3.5. Kiến nghị
3.5.2 Kiến nghị đối với Trung ương
- Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để cùng với ngân sách địa phƣơng bảo đảm các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cơ sở, kể cả đào tạo nguồn, đào tạo chuẩn hóa và đào tạo nâng cao trình độ. Làm sao số học sinh thuộc diện đào tạo nguồn và số cán bộ, công chức cơ sở đựơc đƣa đi đào tạo, bồi dƣỡng ở các trƣờng đƣợc trợ cấp các khoản chi phí liên quan đến việc học nhƣ: tiền tài liệu học tập, tiền ăn ở, đi lại...
- Cùng với việc thực hiện chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng, Chính phủ cần có chính sách "đầu ra" để giải quyết số cán bộ, công chức hiện nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa, do trình độ năng lực hạn chế, tuổi cao, sức khỏe yếu... nhƣ chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ mà chúng ta đang thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc, vì thực tế hiện nay trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của các địa phƣơng còn chiếm một tỷ lệ lớn thuộc diện này nhƣng chƣa có cách giải quyết.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản có liên quan đến tổ chức bộ máy chính quyền chính quyền cơ sở; chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,... nhƣ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ Quy định số lƣợng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp. Các văn bản này đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất hợp lí cần phải bổ sung, sửa đổi. Sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày
05/12/201 của Chính phủ về công chức xã, phƣờng, thị trấn. Ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ đã thể hiện rõ sự lạc hậu, bất cập giữa các vùng, miền khác nhau trong cả nƣớc, việc xác định tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của chức danh công chức cấp xã còn thiếu các tiêu chí cụ thể mang tính định lƣợng về trình độ, bằng cấp cũng nhƣ năng lực, kinh nghiệm để thực thi công vụ ở cấp cơ sở.
Tiểu kết chƣơng III
Tóm lại trong chƣơng III, tác giả đã đề xuất các quan điểm và giải pháp nêu trên khá đầy đủ, có mối quan hệ tƣơng hỗ, tác động nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức phƣờng xã thành phố Hà Tĩnh. Tuy vậy, tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng thời kỳ, có thể lựa chọn những trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả. Các giải pháp thực hiện cần có lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Hà Tĩnh. Đồng thời, đây còn là giải pháp cho công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn toàn Tỉnh.
KẾT LUẬN
Tóm lại, tại Chƣơng I tác giả đã nêu hệ thống một cách khoa học về cơ sở lý luận về các khái niệm, đặc điểm cán bộ cấp xã, về khái niệm chất lƣợng nói chung và chất lƣợng của cán bộ công chức cấp xã và các nội dung nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã, đồng thời cững đã nêu lên các tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã đồng thời cũng nêu những nhân tố có ảnh hƣởng đến chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên những thực trạng chung của đội ngũ cán bộ công chức xã, phƣờng, thị trấn hiện nay, nêu ra những kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hà Tĩnh trong việc nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã, phƣờng.
Trong Chƣơng II, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm riêng của thành phố Hà Tĩnh về: điều kiện tự nhiên, về kinh tế xã hội hiện nay cũng nhƣ những đặc điểm về tổ chức chính quyền cấp xã có ảnh hƣởng, tác động đến chất lƣợng của cán bộ công chức cấp xã phƣờng thành phố Hà Tĩnh hiện nay. Trên cơ sở các tiêu chí và tình hình thực tiễn, tác giả đã phân tích, đánh giá về thực trạng chất lƣợng, về quá trình và các biện pháp đã thực hiện của thành phố Hà Tĩnh trong việc nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã phƣờng trên địa bàn đồng thời rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức thành phố Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua.
Ở Chƣơng III, tác giả đã trình bày về tình hình bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nƣớc cũng nhƣ trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay ảnh hƣởng đến sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã, phƣờng đồng thời đƣa ra những quan điểm, định hƣớng nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã phƣờng cũng nhƣ các hệ thống các giải pháp cơ bản, đồng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã phƣờng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đƣa ra những kiến nghị, đề
xuất của mình đối với các cấp nhƣ TƢ và tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số nội dung về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ cấp xã phƣờng nói chung cũng nhƣ của địa phƣơng nói riêng.
Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình và các số liệu trong thực tiễn để xây dựng, hoàn thiện luận văn này nhƣng do năng lực cá nhân có hạn, chƣa có nhiều điều kiện để tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về các nội dung của đề tài nên chắc chắn kết quả của luận văn đang còn nhiều hạn chế, còn nhiều thiếu sót và cần phải đƣợc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và bổ sung. Tác giả tin tƣởng rằng các giải pháp đƣa ra sẽ đƣợc các cấp, các ngành, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tác giả mong nhận đƣợc ý kiến tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiện và sớm đƣợc áp dụng trong thực tiễn.
Trong thời gian tới, nếu có điều kiện cơ hội thì tác giả sẽ thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng luận văn ở cấp cao hơn nhằm tiếp tục hoàn thành ý tƣởng của mình, đóng góp vào quá trình phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn nói chung cũng nhƣ việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ cấp xã phƣờng thành phố Hà Tĩnh nói riêng nhằm góp phần xây dựng chính quyền cơ sở thực sự của dân, do dân và vì dân; xây dựng quê hƣơng Hà Tĩnh ngày càng phát triển giàu mạnh về mọi mặt./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX (2002), Nghị quyết số 17- NQ/TƢ, ngày 18/3/2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở.
2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 22 ngày 12/8/2008 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ Đảng viên.
3. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (2013), Kết luận số 64-KL/TƢ ngày 28/05/2008 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ TƯ đến cơ sở.
4. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn.
5. Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính, Bộ LĐTBXH (2010), Thông tƣ liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách.
6. Chính phủ (2004) Báo cáo tổng hợp đề tài: "Năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của Ban chỉ đạo cải cách hành chính.
7. Chính phủ (2009), Nghị định 92/NĐ-CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
8. Chính phủ (2011), Nghị định 112/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn.
9. Chính phủ (2011), Nghị định 34/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
10. Chính phủ (2013), Nghị định 29/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
11. Trần Ánh Dƣơng (2006), Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, Luận văn thạc sỹ Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. Nguyễn Trọng Điều (2003), Về chế độ công vụ Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Hải (2001), Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Hậu (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật, Hà Nội.
15. Lê Đình Lý (2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (1974), Bàn về vấn đề cán bộ, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
17. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phƣơng (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đề tài thuộc Chƣơng trình khoa học cấp nhà nƣớc KX.04, Bộ Nội vụ.
18. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phƣơng, Nguyễn Thu Huyền (2004), Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức HĐND và UBND, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001.
22. Mạc Minh Sản (2007), Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật học Đại học Luật, Hà Nội.
23. Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh (2010, 2012, 2013), Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.
24. Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Trƣờng Đại học Luật (2000), giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011), Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 21/6/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về quy định tạm thời chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011-2015.
28. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định 64/QĐ-UBND ngày 14/12/2012
về việc bổ sung, thay thế một số nội dung quy định tại Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 21/6/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về quy định tạm thời chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011-2015.
29. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2013), Quyết định 13/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
30. UBND Thành phố Hà Tĩnh (2011), Quyết định 1922/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 về việc phê duyệt đề án “Chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố”.