Số việc làm tăng thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 65 - 72)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 BQ 1 Tổng số Lao động Ngƣời 331.914 345.685 454.545 465.110 469.658 497.344 Phân theo ngành - Công nghiệp - Xây dựng Ngƣời 259.279 261.766 371.564 381.838 390.152 413.290 Nông, lâm

sản Thƣơng mại, Dịch vụ, Du lịch

Ngƣời 46.037 50.530 57.879 79.779 58.708 60.779

Nguồn: Niên giám thống kê

Kết quả của việc tăng cƣờng vốn đầu tƣ và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ, thực hiện phân công lại lao động xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: (I) Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; (II) Công nghiệp – xây dựng; (III) Dịch vụ thì tỷ trọng giá trị tăng thêm của mỗi khu vực trong tổng sản phẩm của tỉnh đã chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ (khu vực II và III); Giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp (khu vực I), trong khi vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng của tất cả các khu vực và các ngành kinh tế. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu đúng hƣớng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 3.6. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh phân theo ba khu vực kinh tế

Đơn vị tính: %

TT Ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 Nông lâm nghiệp thuỷ

sản 36,78 34,65 40,43 39,35 38,72 37,78

2 Công nghiệp xây dựng 25,05 26,49 22,84 23,16 25,07 25,95 3 Dịch vụ 37,17 38,86 36,73 37,49 36,21 36,27

Nguồn: Niên giám thống kê

Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tƣ Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh (bao gồm vốn ngân sách Nhà nƣớc, vốn tín dụng phát triển của Nhà nƣớc, vốn tín

dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn đầu tƣ của doanh nghiệp Nhà nƣớc) ngày càng tăng cao, đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng đối với hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện rõ nét đời sống của nhân dân. Tuy nhiên công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nƣớc còn bộc lộ những yếu kém, thiếu sót dẫn đến gây thất thoát lãng phí, hiện tƣợng tiêu cực trong đầu tƣ và xây dựng đang đƣợc xã hội quan tâm.

3.2.3. Công tác phân cấp thẩm quyền quản lý dự án:

3.2.3.1. Đối với dự án quan trọng cấp Quốc gia và các dự án nhóm A do Trung ương trực tiếp quản lý đƣợc giao cho các bộ ngành chuyên trách làm chủ đầu tƣ và quản lý toàn bộ quá trình dự án. Bộ, ngành làm chủ đầu tƣ trực tiếp thành lập BQLDA chuyên trách và toàn quyền quản lý dự án cũng nhƣ chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội, trƣớc pháp luật về chất lƣợng công việc do mình đảm nhận. Trong một số khâu của tiến trình dự án có thể sử dụng sự phối hợp thực hiện của địa phƣơng tại địa bàn mà dự án đƣợc triển khai.

3.2.3.2. Đối với các dự án thuộc phạm vi địa phương quản lý:

* Trung ƣơng cấp vốn ngân sách cho các địa phƣơng theo kế hoạch phân bổ hàng năm trên cơ sở danh mục đầu tƣ đƣợc phê duyệt chứ không tham gia vào công việc cụ thể của từng dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn NSNN. Tuy nhiên vẫn thực hiện giám sát đầu tƣ thông qua chế độ báo cáo tình hình thực hiện đầu tƣ định kỳ do cơ quan thẩm quyền địa phƣơng báo cáo bằng văn bản theo tháng, quý.

* Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền, các sở ngành chuyên trách trong quản lý dự án:

- UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý chung đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của địa phƣơng.

- Sở kế hoạch và đầu tƣ: Bố trí vốn dự án, quản lý về đấu thầu, thẩm định dự án, theo dõi tình hình thực hiện dự án, giám sát đánh giá đầu tƣ, điều chỉnh thay đổi dự án.

- Sở tài chính: Cân đối nguồn lực, phối hợp cùng sở Kế hoạch và Đầu tƣ bố trí vốn, tham gia quản lý giá vật liệu xây dựng, thẩm định quyết toán.

- Các sở xây dựng chuyên ngành quản lý kỹ thuật đối với dự án thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị mình, quản lý quy hoạch ngành (đặc biệt trong giai đoạn đóng góp ý kiến trong xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH địa phƣơng).

- Sở xây dựng quản lý chất lƣợng xây dựng dự án, giá xây dựng. - Kho bạc Nhà nƣớc: Thẩm định thanh toán vốn đầu tƣ, giải ngân. - Chủ đầu tƣ và BQLDA thực hiện các nhiệm vụ quản lý chung dự án thuộc trách nhiệm của mình nhƣ giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu, quản lý thực hiện dự án, nghiệm thu công trình dự án, thanh quyết toán...

* Trên cơ sở phân định chung về quyền hạn, trách nhiệm về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, UBND tỉnh phân quyền quản lý dự án đầu tƣ sử dụng vốn ngân sách với nội dung nhƣ sau:

a. Quyền quyết định đầu tư và chủ trương đầu tư:

Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định đầu tƣ các dự án đầu tƣ bằng ngồn vốn ngân sách địa phƣơng (bao gồm cả các khoản đƣợc cấp từ ngân sách cấp trên, vốn huy động hợp pháp) có mức vốn không quá 5 tỷ đồng; Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND xã, phƣờng, thị trấn quyết định đầu tƣ các dự án có mức vốn không lớn hơn 500 triệu đồng. Các dự án đƣợc phân cấp phải đƣợc UBND cấp trên đồng ý về mặt chủ trƣơng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn.

b. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình:

- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ.

+ Tổ chức thẩm định các dự án đầu tƣ, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, trừ các dự án đầu tƣ, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đã uỷ quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt;

+ Phê duyệt các dự án đầu tƣ, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng các công trình đã uỷ quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện.

- Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Giang tổ chức thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tƣ và báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình đƣợc uỷ quyền xây dựng công trình có mức vốn dƣới 10 tỷ đồng (bao gồm cả các dự án đầu tƣ xây dựng CSHT phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất) , trừ các công trình đã uỷ quyền Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt.

- Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất có mức vốn dƣới 10 tỷ đồng và các báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình khác nhau có mức vốn dƣới 5 tỷ đồng, trừ các công trình đã uỷ quyền Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt.

- Chủ tịch UBND cấp huyện sử dụng bộ máy chuyên môn để thẩm định dự án đầu tƣ, báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình đựơc uỷ quyền.

Trong trƣờng hợp không đủ năng lực để thẩm định, UBND cấp huyện có thể thuê các tổ chức tƣ vấn có đủ điều kiện và năng lực để thẩm tra hoặc có văn bản đề nghị Sở kế hoạch và Đầu tƣ thẩm định.

c. Đấu thầu:

Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ các gói thầu của các dự án đã phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Chủ tịch UBND cấp huyện.

+ Cho phép đấu thầu hạn chế các gói thầu (theo các trƣờng hợp quy định tại Điều 19, luật đấu thầu) của các dự án đã đƣợc phân cấp, uỷ quyền phê duyệt.

+ Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kế quả lựa chọn nhà thầu của các dự án đã đƣợc phân cấp, uỷ quyền phê duyệt

d. Chỉ định thầu:

- Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức thẩm định kết quả chỉ định thầu các gói thầu cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả chỉ định thầu;

- Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức thẩm định phê duyệt kết quả chỉ định thầu các gói thầu của dự án đã đƣợc uỷ quyền phê duyệt, trừ các gói thầu do chủ đầu tƣ phê duyệt kết quả chỉ định thầu.

- Chủ đầu tƣ phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu dịch vụ tƣ vấn có giá gói thầu dƣới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dƣới 1 tỷ đồng đối với các gói thầu thuộc dự án quy định tại khoản 1 và khoản 3 của Luật đấu thầu.

e. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán:

- Giám đốc Sở Tài chính

+ Tổ chức thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ công trình hoàn thành có mức vốn dƣới 15 tỷ đồng.

- Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ công trình hoàn thành, trừ các công trình đã phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt.

+ Phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ đối với các công trình hoàn thành có mức vốn dƣới 15 tỷ đồng.

- Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ các công trình đƣợc uỷ quyền, trên cơ sở thẩm định của Phòng Tài chính - Kế hoạch.

f. Quản lý về chất lượng công trình xây dựng:

- Sở xây dựng giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý Nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây dựng trong phạm vi toàn tỉnh. Các sở chuyên ngành phối hợp với Sở Xây dựng trong việc quản lý chất lƣợng các công trình xây dựng chuyên ngành.

- UBND các huyện, thành phố theo phân cấp có trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do địa phƣơng quản lý.

3.2.4. Tình hình quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn từ ngân sách nhà nƣớc sách nhà nƣớc

3.2.4.1. Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư

Công tác lập kế hoạch trong các năm qua đã đƣợc triển khai sớm, dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hƣớng của Chính phủ, của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết của HĐND tỉnh; UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng các quy định của nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ xây dựng. Hàng năm tỉnh đã xác định và ƣu tiên đầu tƣ cho các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn đối ứng; các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội. Đã thực hiện việc rà soát thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH, các chƣơng trình dự án ƣu tiên đầu tƣ, hiện trạng các công trình XDCB, khả năng cân đối để phân bổ và bố trí vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách do địa phƣơng quản lý.

Thực hiện đúng cơ cấu vốn đầu tƣ do Chính phủ bố trí cho các dự án và chƣơng trình mục tiêu cũng nhƣ chƣơng trình mục tiêu quốc gia.

Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý đầu tƣ và xây dựng cho Huyện, thành phố, gắn quản lý đầu tƣ xây dựng với quản lý ngân sách. Thực hiện việc phân cấp về vốn và công trình trƣớc đây do Tỉnh quản lý cân đối chuyển giao cho cấp huyện, thành phố tự cân đối và bố trí.

Tuy nhiên, việc bố trí vốn chƣa đƣợc ƣu tiên có trọng điểm vẫn còn tình trạng dàn trải, phân đều cho các huyện, thành phố. Lƣợng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách còn lớn, nhiều công trình hoàn thành nhƣng chƣa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách hàng năm cho đầu tƣ xây dựng còn rất hạn hẹp, trong khi đó số lƣợng các dự án đầu tƣ do các đơn vị trình duyệt và đề xuất ngày càng nhiều, trên thực tế số lƣợng dự án đƣợc duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối.\

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)