Xử lý nợ xấu, nợ quá hạn dứt điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 100 - 101)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng

4.2.5. Xử lý nợ xấu, nợ quá hạn dứt điểm

Hiện tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh Hưng Yên dù vẫn trong tầm kiểm soát nhưng đã làm ảnh hưởng tới bảng tổng kết tài sản và chất lượng tín dụng chung tại Chi nhánh. Vì vậy, xử lý các khoản nợ này là yêu cầu cấp thiết, Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau :

- Ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng tăng trưởng tín dụng : lựa chọn khách hàng tốt, kiên quyết không để phát sinh nợ xấu. Định kỳ kiểm tra chéo hồ sơ của các cán bộ tín dụng nhằm kiểm soát nợ xấu tại chính Chi nhánh.

- Phân tích khả năng thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu: Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn Chi nhánh theo từng thời kỳ,và xác định rõ các chỉ tiêu thu hồi các khoản nợ này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các cán bộ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.

Khi phân tích, đánh giá nợ xấu, nợ quá hạn, có những trường hợp khách hàng vì nguyên nhân khách quan mà không trả được nợ. Chi nhánh có thể thay đổi lại kế hoạch trả nợ cho doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp xem xét lại kế hoạch kinh doanh, dùng biện pháp mềm mỏng hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường để có thể trả được nợ cho ngân hàng. Cụ thể ; xây dựng cùng doanh nghiệp biện pháp cắt giảm chi phí, giải phóng hàng tồn kho, thu hồi các khoản phải thu, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, thay đổi phương thức bán hàng...

- Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ: Để có thể nhanh chóng thu hồi nợ, cán bộ tín dụng cần bám sát khách hàng, khi khách hàng có nguồn thu cần yêu cầu khách hàng thanh toán ngay cho ngân hàng.

- Đối với khoản vay có TSĐB : Chi nhánh Hưng Yên và mạng lưới chi nhánh của NH TMCP BIDV Việt Nam có thể xử lý các khoản nợ xấu thông qua vai trò của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản AMC , VAMC.

- Đối với khoản vay không có TSĐB : Chi nhánh cần đề nghị khách hàng thắt chặt ngân quỹ, khuyên khách hàng bán bớt tài sản có giá trị, thanh lý tài sản không

vệ pháp luật mà chủ yếu là cảnh sát kinh tế để ép các khách hàng có nợ quá hạn lớn và hành vi lừa đảo tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)