một số tỉnh, thành phố.
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
- Đào tạo tại chỗ kết hợp với thu hút
Trƣớc đây CBCC phƣờng, xã trƣởng thành từ phong trào, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu bằng kinh nghiệm, chủ yếu chỉ đƣợc đào tạo về lý luận chính trị, quản lý Nhà nƣớc. Sở Nội vụ Đà Nẵng đã phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy trình lãnh đạo thành phố xây dựng Đề án nâng cao chất lƣợng CBCC phƣờng, xã. Theo đó, các phƣờng, xã tiến hành rà soát đội ngũ CBCC và xây dựng kế hoạch bố trí phù hợp, bảo đảm số lƣợng, chất lƣợng phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của từng vị trí công tác. Chất lƣợng CBCC và ngƣời hoạt động không chuyên trách từng bƣớc đƣợc nâng lên, một số chức danh trƣớc đây nhƣ Phó Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch các hội, đoàn thể do các cán bộ hƣu trí đảm nhận thì nay đã đƣợc thay thế bởi CBCC trẻ hơn. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBCC phƣờng, xã bắt đầu đƣợc chú trọng hơn. Nhiều giải pháp đã đƣợc đề ra, trong đó, nổi bật và đƣợc duy trì thƣờng xuyên nhất là công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBCC phƣờng, xã; đặc biệt, tập trung đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dƣỡng kỹ năng theo chức danh và theo vị trí việc làm. Nội dung đào tạo liên quan đến hành chính công, quản lý đô thị, công tác Đảng, công tác chính quyền, đoàn thể, đồng thời rèn luyện các kỹ năng cơ bản nhƣ xử lý tình huống, lễ tân, soạn thảo văn bản, diễn đạt ý tƣởng bằng lời nói, sử dụng công nghệ thông tin…; qua đó bồi dƣỡng các kỹ năng về lãnh đạo, điều hành theo từng chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí công tác tại phƣờng, xã.
Từ năm 1999 thành phố đã có chính sách thu hút, bố trí sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi về công tác tại phƣờng, xã nhằm từng bƣớc chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC. Đến nay đã có trên 150
ngƣời đƣợc bố trí công tác tại phƣờng, xã theo chính sách thu hút. Đội ngũ này tiếp tục đƣợc bồi dƣỡng về kỹ năng quản lý, điều hành, nghiệp vụ chuyên môn và lý luận chính trị. Đặc biệt, một trong mƣời sự kiện nổi bật nhất thành phố năm 2009 chính là Đề án “Tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thƣ Đảng ủy và Chủ tịch UBND phƣờng, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” đƣợc thành phố triển khai đào tạo 136 ngƣời bố trí công tác tại các phƣờng, xã. Đến nay đã có 26 ngƣời đƣợc bầu, chỉ định, bổ nhiệm giữ các chức vụ chủ chốt phƣờng, xã. Có thể nói, chất lƣợng CBCC và những ngƣời hoạt động không chuyên trách phƣờng, xã ngày càng đƣợc nâng lên. Đội ngũ CBCC đã thể hiện nhiệt huyết với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, có tinh thần chịu khó và gắn bó với công việc, gần gũi với nhân dân, nắm chắc tình hình hoạt động ở cơ sở. Cùng với chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút nguồn nhân lực về phƣờng, xã, thành phố liên tục hoàn thiện các chính sách ƣu đãi dành cho CBCC ở phƣờng, xã có tác động động viên khuyến khích đội ngũ này yên tâm công tác.
Từ những việc làm và kết quả nêu trên cho thấy nguyên nhân của công tác chuẩn hóa đội ngũ CBCC phƣờng, xã đạt đƣợc nhƣ sau: Đó là chủ trƣơng đúng đắn về việc đánh giá tầm quan trọng của đội ngũ CBCC cấp phƣờng, xã. Ngay sau khi chia tách đơn vị hành chính thành phố đã có chủ trƣơng về việc đào tạo, bồi dƣỡng CBCC phƣờng, xã theo từng vị trí việc làm, chức danh CBCC. Theo đó, UBND thành phố đã chủ động có kế hoạch hằng năm và tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng CBCC và những ngƣời hoạt động không chuyên trách tại phƣờng, xã.
Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới: Công tác kiểm tra, đôn đốc và sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy ở một số nơi có lúc chƣa thật sự thƣờng xuyên, đầy đủ; sự phối hợp của các cấp ủy, các ngành với các cơ quan quản lý cán bộ trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng chƣa
chặt chẽ, đồng bộ. Một số nơi cử CBCC đi đào tạo chƣa gắn với quy hoạch, chƣa chủ động đƣa nguồn CBCC quy hoạch đi đào tạo, bồi dƣỡng; chƣa chủ động đào tạo lại số CBCC đã qua đào tạo nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó vẫn còn một số CBCC có biểu hiện ngại khó khăn, không muốn học tập trung, chỉ muốn học tại chức.
1.4.2 . Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Những năm gần đây, các cấp ủy tỉnh Thanh Hóa đã tích cực chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phƣờng có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Phong cách, ý thức trách nhiệm và lề lối làm việc đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã phƣờng có chuyển biến tiến bộ theo hƣớng gần dân, sát dân và có trách nhiệm với dân hơn, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền; cán bộ công chức đƣợc chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, kiến thức về quản lý nhà nƣớc. Từ đó đội ngũ CB, CC cấp xã đã có những chuyển biến tích cực về chất lƣợng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.
Hiện nay tổng số cán bộ công chức cấp xã của tỉnh Thanh Hóa là 14.291 ngƣời. Trong đó đội ngũ cán bộ: 6.595 ngƣời: Trình độ chuyên môn: trên Đại học 0,05%; Đại học 13,38%; Cao đẳng 3,62%; Trung cấp 52,85%; Sơ cấp và chƣa qua đào tạo chỉ còn 30,09%. Lý luận chính trị: Cử nhân và Cao cấp 1,03%; Trung cấp 72,9%; Sơ cấp 14,49%; chƣa qua đào tạo 762 11,55%. Quản lý Nhà nƣớc: Đại học 0,11%; Trung cấp 31,5%; Sơ cấp 12,4%; chƣa qua đào tạo 56,1%. Đội ngũ công chức: 7.696 ngƣời: Trình độ chuyên môn: Đại học 15,37%; Cao đẳng 3,74%; Trung cấp 64,16%; Sơ cấp 3,95%; chƣa qua đào tạo 12,77%. Lý luận chính trị: Cao cấp 0,07%; Trung cấp 60,79%; Sơ cấp 16,04%; chƣa qua đào tạo 23,07%. Quản lý Nhà nƣớc: Đại học 0,42%; Trung cấp 46,42%; Sơ cấp 8,05%; chƣa qua đào tạo 45,08%.
Một số vấn đề đƣợc rút ra trong quá trình nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức phƣờng xã của tỉnh là:
Một là, chú trọng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, giáo dục rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Làm tốt công tác giáo dục tƣ tƣởng chính trị, trang bị kiến thức lý luận về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, nghị quyết của Đảng, để có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tƣởng của Đảng; cƣơng quyết đấu tranh chống lại mọi quan điểm, khuynh hƣớng sai trái trên mọi lĩnh vực, bảo vệ đƣờng lối của Đảng, quyết tâm thực hiện thắng lợi đƣờng lối đổi mới của Đảng ở địa phƣơng.
Hai là, tích cực nghiên cứu, xây dựng, cụ thể hóa các quy định của Đảng, Nhà nƣớc về tiêu chuẩn chức danh đối với từng chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã, làm cơ sở để đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
Ba là, thƣờng xuyên tổ chức rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, nhƣ quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, bổ nhiệm cán bộ,để nâng cao chất lƣợng, phát huy vai trò, khả năng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Bốn là, thƣờng xuyên tiến hành đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp theo chức danh; khuyến khích cán bộ tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ. Đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã phải căn cứ vào quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh và nhu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, đồng thời quan tâm đầo tạo về kiến thức quản lý kinh tế, quản lý đô thị.
Năm là, phát huy vai trò của cấp ủy trong công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc công tác tự phê bình và phê bình, công tác đánh giá phân loại cán bộ, đảng viên định kỳ và hằng năm; kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc ở cơ sở, xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật để răn đe.
Sáu là, nghiên cứu cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá cán bộ, phân loại đảng viên hằng năm; bổ sung hoàn thiện quy chế, quy trình đánh giá cán bộ, để việc đánh giá cán bộ đƣợc sát đúng với thực chất, đánh giá đúng cán bộ.
Bảy là, có chính sách đối với đội ngũ cán bộ cấp xã phù hợp điều kiện thực tiễn ở địa phƣơng, tạo điều kiện làm việc, đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã yên tâm công tác, ngăn ngừa những tiêu cực xẩy ra.