Đánh giá chung về chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố hà tĩnh (Trang 95 - 104)

phƣờng thành phố Hà Tĩnh.

2.3.1. Thành tựu (Ưu điểm):

Trong những năm qua, các quy định, chế độ, chính sách về cán bộ xã phƣờng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng các cấp đặc biệt quan tâm và có nhiều đổi mới mạnh mẽ trong công tác cán bộ. Thành phố Hà Tĩnh cũng đã có nhiều chuyển biến hết sức tích cực rõ nét đó là: cán bộ công chức cấp xã ngày càng đƣợc nâng cao và đạt chuẩn hóa về trình độ lý luận chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý hành chính và kinh tế. Xu hƣớng trẻ hóa đội ngũ cán bộ công chức xã phƣờng ngày càng đƣợc đẩy mạnh. Tỷ lệ cơ cấu độ tuổi ngày càng đảm bảo sự hài hòa giữa các thế hệ và giới tính. Các chế độ chính sách ngày càng đƣợc đảm bảo, công tác tuyển dụng quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng bố trí sử dụng cán bộ đã đƣợc quan tâm đúng mức và ngày càng đi vào nề nếp.

Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phƣờng thành phố Hà Tĩnh đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Thời gian qua, hoạt động của chính quyền cấp xã phƣờng thành phố có những nét nổi bật đó là:

- Hội đồng nhân dân phƣờng, xã từng bƣớc phát huy vai trò, trách nhiệm là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, ngƣời đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Sau bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011 – 2016, Hội đồng nhân dân phƣờng, xã đƣợc kiện toàn, đảm bảo cơ cấu và chất lƣợng đại biểu. Hoạt động của HĐND phƣờng, xã đƣợc

đổi mới theo hƣớng nâng cao chất lƣợng hoạt động quyết định, giám sát, tiếp xúc cử tri và đổi mới các kỳ họp HĐND.

Năm 2013, có 11/16 Hội đồng nhân dân phƣờng xã (68,75%) đƣợc xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, tăng 18,75% so với năm 2009.

- Hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của UBND phƣờng, xã trên các lĩnh vực đƣợc nâng lên khá rõ nét. UBND phƣờng xã cơ bản thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cơ sở. Hàng năm, trên cơ sở Nghị quyết của HĐND, UBND các phƣờng, xã đã triển khai thực hiện nghiêm túc, năng động, nên cơ bản các chủ trƣơng, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đƣợc thực hiện tốt.

Nhìn chung cán bộ xã phƣờng đã ngày càng đƣợc chuẩn hóa; trình độ chuyên môn và chính trị ngày càng đƣợc nâng cao, đa số có bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết, nhiệt tình với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Số cán bộ công chức trẻ phát huy đƣợc tinh thần trách nhiệm. Phần lớn cán bộ công chức phƣờng xã có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết nhiệm vụ chuyên môn. Đây là một thuận lợi để thành phố, phƣờng xã triển khai thực hiện các chƣơng trình cải cách hành chính, nhất là việc hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử....

2.3.2 Hạn chế (Tồn tại):

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã mặc dù có số lƣợng lớn, đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuẩn hóa, nhƣng hiệu quả hoạt động đạt đƣợc vẫn còn thấp. Thực tế cho thấy, việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa qua mới chỉ tập trung vào việc chuẩn hóa bằng cấp. Không ít cán bộ, công chức đƣơng nhiệm phải “chạy xô” học hành, thi cử lấy bằng cấp để đáp ứng yêu cầu “chuẩn hóa”. Hơn nữa, nếu trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay chỉ đạt trình độ chuyên môn là trung cấp thì không đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành việc phát triển kinh

tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng của phƣờng xã, đặc biệt khi thành phố đang hƣớng tới mục tiêu đô thị loại II, xây dựng đô thị văn minh đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới với rất nhiều nội dung, tiêu chí đòi hỏi phải có kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức quản lý hành chính, xây dựng, quản lý kinh tế…

Trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ, công chức phƣờng xã chƣa thực sự đồng đều, số cán bộ không đạt chuẩn chủ yếu rơi vào các tổ chức đoàn thể. Trong khi việc quản lý đội ngũ trƣởng, phó của các tổ chức đoàn thể này gặp nhiều khó khăn do việc quy định tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn do từng đoàn thể quy định nên việc đƣa các tiêu chí đạt chuẩn vào đội ngũ này rất khó thực hiện. Việc tuyển dụng, tiếp nhận nguồn cán bộ này chủ yếu thông qua hoạt động từ phong trào cơ sở của mỗi địa phƣơng theo hình thức bầu cử là chủ yếu nên chất lƣợng tuyển dụng đầu vào có phần nào bị hạn chế. Mặt khác, đội ngũ kế cận này (cấp phó) là những ngƣời hoạt động không chuyên trách có trình độ chuyên môn thƣờng không làm việc lâu dài trong tổ chức Hội do chế độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội chƣa đƣợc đáp ứng.

Bên cạnh hạn chế về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở nhiều nơi vẫn còn biểu hiện nhiều hạn chế về tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử. Một số cán bộ xã phƣờng sau khi trở thành công chức có biểu hiện xa dân hơn, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Tình trạng cục bộ địa phƣơng theo thôn, xóm, dòng họ trong đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Xu hƣớng “hành chính hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức xã, phƣờng tƣơng đối phổ biến. Một số chức danh cán bộ đƣợc tuyển dụng, bố trí không thật sự phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phƣơng, dẫn tới sự mất cân đối cơ cấu cán bộ và hẫng hụt đội ngũ cán bộ kế

cận (cần cán bộ Nam thì lại nhận Nữ, cần chuyên nghành thì lại nhận theo lĩnh vực…). Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác (theo Nghị định 158 của Chính phủ) chƣa thật sự nghiêm túc; việc quản lý cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ hiệu quả còn hạn chế. Công tác bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý phƣờng xã nhìn chung chƣa có tính đột phá, chủ yếu theo thông lệ.

Chất lƣợng cán bộ công chức, nhất là trình độ chuyên môn không đồng đều. Phần lớn số cán bộ không đạt chuẩn chủ yếu rơi vào các tổ chức đoàn thể; trong số cán bộ công chức đạt chuẩn thì chủ yếu đƣợc đào tạo bằng hình thức tại chức, từ xa (65,6%) nên chất lƣợng không tƣơng xứng. Đây là đặc điểm cần lƣu ý để có các giải pháp đồng bộ trong tuyển dụng, bổ nhiệm, thay thế bổ sung đội ngũ cán bộ công chức thực sự có chất lƣợng.

So với yêu cầu của sự phát triển thành phố thì cán bộ công chức xã phƣờng vẫn còn nhiều bất cập về chuyên nghành đào tạo, kinh nghiệm thực tiễn, năng lực lãnh đạo, quản lý, thực thi nhiệm vụ; khả năng phản biện, kỹ năng thuyết trình, xử lý tình huống cơ sở. Một số cán bộ phƣờng xã hạn chế về trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, tham mƣu, kỹ năng tổ chức thực hiện; thiếu tâm huyết với phong trào.

2.3.3. Nguyên nhân. 2.3.3.1. Kháchquan:

Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, trong đó có nguyên nhân chủ yếu do lịch sử để lại. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng xã đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đa số trƣởng thành qua phong trào ở cơ sở, tuy có nhiều kinh nghiệm nhƣng không đƣợc đào tạo bài bản, lại chịu ảnh hƣởng của tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, tính cục bộ địa phƣơng. Mặt khác, trong một thời gian dài, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng cán bộ chƣa đƣợc thực hiện bài bản. Chính sách đãi ngộ

của Nhà nƣớc đối với cán bộ cơ sở qua các thời kỳ trƣớc đây chƣa đƣợc quan tâm thích đáng và còn nhiều bất hợp lý, chƣa đảm bảo để thu hút nguồn cán bộ có trình độ về yên tâm công tác, cống hiến lâu dài, vì vậy chất lƣợng của đội ngũ cán bộ cũ trƣớc đây có nhiều hạn chế.

2.3.3.2. Chủ quan:

Thành phố chƣa thật sự có nhiều sự quan tâm đối với đội ngũ này bằng những chế độ, chính sách riêng có của địa phƣơng. Công tác tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển và quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đối với đội ngũ cán bộ công chức xã phƣờng chƣa đƣợc thực hiện bài bản, chặt chẽ và thƣờng xuyên. Công tác kiểm soát, đánh giá cán bộ công chức chƣa khoa học, thiếu chặt chẽ và nghiêm túc

Tiểu kết Chƣơng II

Chất lƣợng cán bộ công chức phƣờng xã ở thành phố Hà Tĩnh trong những năm qua đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng thành phố Hà Tĩnh ngày càng phát triển và đổi mới. Tuy vậy, với những hạn chế, tồn tại về chất lƣợng của cán bộ công chức phƣờng xã đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền phải tiếp tục có quyết tâm cao và những giải pháp đồng bộ để tập trung giải quyết nhằm nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức, tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng để đƣa thành phố Hà Tĩnh có nhiều bƣớc phát triển vƣợt bậc mới..

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, PHƢỜNG Ở THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến việc nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã phƣờng.

3.1.1. Bối cảnh Quốc tế

Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hƣởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, nổi bật là:

- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bƣớc nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con ngƣời và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

- Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; toàn cầu hóa kinh tế, với vai trò ngày càng lớn của các công ty quốc tế xuyên quốc gia ngày càng lớn, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp.

Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế.

- Trong quan hệ quốc tế, cục diện đa cực với sự chi phối của các nƣớc lớn ngày càng thể hiện rõ thay thế cho cục diện hai cực trƣớc đây; quan hệ quốc gia, dân tộc và giữa các bộ phận, các nhóm dân cƣ...có nhiều điểm mới.

- Nổi lên nhiều vấn đề toàn cầu mới đòi hỏi sự tham gia giải quyết của tất cả các quốc gia nhƣ thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tội phạm, khủng bố, bùng nổ dân số, đói nghèo...

Trong bối cảnh Quốc tế có nhiều chuyển biến mới và hết sức mạnh mẽ nhƣ giai đoạn hiện nay đòi hỏi cán bộ công chức cấp xã, phƣờng phải thực sự chủ động theo dõi, nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình quốc tế và khu vực đồng thời không ngừng thƣờng xuyên nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, nhanh chóng tiếp thu nhƣng tri thúc mới của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật, nắm bắt xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thị trƣờng, chủ động tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu; tích cực tham gia các vấn đề của thế giới nhƣ vấn đề môi trƣờng, dân số, xóa đói giảm nghèo... bằng những việc làm cụ thể với sự chủ động, tích cực, có sự vận dụng linh hoạt, hài hòa, kịp thời và có tính sáng tạo của mỗi địa phƣơng, đơn vị nơi mà mình đang tham gia công tác.

3.1.2. Bối cảnh trong nước và địa phương Hà Tĩnh.

Bên cạnh những thành tựu đã giành đƣợc làm cho thế và lực của Việt Nam mạnh hơn nhiều so với trƣớc đây, nƣớc ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ ra: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới; chệch hƣớng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; "Diễn biến hoà bình" do các thế lực thù địch gây ra, đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Trong đó tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang cản trở việc thực hiện đƣờng lối, chủ

trƣơng, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tác động lớn đến tƣ tƣởng, chính trị của cán bộ công chức.

Tỉnh Hà Tĩnh, những năm gần đây đã đạt đƣợc những thành tựu vƣợt bậc trong phát triển kinh tế xã hội. Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Các ngành công nghiệp có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao nhƣ: công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, công nghiệp nặng, cơ khí đã và đang đƣợc đầu tƣ vào Hà Tĩnh. Môi trƣờng đầu tƣ ngày càng đƣợc hoàn thiện. Thủ tục hành chính tiếp tục đƣợc cải cách theo hƣớng nhanh gọn, thuận lợi cho nhà đầu tƣ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) ngày càng đƣợc nâng cao. Đến nay Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000ha và nhiều cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22.781ha, đã có 90 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng; Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000ha, đã có 10 dự án đầu tƣ mới, với tổng vốn đăng ký đầu tƣ là 1.400 tỷ đồng.

Công tác thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đạt kết quả cao, đã có 8 nƣớc và vũng lãnh thổ có dự án đầu tƣ tại Hà Tĩnh với số vốn trên 20 tỷ USD trong đó có dự án lớn: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dƣơng của Tập đoàn Formosa 7,879 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam 1,595 tỷ USD; Nhà máy gang thép của Tập đoàn Vạn Lợi 100 triệu USD; Khai thác mỏ sắt Thạch Khê 670 triệu USD. Hiện đang xúc tiến Dự án lọc hóa dầu có công suất 16 triệu tấn/năm với số vốn đầu tƣ trên 12 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2014 Hà Tĩnh sẽ thu hút vốn đầu tƣ đạt 24 tỷ USD; tạo sức hút mạnh mẽ các nhà đầu tƣ trên thế giới.

Tình hình đất nƣớc, địa phƣơng Hà Tĩnh và bối cảnh quốc tế nêu trên đặt ra yêu cầu cao, thách thức không nhỏ cho đội ngũ cán bộ công chức phƣờng

xã trong việc phải không ngừng nâng cao trình độ lý luận và bản lĩnh chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố hà tĩnh (Trang 95 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)