Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện hoạt động thanh tra Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (Trang 86 - 90)

2.3.1. Thành tựu và hạn chế

* Những thành tựu đạt được

- Hoạt động thanh tra các DNNN đã phát hiện hàng vạn vụ vi phạm chính sách, pháp luật và các quy định của Nhà nước. Đã có những kiến nghị và biện pháp xử lý hữu hiệu các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của công dân. Hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng đã thật sự trở thành là một công cụ hữu ích, đắc lực để nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển lành mạnh và đúng định hướng XHCN.

- Thông qua hoạt động thanh tra DNNN, các cơ quan thanh tra đã thu hồi về cho Nhà nước, tập thể và công dân một số lượng lớn về tiền bạc và tài sản bị thất thoát và chiếm dụng trái pháp luật; góp phần lập lại công bằng xã hội và kỷ cương pháp luật, làm lành mạnh hoá thu chi ngân sách nhà nước và các quan hệ kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả.

- Thông qua hoạt động thanh tra DNNN, các cơ quan thanh tra đã thấy được những sơ hở, hạn chế của chính sách, pháp luật, của cơ chế quản lý để kiến nghị với Đảng và Nhà nước, với các cơ quan quản lý sửa đổi, bổ xung và hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý; nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, một hành lang pháp lý thông thoáng để kích thích đầu tư, phát huy hết mọi tiềm lực của các thành phần kinh tế, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển bền vững.

- Các DNNN đã nắm giữ một khối lượng tài sản lớn của đất nước và thực tế cũng đã cho thấy phần lớn các vụ việc tham nhũng, đưa hối lộ và nhận hối lộ cũng xuất phát từ đây. Thông qua kết quả thanh ra các DNNN, các cơ quan thanh tra đã kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý thích đáng các cán bộ của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý nhà nước đã có hành vi thiếu trách nhiệm, tham nhũng, tiêu cực, đưa hối lộ và nhận hối lộ…

góp phần làm trong sạch bộ máy quản lý của các doanh nghiệp và bộ máy quản hành chính nhà nước, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng.

* Những tồn tại và hạn chế

- Hoạt động thanh tra các DNNN chưa được xác định đúng với vị trí, vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và với công tác thanh tra nói riêng. Cho nên, nó chưa thật sự đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các hành vi sai trái, tiêu cực trong các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý DNNN. Bên cạnh những yếu tố khách quan, cũng có những yếu tố chủ quan tồn tại ngay bên trong các cơ quan thanh tra, nên đã làm cho hiệu quả của các cuộc thanh tra DNNN chưa cao như mong muốn của Đảng và Nhà nước đối với toàn ngành Thanh tra.

- Trong quá trình thanh tra các DNNN, trình tự, thủ tục và thẩm quyền thanh tra chưa hợp lý nên đã dẫn đến có nơi, có chỗ thanh tra còn chồng chéo, thời hạn thanh tra bị kéo dài hoặc vi phạm về quyền hạn trong thanh tra… làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên đã gây tâm lý e ngại, né tránh hoặc không hợp tác với đoàn thanh tra…

- Về đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, nhìn chung trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác đã được nâng lên, song chưa cao và chưa đồng đều, số người có trình độ cao, chuyên môn giỏi còn quá ít. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Bên cạnh những cán bộ, công chức thanh tra có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực, chuyên môn vững cũng còn có những cán bộ phẩm chất đạo đức yếu, trình độ chuyên môn hạn chế nên hiệu quả công tác chưa cao. Thậm trí có người còn có biểu hiện tiêu cực như: vòi vĩnh, nhận hối lộ, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho đối tượng hoặc có trường hợp lại bao che, dung túng, chỉ đường cho đối tượng chạy lỗi… Tuy nhiên, đây chỉ là những hiện tượng gợn lên trong

hoạt động thanh tra hoặc thanh tra các DNNN, nhưng nó cũng đã đủ để tạo nên những dư âm và đánh giá không tốt về ngành thanh tra.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra chưa đúng với vị trí, vai trò của nó trong công tác quản lý nhà nước. Công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về thanh tra chưa đúng mức, chưa thường xuyên và hiệu quả còn chưa cao. Vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra đối với các DNNN chưa được xác định đúng mức trong hoạt động thanh tra và trong công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.

- Cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra tổ chức chưa thật sự khoa học và thiếu thống nhất, đặc biệt là các cơ quan Thanh tra bộ, ngành. Theo nghiên cứu mới đây nhất (8/2004) của đề tài “Tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa Thanh tra bộ và Thanh tra chuyên ngành – Thực trạng và giải pháp” của cơ quan Thanh tra Chính phủ cho thấy có tới 4 mô hình tổ chức thanh tra ở các Bộ, ngành:

+ Thanh tra bộ chỉ thực hiện chức năng thanh tra nhà nước như: Bộ Ngoại giao, Uỷ ban dân tộc, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em;

+ Thanh tra bộ thực hiện cả chức năng thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành như: Bộ Y tế, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Công nghiệp…

+ Thanh tra chuyên ngành được xác định là đơn vị cấp 2 của Thanh tra bộ như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên- môi trường;

+ Thanh tra bộ và thanh tra chuyên ngành hoàn toàn độc lập với nhau như: Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng...

Mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra chưa chặt chẽ, kể cả các cơ quan Thanh tra nhà nước và Thanh tra chuyên ngành. Nhìn chung mối quan hệ ngang đã chi phối mối quan hệ dọc, tức các cơ quan thanh tra phụ thuộc nhiều vào Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra và của các cơ quan quản lý nhà nước khác chưa được phân định rõ ràng và rành mạch, nên chức năng thanh tra, kiểm tra hay nội dung thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan này vẫn còn trùng lặp.

- Quyền hạn của các cơ quan thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra và của các Thanh tra viên chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác đòi hỏi, nhiều quyền còn mang tính chất hình thức, thiếu thực tế và chế tài thực hiện.

- Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra nhìn chung còn thấp, năng lực về nghiệp vụ công tác thanh tra còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức… cho nên một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ và thiếu thống nhất, nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng.

Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước về kinh tế, đã đòi hỏi hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN phải được đổi mới và từng bước hoàn thiện, nhằm khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế trong hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng, góp phần làm cho DNNN phát triển đúng hướng và kinh doanh có hiệu quả, thật sự là một lực lượng vất chất, một công cụ quan trọng để Nhà nước định hướng và quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Tóm lại, sau khi đã phân tích khái quát quá trình đổi mới tổ chức TTNN và quá trình đổi mới của các DNNN trong tiến trình đổi mới chung của đất nước. Luận văn đã đi sâu vào phân tích làm rõ thực trạng hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN trong những năm gần đây. Qua đó đã thấy được ngành Thanh tra đã từng bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức, bộ máy, xây dựng được một đội ngũ cán bộ thanh tra từ Trung ương đến địa phương, đã thật sự là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước, là một trong những

công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. Kết quả mà ngành Thanh tra đạt được trong thời gian vừa qua là rất khả quan, trong đó có sự đóng góp quan trọng của hoạt động thanh tra các DNNN; đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, góp phần xứng đáng vào việc củng cố chính quyền, xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực quản lý đất nước để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bên cạnh những kết quả mà ngành Thanh tra và hoạt động thanh tra các DNNN đã đạt được cũng còn những khiếm khuyết, hạn chế cần phải sửa chữa, khắc phục. Vì vậy, để phục vụ tốt cho công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, đòi hỏi hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN phải được củng cố, đổi mới và từng bước hoàn thiện trong thời gian tới.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện hoạt động thanh tra Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)