Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tƣ XDCB qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 72 - 122)

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

1

Về nguồn vốn ngân sách do địa phƣơng quản lý đƣa vào cân đối

180.082 299.135 293.000 297.000

2 Số công trình bố trí kế hoạch

- Số công trình chuyển

tiếp 25 38 11 9

- Số công trình khởi công

mới 12 15 3

- Số công trình tồn tại và

xử lý đột xuất năm trƣớc 225 198 216 401

thành đƣa vào sử dụng còn thiếu vốn thanh toán 4 Giá trị khối lƣợng thực

hiện 945.120 1.256.421 982.547 822.911

5 Số vốn còn thiếu để

thanh toán khối lƣợng 945.120 1.256.421 982.547 822.911 6 Số công trình đƣợc ghi

KH chuẩn bị đầu tƣ 12 6 5 4

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách là:

Nhiều chủ đầu tƣ và các đơn vị chủ quản còn tƣ tƣởng cho rằng nếu công trình đƣợc duyệt sử dụng vốn ngân sách thì cứ triển khai xây dựng, không quan tâm nhiều đến khả năng cân đối vốn trong kế hoạch hàng năm, nếu thi công vƣợt khối lƣợng đƣợc giao sẽ chờ xin vốn Nhà nƣớc để bổ sung thanh toán, làm mất cân đối giữa mục tiêu đầu tƣ và khả năng cân đối vốn của kế hoạch năm sau.

Chƣa có những giải pháp cụ thể và có hiệu lực để thống nhất trong quản lý nhằm kiểm soát và hạn chế đƣợc việc duyệt dự án đầu tƣ không cân đối với khả năng nguồn vốn hiện có hoặc triển khai thực hiện vƣợt khả năng cân đối vốn hàng năm. Vốn để lại đối ứng không đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhiều công trình với lƣợng vốn bố trí quá ít nên với lƣợng vốn đó sẽ không đủ để hoàn thành một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả cho tƣ vấn cần phải thực hiện trƣớc vì tƣ vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán.

Cho lập dự án mới còn nhiều, trong khi khả năng bố trí vốn để đầu tƣ xây dựng còn bị hạn chế. Hàng năm có kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ, xong số dự án ghi danh mục chuẩn bị đầu tƣ vẫn còn nhiều, mặt khác trong năm phát sinh thêm không ít chủ trƣơng cho lập dự án.

Một số dự án chƣa triển khai thực hiện đã có chủ trƣơng cho lập lại, thay đổi quy mô hoặc phát sinh khối lƣợng. Các ngành, huyện, thành phố trình UBND tỉnh xin chủ trƣơng đầu tƣ quá nhiều đây là nguyên nhân chính dẫn đến đầu tƣ dàn trải.

Một số dự án khi xin chủ trƣơng cho lập dự án, chủ đầu tƣ đề nghị phê duyệt dự án để xin tài trợ quốc tế hoặc hỗ trợ từ các Trung ƣơng, nhƣng sau một thời gian không có nguồn, lại xin chuyển sang phần vốn đã đƣợc phân bổ cho ngân sách tỉnh, làm cho lƣợng ngân sách đầu tƣ xây dựng của tỉnh đã hạn hẹp lại càng khó khăn hơn.

- Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tƣ đến nay mới làm đƣợc các nguồn vốn ngân sách đầu tƣ tập trung, vốn ODA và các Chƣơng trình mục tiêu. Còn nguồn vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp Nhà nƣớc chƣa phản ảnh trong kế hoạch. Việc tổ chức theo dõi các nguồn vốn đầu tƣ của Trung ƣơng, nguồn tài trợ của nƣớc ngoài đầu tƣ cho các ngành ở địa phƣơng, vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, của dân cƣ chƣa đầy đủ, kịp thời. Đầu tƣ phát triển của khu vực ngoài quốc doanh chƣa có định hƣớng và quản lý của Nhà nƣớc mà thƣờng mang tính tự phát.

3.2.4.2. Thực hiện phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định uỷ quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định đầu tƣ các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng (bao gồm cả các khoản đƣợc cấp từ ngân sách cấp trên, vốn huy động hợp pháp) có mức vốn không quá 05 tỷ đồng;

Các dự án đƣợc phân cấp phải đƣợc UBND cấp trên đồng ý về mặt chủ trƣơng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn.

Việc thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tƣ và xây dựng đã giành quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho các cấp ở cơ sở và các chủ đầu tƣ. - Tạo điều kiện cho cấp huyện, thành phố, xã, phƣờng, thị trấn chủ động quyết định đầu tƣ các dự án thuộc thẩm quyền đƣợc phân cấp. Giảm thủ tục hành chính với các cấp các ngành.

- Giảm bớt công việc không cần thiết cho UBND tỉnh và các ngành. - Nâng cao trách nhiệm của cấp đƣợc phân cấp trong quản lý đầu tƣ và xây dựng.

Qua thực tế thực hiện cho thấy còn nhiều bất cập, phân bổ vốn cho nhiều công trình, dự án khá phân tán; bố trí vốn cho các dự án quá nhỏ không có khả năng hoàn thành dự án theo tiến độ để đƣa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Tình trạng bố trí vốn dàn trải, phân tán đã giảm ở cấp tỉnh nhƣng lại diễn ra ở cấp Huyện, thành phố. Trình độ chuyên môn về quản lý đầu tƣ của các đơn vị đƣợc phân cấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, độ ngũ cán bộ còn thiếu. đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng ở các Huyện, thành phố; các xã, phƣờng, thị trấn vừa thiếu vừa yếu kém về trình độ; một số Phòng công thƣơng ở cấp Huyện không có cán bộ có trình độ Đại học quản lý đầu tƣ xây dựng chuyên ngành;Việc chấp hành quy định về chế độ báo cáo tình hình thực hiện các công trình XDCB, báo cáo giám sát đánh giá đầu tƣ của các huyện, các chủ đầu tƣ với các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn thiếu và chậm.

Năm 2010, nguồn vốn đầu tƣ XDCB phân cấp cho ngân sách huyện, thành phố tự phân bổ là 89,866 tỷ đồng, các huyện, thành phố đã phân bổ cho

Năm 2011, nguồn vốn đầu tƣ XDCB phân cấp cho ngân sách huyện, thành phố tự phân bổ là 120 tỷ đồng, các huyện, thành phố đã phân bổ cho 235 công trình và hạng mục công trình.

Năm 2012, không có kế hoạch nguồn vốn đầu tƣ XDCB phân cấp cho ngân sách huyện.

Năm 2013, nguồn vốn đầu tƣ XDCB phân cấp cho ngân sách huyện, thành phố tự phân bổ là 80 tỷ đồng, các huyện, thành phố đã phân bổ cho 252

công trình và hạng mục công trình.

3.2.4.3. Công tác lập và quản lý quy hoạch

Nhiều quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng chi tiết còn thiếu hoặc đã quá cũ, lạc hậu. Một số quy hoạch vừa mới lập và phê duyệt đã xin sửa đổi, bổ sung. Qui hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lƣợng qui hoạch thấp. Nhiều qui hoạch chƣa phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự án gây lãng phí, nhất là khâu đền bù giải phóng mặt bằng.

Ví dụ, nhƣ chƣa xây dựng quy hoạch hệ thống bến xe toàn tỉnh nhƣng đã xây dựng và phê duyệt các quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe tại các huyện Mèo Vạc, huyện Bắc Quang, nhiều quy hoạch phát triển ngành xin điều chỉnh nhƣ quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn, quy hoạch phát triển công nghiệp …

Việc phối kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc lập quy hoạch còn hạn chế, trình độ của đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch chƣa cao, do đó có những quy hoạch vừa mới duyệt xong đã phải phê duyệt lại.

Quy hoạch xây dựng xã, phƣờng chƣa đƣợc quan tâm, hầu hết các xã, phƣờng chƣa có quy hoạch chi tiết.

Công tác quản lý qui hoạch còn buông lỏng. Phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản

lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hƣớng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.

Nhiều đơn vị, cá nhân chƣa nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác quy hoạch. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập quy hoạch ngành, lãnh thổ chƣa thống nhất, thiếu sự phối hợp nên xảy ra tình trạng quy hoạch chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ.

Các quy hoạch sau khi đƣợc duyệt chƣa công bố rộng rãi để các tổ chức, cá nhân đƣợc biết và thực hiện theo quy hoạch.

3.2.4.4. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán

a. Lập dự án đầu tư.

Chủ đầu tƣ có trách nhiệm lập (hoặc thuê tổ chức tƣ vấn) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tƣ để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phần lớn các chủ đầu tƣ của Tỉnh không đủ khả năng lập dự án nên đều phải thuê tƣ vấn, chất lƣợng một số nhà tƣ vấn chƣa thật đáp ứng theo yêu cầu.

Tƣ vấn lập dự án đầu tƣ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán ở một số công trình chất lƣợng còn thấp, chƣa đƣa ra nhiều phƣơng án để lựa chọn, chƣa tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm (có một số công trình tƣ vấn làm theo yêu cầu của chủ đầu tƣ, nâng quy mô càng lớn càng tốt), số liệu điều tra, khảo sát chƣa chính xác. Trong thiết kế thƣờng tính thiên về an toàn quá lớn, trong tính toán dự toán áp dụng đơn giá, định mức và các chế độ tài chính trong XDCB chƣa chính xác hoặc sót khối lƣợng công việc.

- Chủ đầu tƣ có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, trƣớc khi trình, chủ đầu tƣ phải tổ chức

nghiệm thu sản phẩm do nhà tƣ vấn thực hiện, chủ đầu tƣ của Tỉnh nói chung chƣa thực hiện đƣợc việc này.

- Tƣ vấn lập dự án đầu tƣ: Chất lƣợng một dự án phụ thuộc vào rất nhiều vào trình độ của tƣ vấn, theo Luật đấu thầu phải xem xét nhiều nhà tƣ vấn để chọn một tƣ vấn có năng lực nhất.

Thực tế trong thời gian qua, vẫn còn có nhà tƣ vấn thiếu kinh nghiệm trong việc lập dự án, nên dự án lập ra thiếu sức thuyết phục, có nhà thầu tƣ vấn trong quá trình lập dự án bỏ qua các quy định của nhà nƣớc, không áp dụng Qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn, qui phạm thiết kế, không có khảo sát địa hình, địa chất công trình, không quan tâm đến hƣớng gió hoặc có nhà tƣ vấn bỏ sót các hạng mục quan trọng nhƣ cấp thoát nƣớc, phòng chống cháy, nổ; đánh giá tác động môi trƣờng...

Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc lập dự án đầu tƣ là nhà tƣ vấn phải đƣa ra đƣợc nhiều phƣơng án, phân tích lựa chọn phƣơng án tối ƣu để chủ đầu tƣ và cơ quan thẩm định xem xét hoặc nếu có thêm một số phƣơng án thì các phƣơng án đó, nhà tƣ vấn chỉ tính toán một cách chiếu lệ, ít giá trị so sánh. Một số dự án điều chỉnh lại nhiều lần do chế độ chính sách, tăng thuế VAT, giá cả luôn thay đổi lớn và thời gian thi công kéo dài.

b. Thẩm định dự án đầu tư

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tƣ đã tuân thủ theo qui hoạch phát triển kinh tế, qui hoạch vùng, ngành lãnh thổ, áp dụng đúng chế độ chính sách của Nhà nƣớc hiện hành, đúng thời gian qui định và giảm các thủ tục phiền hà thực hiện theo chế độ một cửa.

Các dự án đã thẩm định cơ bản đã đƣợc bố trí kế hoạch thực hiện đầu tƣ. Một số dự án đã đƣa vào sử dụng đạt hiệu quả cao.

- Độ chính xác của công tác thẩm định chƣa cao do chất lƣợng hồ sơ dự án cũng nhƣ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán thấp, chƣa đề cập hết các nội dung của một dự án nhƣ quy định (Ví dụ: Số liệu khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và dự báo không chính xác...)

- Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với quy định do việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ, có cơ quan chƣa thực hiện nghiêm về thời gian theo quy định, (cơ quan đƣợc lấy ý kiến đã không trả lời hoặc kéo dài thời gian so với quy định)

- Thời gian khởi công - hoàn thành: Thƣờng các chủ đầu tƣ đề xuất thời gian khởi công - hoàn thành ngắn, nhiều dự án chƣa thực hiện đúng theo thời gian trong quyết định đầu tƣ. Nguyên nhân của việc kéo dài thời gian thực hiện dự án là: Khả năng nguồn vốn cho các dự án không đáp ứng đƣợc; Số lƣợng dự án bố trí trong kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ và cho phép lập dự án của cấp có thẩm quyền quá nhiều; một số dự án do yêu cầu của các nhà tài trợ vốn phải lập và phê duyệt dự án trƣớc; đã gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định.

- Mỗi một nội dung thẩm định do một cơ quan chịu trách nhiệm, thời gian thẩm định dự án nhanh hay chậm không chỉ so một cơ quan mà phụ thuộc vào thời gian giải quyết các vấn đề cụ thể của các cơ quan có liên quan.

c. Công tác lập, thẩm định TKKT, tổng dự toán

+ Lập TKKT, tổng dự toán: Về tồn tại của tổ chức tƣ vấn lập TKKT, tổng dự toán.

- Một số tổ chức tƣ vấn có xu hƣớng chạy theo doanh thu và quá giữ mình nên đã đẩy hệ số an toàn lên cao, dẫn đến tổng dự toán cao. Một số tổ chức tƣ vấn yếu kém về chuyên môn nên đã bỏ sót nhiều yếu tố, bỏ sót hạng mục của công trình hoặc thiết kế công trình không theo đúng quy định của nhà nƣớc.

- Tổ chức thiết kế chƣa thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công, xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình.

+ Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán: Về tồn tại trong thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán có thể nêu tóm tắt nhƣ sau:

- Chủ đầu tƣ không tổ chức nghiệm thu sản phẩm thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán do cơ quan tƣ vấn lập trƣớc khi trình thẩm định.

- Có cơ quan thẩm định quá tin tƣởng ở đơn vị tƣ vấn. - Thời gian thẩm định kéo dài.

3.2.4.5. Quản lý công tác đấu thầu

- Hệ thống pháp lý về đấu thầu đã đƣợc hình thành và luôn luôn đƣợc hoàn chỉnh cho phù hợp. Trong thực tế, Luật đấu thầu là một công cụ để toàn xã hội giám sát các hoạt động của các Ban quản lý, Chủ đầu tƣ; làm cho việc sử dụng đồng tiền của nhà nƣớc có hiệu quả.

- Đấu thầu mang lại hiệu quả rõ rệt.

- Hiệu quả qua đấu thầu trƣớc tiên là ở chỗ thông qua đấu thầu chúng ta lựa chọn đƣợc nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc theo yêu cầu. Nhà thầu phải có giải pháp khả thi để thực hiện công việc đƣợc giao và đảm bảo trúng thầu không đƣợc vƣợt giá gói thầu và giá dự toán đƣợc duyệt.

- Hiệu quả của đấu thầu chính là tạo ra sự cạnh tranh để làm động lực cho sự phát triển, đã tạo ra đƣợc nhiều công ty mạnh có đủ năng lực thiết bị, con ngƣời và tiền vốn đảm đƣơng đƣợc công trình phức tạp và vốn lớn, thời gian thi công ngắn, đạt đƣợc chất lƣợng cao

- Tiết kiệm đƣợc nguồn vốn đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 72 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)