phát triển thương hiệu thời trang ZEN thì mọi thứ đều phải chuyên nghiệp, ngay cả đối với bao bì sản phẩm. Công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc thiết kế mẫu bao bì sản phẩm. Mạnh dạn thay thế các mẫu bao bì đã quá quen thuộc với người tiêu dùng bằng những bao bì thể hiện giá trị sản phẩm và tính lịch sự, sang trọng cho người sở hữu.

Không như những sản phẩm may mặc khác, sản phẩm thời trang công sở thường được là phẳng và theo trên các kệ giá giúp khách mua thuận tiện nhìn ngắm và thử đồ. Sau khi đã ưng ý và thanh toán, nhân viên bán hàng sẽ cung cấp túi đựng nhằm bảo quản sản phẩm và tiện cho việc mang vác của khách. Tùy theo giá trị hóa đơn và mức độ cồng kềnh của sản phẩm mà nhân viên cung cấp túi nilong hoặc túi giấy. Song, khách hàng phàn nàn rằng, họ bỏ ra một số tiền lớn để mua một sản phẩm thì công ty cũng cần cung cấp mẫu túi đựng thể hiện mức độ “xa xỉ” của sản phẩm đó.

Khi tiến hành quan sát tại cửa hàng ZEN- TTTM Times City MegaMall thuộc hệ thống phân phối chính hãng, tác giả yêu cầu nhân viên bán hàng với mỗi hóa đơn thanh toán trên 2 triệu đồng, nhân viên cung cấp cho khách 1 túi nilong đựng sản phẩm. Và sau khi khảo sát với 50 khách hàng, tác giả nhận được 39/50 lời yêu cầu được cung cấp mẫu túi giấy thay cho túi nilong. Do giá thành mỗi chiếc túi giấy đựng khá cao (17.000 đồng/ túi- theo giá đặt hàng in số lượng 5000 chiếc/ lần in), vì vậy theo quy định chỉ những hóa đơn từ 2 triệu đồng, nhân viên mới được cấp túi giấy cho khách tùy theo kích thước loại túi. Khảo sát trên cho thấy, trong thời gian tới, công ty nên xem xét việc sử dụng túi giấy với giá thành thấp hơn cho những hóa đơn dưới 2 triệu đồng, từ 2 triệu đồng trở lên sẽ đề xuất xem xét về việc thiết kế và

sử dụng túi cứng bằng carton mang tính nghệ thuật cao và thẩm mỹ cao vừa tạo được sự sang trọng cho sản phẩm mang đẳng cấp cho Thời trang công sở ZEN, vừa thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm làm quà tặng.

Thực tế cho thấy bao gói cho sản phẩm may mặc là cần thiết. Nó góp phần bảo vệ sản phẩm, tạo ra hình ảnh của công ty và nhãn hiệu, cung cấp thông tin về chất lượng hàng hoá, để người tiêu dùng vận chuyển, mang sách dễ dàng. Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc, bao bì nhãn hiệu chất lượng cao là trợ thủ giúp các công ty giữ được thị trường nội địa.

4.2.1.3 Về nhãn hiệu cho các sản phẩm

Có thể nói rằng Hãng thời trang ZEN đã triển khai việc hoạch định và phát triển nhãn hiệu hàng hoá rất tốt. Công ty đã tiến hành khá bài bản việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, truyền thông về thương hiệu, đảm bảo uy tín và hình ảnh thương hiệu.

Tuy nhiên vấn đề gắn hiệu trên sản phẩm vẫn còn chưa đem lại hiệu quả quảng cáo và kinh tế cao. Bởi vì nhãn dệt của công ty được dệt trên chất liệu Taffta có giá thành rẻ độ bền tương đối cao. Song do vị trí của nó ở cổ nên có nhược điểm là làm cho người tiêu dùng bị ngứa khi sử dụng. Đó là do nhãn dệt được làm bằng công nghệ cắt nhiệt 2 mép nhãn gây cảm giác khó chịu khi mặc. Công ty còn sử dụng nhãn giấy được làm bằng chất liệu Cuche tốt, bóng, bền với màu sắc đẹp, bố cục chặt chẽ, nêu bật được ý tưởng quảng cáo và logo của Hãng. Để đổi mới công ty nên dùng chất liệu Satin để sản xuất nhãn mác thì sẽ khắc phục được nhược điểm này và mang lại hiệu quả cao hơn tuy nhiên giá thành sẽ cao, giá trung bình gấp gần 1,35 lần nhãn cũ. Mặt khác công ty nên sử dụng các đầu móc khóa biểu tượng cho thương hiệu thời trang của Hãng (đây là đặc điểm nhận dạng sản phẩm mà thời trang Elise đã làm) nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu, cũng như đây là hình thức quảng cáo tốt nhất. Bởi trong khi Eva de Eva hay Ivy Moda,... đều đính nhãn thêu tên thương hiệu vào cạnh sườn sản phẩm, Elise có đầu móc khóa (với khóa đồng) là logo 2 chữ E cách điệu lồng vào nhau thì ZEN lại chỉ có nhãn dệt nơi cổ áo và mác giấy kèm theo sản phẩm, và trong đám đông, khó có thể nhận diện đâu là sản phẩm thương hiệu ZEN nếu không phải là khách hàng thân thiết của Hãng.

4.2.1.4 Về dịch vụ khách hàng

Công ty Tân Phát đã thực hiện được một số dịch vụ chăm sóc khách hàng nhưng do cạnh tranh ngày càng gay gắt nên công ty đã phải không ngừng đổi mới và nâng

cao dịch vụ khách hàng. Cùng với những dịch vụ trước đây thời trang ZEN có thể đa dạng hoá sự kết hợp các nội dung dịch vụ, thay đổi cách thức trong mỗi nội dung dịch vụ hiện tại hay đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ: đa dạng hoá cách thức giao hàng, hình thức thanh toán có như vậy công ty mới thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào thì bán hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing mix cho thời trang công sở tại công ty TNHH sản xuất, thương mại và đầu tư tân phát (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)