(Từ năm 2008 - năm 2013) TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Dân số trung bình Ngƣời 708.169 726.981 737.768 749.537 763.503 778.958 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,73 2.65 1,86 1,82 1,76 1,72 3 Tổng sản phẩm trong tỉnh (Từ 2008-2009 tính giá cố định 1994; từ năm 2010 - 2013 tính giá so sánh 2010) Tỷ đồng 1.955,9 2.219,2 6.479,3 7.285,8 8.060,2 8.706,5 4 Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong tỉnh % 12,05 13,46 12,86 12,45 10,63 8,02 5 Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá thực tế) Tỷ đồng 3.673,8 4.580,5 6.479,3 8.534,1 9.921,8 11.396,9 6 GDP bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) Triệu đồng 5,19 6,3 8,78 11,14 12,9 14,6 7 Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh - Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 36,78 34,79 40,43 39,35 38,72 37,78
- Công nghiệp -
xây dựng % 25,05 26,29 22,84 23,16 25,07 25,95
- Dịch vụ % 38,17 38,92 36,73 37,49 36,21 36,27
8 Thu ngân sách Triệu
đồng 3.973.292 4.587.455 5.974.84 8 7.949.57 9 9.963.96 1 9.627.367
9 Chi ngân sách Triệu
đồng 3.731.029 4.377.972 5.630.92 2 7.374.20 8 9.569.69 6 9.329.061 10 Tổng vốn đầu tƣ phát triển Triệu đồng 1.559.775 2.762.860 4.545.28 6 4.557.44 0 6.126.14 8 4.973.576
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2010, năm 2013)
Trong những năm gần đây từ 2010-2013, tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 10,99%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 696 USD (14,6 triệu đồng) gấp 1,66 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với thị trƣờng và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm từ 40,43% năm 2010 xuống 37,78%; công nghiệp xây dựng tăng từ 22,84% lên 25,95%; thƣơng mại, dịch vụ từ 36,73% xuống 36,27% năm 2013 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013).
Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục chuyển dịch tích cực và phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Đảm bảo an ninh lƣơng thực, đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chƣơng trình phát triển các cây công nghiệp chủ lực đƣợc mở rộng diện tích hợp lý, phát triển thành các vùng công nghiệp tập trung. Đã phối hợp với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tập trung chỉ đạo thực hiện chƣơng trình phát triển cây cao su gắn với công nghiệp chế biến đã mở ra hƣớng phát triển mới.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục có bƣớc phát triển mới. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 2.265,96 tỷ đồng, tăng 2,52 lần so với năm 2010 là 1.005,825 tỷ đồng, tốc độ tăng 17,7%. Chƣơng trình phát triển công nghiệp
điện đƣợc triển khai thực hiện tốt; các nhà máy chế biến khoáng sản và các nhà máy chế biến chè ... đƣợc khai thác và phát huy hiệu quả. Tiểu thủ công nghiệp có bƣớc phát triển, đóng góp nhất định vào tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm; một số ngành nghề truyền thống đƣợc khôi phục, phát triển.
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2013 đạt 4.961,57 tỷ đồng, tăng trung bình 13,98% năm, gấp 1,96 lần so với năm 2010 đạt 2.530,008 tỷ đồng; Dịch vụ phát triển khá cả về số lƣợng khách, loại hình sản phẩm; hạ tầng du lịch đƣợc tập trung quy hoạch và đầu tƣ.
Hoạt động tài chính, tín dụng có chuyển biến tích cực; thu ngân sách tại địa bàn đạt mức tăng cao và vƣợt xa so với Nghị quyết Đại hội XV tỉnh Đảng bộ đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2013 đạt 9.627,367 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách tại địa bàn đạt 1.987,552 tỷ đồng bằng 130,7% so với mục tiêu năm 2010.
Chính sách thu hút đầu tư đƣợc ban hành và vận dụng sáng tạo, nhiều cơ chế đƣợc ban hành và phát huy hiệu quả tích cực; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, cùng với chú trọng phát huy nội lực đã góp phần tăng tiềm lực của tỉnh về cơ sở vật chất. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội từ năm 2010-2013 đạt 20.202,45 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2005-2009.
Cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục đƣợc điều chỉnh theo hƣớng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Dọc theo Quốc lộ 2 đƣợc tập trung đầu tƣ và phát huy vai trò động lực kinh tế của tỉnh. Xây dựng các khu công và các cụm công nghiệp, các vùng nguyên liệu tập trung gắn với các cơ sở công nghiệp, cơ sở chế biến quặng, chè, cà phê. Dọc theo Quốc lộ 4C, vùng cao núi đá đƣợc UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu sẽ phát triển khu du lịch và đƣợc tập trung đầu tƣ. Vùng dọc sông Lô, sông Miện, sông Nho Quế,
sông Bạc, sông Gâm đƣợc khai thác, từng bƣớc phát triển, xây dựng các nhà máy thủy điện, nuôi trồng thủy sản, phát triển dịch vụ đƣờng thủy nội địa. Các chƣơng trình về phát triển địa bàn vùng cao, biên giới gắn với phát triển kinh tế củng cố quốc phòng an ninh và ổn định dân cƣ biên giới.
Tập trung ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn. Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ƣơng, của tỉnh để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, ổn định sản xuất, định canh, định cƣ, xóa đói giảm nghèo; khai thác các nguồn lực về đất đai, lao động và các điều kiện tự nhiên trong vùng tạo bƣớc chuyển biến mới về sản xuất và đời sống của đồng bào, hạn chế tình trạng du canh, du cƣ.
Về phát triển kết cấu hạ tầng, trong giai đoạn 2010-2013 tỉnh Hà Giang đã huy động nguồn lực khá lớn vốn đầu tƣ phát triển và mở rộng kết cấu hạ tầng phục vụ xã hội. Đầu tƣ có trọng điểm, ƣu tiên phát triển và mở rộng hệ thống giao thông đƣờng bộ, xây dựng các khu công nghiệp. Để đáp ứng cho nhu cầu tăng trƣởng cao và bền vững, kết cấu hạ tầng hiện tại còn thiếu về số lƣợng và chƣa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống hạ tầng đô thị và giao thông nông thôn.
Tính đến hết năm 2013, đã có 100% số xã, phƣờng có điện lƣới quốc gia, tỷ lệ số hộ đƣợc dùng điện lƣới quốc gia đạt trên 80%; sản lƣợng điện thƣơng phẩm tăng bình quân hơn 20%/năm, cao hơn so với mục tiêu trong quy hoạch 13,6%/năm. Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt khoảng 65%, trong đó khu vực thành thị 90%, khu vực nông thôn đạt 55%. Có 100% các huyện, thành phố, xã, phƣờng, thị trấn có cáp quang đến trung tâm, mật độ điện thoại đạt 67 máy/100 dân.
Những khó khăn, thách thức:
Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua nền kinh tế tỉnh Hà Giang phát triển chƣa bền vững, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, đến
thời điểm hiện tại Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo trong cả nƣớc. Do điều kiện địa vật lý hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn và duy nhất chỉ có loại hình giao thông đƣờng bộ, đất đai canh tác cằn cỗi chủ yếu là vùng cao núi đá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm so với cả nƣớc, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn hạn chế. Kinh tế nông thôn phần đa là thuần nông, tiểu thủ công nghiệpđịch vụ và sản xuất các sản phẩm hàng hóa có lợi thế chậm phát triển. Việc củng cố đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc, chuyển đổi phát triển các hợp tác xã còn lúng túng. Văn hóa xã hội còn một số vấn đề bức xúc; an ninh trật tự an toàn xã hội tuy đƣợc giữ vững nhƣng ở một số địa bàn xung yếu, do trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc còn hạn chế, có nhiều phần tử xấu, cực đoan tuyên truyền các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định.
Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ chuyên môn, quản lý còn hạn chế so với mặt bằng cả nƣớc cũng nhƣ so với ngay vùng trung du Bắc Bộ.
Chƣa có tƣ duy, cách làm mới để đƣa kinh tế xã hội vƣợt lên, đặc biệt là du lịch và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do nguồn nhân lực còn hạn chế - chủ yếu là lao động nông nghiệp.
Điều kiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông gồm cả các điểm nút còn hạn chế, thiếu đồng bộ gây trở ngại trong phát triển kinh tế của ngành chủ yếu nhƣ du lịch và nông nghiệp.
Khả năng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, huy động các nguồn lực trong nƣớc còn hạn chế, năng suất lao động thấp mà yêu cầu đầu tƣ phát triển và đổi mới công nghệ cao, công tác quy hoạch còn hạn chế. Nguồn thu trên địa bàn tỉnh Hà Giang mới chỉ đáp ứng đƣợc 20% tổng chi ngân sách, còn lại là Trung ƣơng trợ cấp. Đây cũng là yếu tố tác động sâu sắc đến công tác quản lý dự án đầu tƣ phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc của một tỉnh miền núi.
Mâu thuẫn giữa mở cửa, hội nhập cùng phát triển nhanh, bền vững và gìn giữ phong tục tập quán, chống các tệ nạn xã hội cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng cuộc sống khám chữa bệnh, giáo dục … cho tất cả các bộ phận dân cƣ sẽ còn là thách thức không nhỏ trong suốt quá trình phát triển.
3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua. ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua.
3.2.1. Kết quả đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc trong những năm qua qua
Trong các năm qua (2010 – 2013), tỉnh đã khai thác tốt các nguồn thu, huy động và thu hút tốt hơn các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, kết quả tổng vốn đầu tƣ đƣợc huy động và đƣa vào nền kinh tế đạt 20.202,45 tỷ đồng (năm 2010: 4.545,286 tỷ đồng; năm 2011: 4.557,44 tỷ đồng; năm 2012: 6.126,148 tỷ đồng; năm 2013: 4.973,576 tỷ đồng) gấp hơn 3 lần tổng vốn đầu tƣ giai đoạn 2005 – 2009. Bao gồm: Cấp ngân sách địa phƣơng quản lý: 19.374,113 tỷ đồng; Cấp ngân sách Trung ƣơng quản lý 822,937 tỷ đồng.
Phân theo nguồn vốn, bao gồm: Vốn khu vực nhà nƣớc: 13.868,928 tỷ đồng, chiếm 68,65%; vốn khu vực ngoài nhà nƣớc: 6.318,097 tỷ đồng, chiếm 31,27%; vốn khu vực đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài: 15,42 tỷ đồng, chiếm 7,63% tổng vốn đầu tƣ.
Nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc đƣợc đƣa vào cân đối 4 năm (2010- 2013) bố trí cho các công trình XDCB, tổng số: 16.369,688 tỷ đồng, tăng cao so với giai đoạn 2005-2009 (quản lý các dự án đầu tƣ sử dụng vốn NSNN Về nguồn vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội tỉnh Hà Giang thời kỳ 2008 – 2013 ta thấy, nguồn vốn dành cho đầu tƣ phát triển có sự gia tăng, nhƣng mang tính không đều và phụ thuộc nguồn trung ƣơng trợ cấp.
Vốn tín dụng, bao gồm tín dụng đầu tƣ theo kế hoạch Nhà nƣớc và vốn tín dụng đầu tƣ của Ngân hàng tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt năm 2012 đầu
tƣ 2.911,32 tỷ đồng, tăng 8,3 lần so với năm 2008, điều đó chứng tỏ tỉnh đã quan tâm tập trung đầu tƣ vốn vào những lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận. Vốn đầu tƣ của dân và tƣ nhân tăng với tốc độ nhanh, năm 2013 đầu tƣ 1.356,105 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm 2008, điều đó chứng tỏ cơ chế chính sách của Nhà nƣớc đã thu hút đƣợc nguồn vốn rất lớn của dân và tƣ nhân đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng.