3.2. Các giải pháp chủ yếu
3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động thanh tra
Ngày nay, trên thế giới hầu hết các quốc gia đều tổ chức ra các cơ quan để thực hiện chức năng giám sát, thanh tra, kiểm tra và kiểm soát toàn bộ các hoạt động của đất nước. Tuy nhiên, do những điều kiện về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, phong tục và truyền thống pháp lý khác nhau, nên mỗi quốc gia có một mô hình tổ chức và phương thức hoạt động riêng. Căn cứ vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tính chất hoạt động của các cơ quan này có thể chia thành ba loại hình cơ bản sau:
- Thanh tra Quốc hội: là mô hình phổ biến ở các nước Bắc Âu và Châu Mỹ như: Thuỵ Điển, Đan Mạch, Canada…
- Thanh tra, giám sát hành chính: là loại hình được tổ chức nhiều ở các nước Châu A và Châu Phi như: Trung quốc, Hàn Quốc, Ai Cập…
- Thanh tra chuyên ngành: là một loại hình được thành lập ở hầu hết các nước và ở nhiều nước nó tồn tại song song với các loại hình trên.
Tuy có sự khác nhau, nhưng các mô hình này đều có những điểm chung sau:
- Thanh tra, kiểm tra và giám sát là một loại hoạt động của quản lý nhà nước, là một chức năng của quản lý nhà nước, cho nên hầu hết các quốc gia đều tổ chức ra các cơ quan để thực hiện chức năng này.
- Chủ thể thanh tra, kiểm tra và giám sát là thuộc về nhà nước, việc tổ chức tiến hành các hoạt động này thường do các các tổ chức chuyên trách thực hiện, mà trực tiếp là Đoàn thanh tra hoặc các Thanh tra viên.
- Nội dung thanh tra, kiểm tra và giám sát chủ yếu là việc chấp hành chính sách, pháp luật; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước. Ngoài ra, các tổ chức thanh tra chuyên ngành còn kiểm tra việc “thực thi các quyết định, mệnh lệnh của Bộ ngành” [38, tr.20].
- Mục đích của thanh tra, kiểm tra và giám sát là phục vụ cho quản lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. “Hoạt động của các cơ quan này đều nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật” [38, tr.24].
Xuất phát từ những điểm chung đó và sự đòi hỏi hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam, Thanh tra Chính phủ đã bước đầu thiết lập được một số quan hệ hợp tác quốc tế với một số nước như: Thuỵ Điển, Ai Cập, Đức, Trung Quốc… Nhìn chung, kết quả của các hoạt động hợp tác quốc tế về thanh tra trong thời gian vừa qua còn rất hạn chế, chưa đáp ứng với những yêu cầu đòi hỏi của ngành thanh tra trong tình hình hiện nay. Vì vậy, trong thời gian tới ngành thanh tra cần tăng cường, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động thanh tra theo các hướng sau:
- Tăng cường tổ chức các đoàn ra nước ngoài để tham quan về mô hình tổ chức, bộ máy và phương thức hoạt động của cơ quan thanh tra các nước. Trao đổi các thông tin, học tập các kinh nghiệm của các nước trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và trong phòng ngừa chống tham nhũng.
- Trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động tham quan, trao đổi kinh nghiệm để lựa chọn những mô hình thanh tra thích hợp, tổ chức cho cán bộ, công chức của ngành đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Nhằm từng bước nâng cao và hoàn thiện về lý luận nghiệp vụ thanh tra, xây dựng những quy trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thích hợp và hiệu quả. Loại bỏ dần những thủ tục hành
chính rườm rà, không thích ứng với nền kinh tế thị trường và các quan hệ kinh tế đối ngoại. Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra theo kịp trình độ các nước, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công tác thanh tra trong giai đoạn mới.
- Tiếp tục thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước, với các tổ chức quốc tế và khu vực trong hoạt động thanh tra nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí, phương tiện kỹ thuật và kinh nghiệm về công tác quản lý, điều hành, phục vụ cho hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN đạt hiệu quả tốt.
- Trong thời gian không xa sẽ phải tiến tới có sự phối hợp, hỗ trợ trong hoạt động thanh tra đối với các nước, nhằm đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm soát các hoạt động quan hệ kinh tế đối ngoại của các cơ quan nhà nước, cũng như các hoạt động thương mại của các DN nói chung và DNNN nói riêng.
Tóm lại, chương này luận văn đã đi vào làm rõ 5 quan điểm cơ bản nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN trong tiến trình đổi mới chung của đất nước. Đồng thời luận tập trung chủ yếu vào việc luận giải 7 giải pháp cơ bản để hoàn hoạt động thanh tra các DNNN:
1. Nâng cao nhận thức về hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN; 2. Hoàn thiện chế độ phân cấp, xác định rõ chủ thể, phạm vi và đối tượng thanh tra và thanh tra các DNNN;
3. Tiếp tục đổi mới về nội dung và phương thức thanh tra và thanh tra các DNNN;
4. Củng cố, tăng cường tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra;
5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra và thanh tra các DNNN;
6. Từng bước hiện đại hoá hoạt động thanh tra;
Đây là những giải pháp mang tính khả thi và cần được thực hiện một cách đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơ quan nhà nước, nó có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước. Cho nên, các nhà nước đều tổ chức ra một cơ quan chuyên trách để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra là một tất yếu khách quan. Trong đó, hoạt động thanh tra các DNNN là một nội dung chủ yếu, quan trọng của các cơ quan thanh tra nhà nước, nhằm
phục vụ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, để quản lý, điều hành tốt nền kinh tế theo định hướng XHCN, một trong những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng là phải từng bước sửa đổi, bổ xung và hoàn thiện chính sách, pháp luật, hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô, trong đó có công cụ thanh tra và thanh tra các DNNN. Ngày nay, ở nước ta các DNNN vẫn là một bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước, là lực lượng vất chất chủ yếu để nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. Cho nên, muốn nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN, Nhà nước cần phải tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng và những điều kiện thuận lợi cho DN phát triển. Đồng thời, Nhà nước cũng phải tăng cường thanh tra, kiểm soát, quản lý và điều chỉnh các hoạt động của DN, nhằm bảo đảm cho DN phát triển đúng định hướng của Nhà nước đề ra. Vì vậy, để phục vụ tốt cho công tác quản lý vĩ lý nền kinh tế của Nhà nước, đòi hỏi hoạt động thanh tra các DNNN phải được đổi mới và từng bước hoàn thiện.
Từ nhận thức được vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra trong công tác quản lý nhà nước, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đã phân tích, làm rõ được những vấn đề cơ bản sau:
1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, vị trí, vai trò và mục đích của hoạt động thanh tra nhà nước đối với các DNNN ở nước ta.
2. Trình bày một cách có hệ thống các nội dung của hoạt động thanh tra nhà nước đối với các DNNN. Xác định rõ chủ thể, đối tượng, phạm vi và nội dung thanh tra; các hình thức cơ bản và các phương pháp chủ yếu để tiến hành thanh tra; và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra các DNNN.
3. Thông qua việc xem xét, phân tích thực trạng hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN trong tiến trình đổi mới của những năm gần đây, luận văn đã rút ra những kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế của hoạt động thanh tra các DNNN; đồng thời cũng làm rõ các nguyên nhân để tìm cách khắc phục.
4. Trên cơ sở những kết luận được rút ra qua quá trình nghiên cứu, kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra các DNNN, luận văn đã đưa ra 5 quan điểm cơ bản và đề xuất 7 giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hoạt động thanh tra các DNNN trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do phạm vi của đề tài rất rộng, khả năng khảo sát có hạn nên luận văn khó tránh khỏi các khiếm khuyết. Rất mong được các nhà khoa học, các đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn chỉnh, góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra trong giai đoạn tới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về lãnh đạo và kiểm soát”, Tạp chí Thanh tra, số 5-2001, tr.3.
2. “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010”, Báo Nhân dân, từ số ra ngày 5-7/3/2003.
3. GS.TS Chu Văn Cấp (Chủ biên), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
9. “Định hướng chương trình hành động của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2002- 2007”, Thủ tướng Phan Văn Khải, Báo Nhân dân, ngày 9/8/2002, tr.3. 11. Học viện Hành chính Quốc gia (1997), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng lãnh đạo Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
12. V.I. Lê Nin (1998), Bàn về kiểm kê, kiểm soát, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
13. Luật Doanh nghiệp nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2002.
14. Viện khoa học Thanh tra (2004), Luật Thanh tra năm 2004 với việc đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra trong thời kỳ CNH-HĐH, Nxb Tư pháp, Hà nội.
15. TS. Lê Mạnh Luân (1999), “Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về kiểm tra, tranh tra”, Tạp chí Thanh tra, số 6, tr.9-10.
16. Nguyễn Tấn Dũng (2002), “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Báo Nhân dân, tr.1-2.
17. Nguyễn Văn Liêm (2001), Cơ sở khoa học xác định mô hình và cơ cấu tổ chức Thanh tra Nhà nước các cấp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 98-98-101/ĐT-Cơ quan Thanh tra nhà nước-Tạp chí Thanh tra, số 4.
18. PGS.TS Nguyễn Văn Thâm (1997), “Một số vấn đề về Thanh tra và tổ chức hoạt động thanh tra trong tình hình hiện nay ở nước ta”, Thông tin khoa học, số 1.
19. Nguyễn Thanh Hải (2000), Vai trò của Thanh tra Nhà nước trong việc thực hiện dự án của nước ta hiện nay, Luận án hành chính học, mã số 5.07.05. 20. Ngô Văn Khánh (2003), “Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính đối với
doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Thanh tra, số 7, tr. 13-15.
21. Ngô Văn Khánh (2003), “Tăng cường hiệu lực thanh tra, kiểm tra tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Thanh tra, số 6, tr. 19-21.
22. Ngô Văn Khánh (2002), Tăng cường hiệu lực thanh tra, kiểm tra tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước, Luận án thạc sĩ kinh tế .
23. NDQ (2002), “Bác Hồ với Thanh tra Việt Nam”, Tạp chí Thanh tra, số 5,6, Tr.19-21.
24. NBS (2001), “Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác thanh tra”, Tạp chí Thanh tra, số 12, tr.5-9. 25. Pháp lệnh Thanh tra, Hà nội, 1990.
26. PV (2002), “Những kinh nghiệm rút ra qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Thanh tra, số 8, tr.25-28.
27. Phạm Văn Khanh (1997), “Bàn về định hướng đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra nước ta”, Thông tin khoa học, số 1.
28. TS. Phạm Tuấn Khải (1997), “Cần phân định rõ hoạt động thanh tra với điều tra, kiểm sát, kiểm soát, giám sát và xét xử”, Tạp chí Thanh tra, số 10. 29. TS. Phạm Tuấn Khải (2003), “Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ”, Tạp chí Thanh tra, số 6,7, tr.9-10, 10-11.
30. TS. Phạm Tuấn Khải (1996), Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, mã số 5.05.01.
31. Thanh tra Nhà nước (1998), Những vấn đề cơ bản của luật khiếu nại, tố cáo, Hà nội.
32. Thanh tra Nhà nước (1998), Lịch sử Thanh tra Việt Nam (sơ thảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
33. Thanh tra Nhà nước (2000), Báo cáo công tác thanh tra xét khiếu tố (1995- 2000), Hà nội.
34. Thanh tra Nhà nước, Báo cáo công tác thanh tra xét khiếu tố (2001). 35. Thanh tra Nhà nước, Báo cáo công tác thanh tra xét khiếu tố (2002).
36. Thanh tra Nhà nước, Báo cáo công tác thanh tra xét khiếu tố (6 tháng đầu năm 2003).
37. Thanh tra Nhà nước (1998), Một số vấn đề về Nghiệp vụ thanh tra, tập 1,2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
38. Trung tâm nghiên cứu khoa học-thông tin thanh tra (1999), “Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới”, Thông tin khoa học, số 4.
39. Trung tâm nghiên cứu khoa học-thông tin thanh tra (2000), “Báo cáo kết quả khảo sát của đề tài “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước”, Thông tin khoa học, số 3.
40. Trường Cán bộ Thanh tra (2000), Văn bản pháp luật về thanh tra và khiếu nại, tố cáo, tập 1,2,3, Nxb Thống kê, Hà nội.
41. Trường Cán bộ Thanh tra (2002), Nghiệp vụ công tác thanh tra, Nxb Thống kê, Hà nội.
42. Trường Cán bộ Thanh tra (2002), Chương trình nâng cao nghiệp vụ thanh tra, Hà nội.
43. Trường Cán bộ Thanh tra (2002), Một số vấn đề về quản lý Nhà nước, Nxb Thống kê, Hà nội.
44. Tổng cục Thống kê (2001), Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam 10 năm 1991- 2000, Nxb Thống kê, Hà nội.
45. Từ điển tiếng Việt, Nxb Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà nội, 1992. 46. Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2002.
47. Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà nội,1996.
48. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1,2, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà nội, 2002.
49. Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà nội, 1999.
50. Tạ Hữu Thanh-Uỷ viên TW Đảng, Tổng Thanh tra Nhà nước (1999), “Cần tăng cường thanh tra trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách, pháp luật”, Tạp chí Thanh tra, số 3, tr.8-10.