Trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm nêu trên, so sánh với thực trạng công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ công chức phƣờng xã ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:
Một là, cần phải nhận thức đúng vị trí, vai trò hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ công chức cấp phƣờng xã, cũng nhƣ yêu cầu cấp bách nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức phƣờng xã, từ đó xác định quyết tâm, chính trị, quan tâm đầu tƣ đúng mức đối với cán bộ công chức phƣờng xã. Bên cạnh đó, cần đánh giá đúng khối lƣợng và tính chất phức tạp của quản lý nhà nƣớc ở cơ sở để bố trí nhân lực phù hợp với thực tế, mạnh dạn phân cấp, phân quyền, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm; đầu tƣ đầy đủ về cơ sở vật chất, phƣơng tiện và các điều kiện làm việc.
Hai là, phải có giải pháp tổng thể, nâng cao chất lƣợng đồng bộ đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp phƣờng xã nói riêng. Từ đó có chính sách, giải pháp đồng bộ, thống nhất về công tác cán bộ phƣờng xã, nhất là trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí,
sử dụng, luân chuyển, chế độ chính sách đãi ngộ ; xây dựng hệ thống thang đo và quy trình đánh giá chất lƣợng CB, CC phƣờng xã theo định kỳ.
Ba là, chuẩn hóa chức danh cán bộ công chức cấp phƣờng xã gắn với nâng cao kiến thức, kỹ năng thực tế của cán công chức. Hạn chế việc đào tạo tràn lan, mang tính hợp thức hóa, không mang lại hiệu quả thực tế trong việc thực thi công vụ của cán bộ công chức.
Bốn là, tiếp tục thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, công chức về làm cán bộ cấp cơ sở. Từ đó giúp tháo gỡ những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội tại địa phƣơng, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân địa phƣơng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc. Việc bổ sung cán bộ, công chức về cơ sở vừa có ý nghĩa thiết thực và góp phần nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức cấp cơ sở.
Năm là, đổi mới, tăng cƣờng công tác đánh giá và kiểm soát đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Tiểu kết Chƣơng I
Tóm lại trong Chƣơng I tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phƣờng, thị trấn. Đây là căn cứ cho việc tổng kết thực tiễn và đánh giá về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phƣờng ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay. Tuy vậy, giữa lý luận và thực tiễn luôn có khoảng cách, sự vận động của thực tiễn rất phong phú, góp phần bổ sung phát triển lý luận. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, cũng rất cần thành phố Hà Tĩnh có biện pháp sáng tạo, phù hợp với bối cảnh và điều kiện đặc thù của mình.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, PHƢỜNG Ở THÀNH PHỐ HÀ TĨNH