1.2. Cơ sở lý luận chung về giải pháp xóa đói giảm nghèo
1.2.4. Nội dung công tác xóa đói giảm nghèo
1.2.4.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đói nghèo của ngƣời dân. Có những nguyên nhân mang tính khách quan nhƣ do sự không thuận lợi của điều kiện tự nhiên ở một số vùng, miền; do gặp phải những sự kiện bất thƣờng trong cuộc sống nhƣ ốm đau, bệnh tật, tai nạn; do mặt trái của
nền kinh tế thị trƣờng mà chƣa có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ... Nhƣng cũng có những nguyên nhân mang tính chủ quan từ bản thân ngƣời nghèo nhƣ: trình độ văn hóa thấp, gia đình đông con, tập tục lạc hậu, lƣời biếng lao động...
Một số nhân tố khách quan cụ thể ảnh hƣởng tới đói nghèo nhƣ sau: - Điều kiện tự nhiên: Sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây ra những khó khăn đối với ngành sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn nhƣ các quốc gia ở châu Phi... đã làm giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đồng thời cũng làm cho các loại dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra, làm cho tỷ lệ nghèo đói ở khu vực này cao nhất thế giới.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng: do trình độ phát triển kém, chƣa đáp ứng nhu cầu, đƣờng sá xấu làm cho chi phí vận tải thƣờng rất tốn kém, hàng hóa đƣa đến rất khó khăn trong khi hàng nông sản chỉ đƣợc tiêu thụ tại nội bộ địa phƣơng với giá thành rất thấp. Trình độ phát triển yếu kém còn làm cho việc cung cấp hoặc tận dụng các dịch vụ nhƣ khuyến nông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận với những kiến thức hiện đại cũng gặp nhiều khó khăn hơn, làm cho ngƣời dân không biết cách nào sống khá hơn để thoát khỏi cảnh đói nghèo.
- Các chính sách của địa phƣơng: có thể thấy rằng những chính sách trợ cấp về lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cƣớc... có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do không đúng đối tƣợng hoặc do khả năng hiểu biết kém của đối tƣợng mà làm ảnh hƣởng xấu đến sự hình thành thị trƣờng nông thôn hoặc các đối tƣợng không biết tận dụng chính sách nhƣ nào để mang lại hiệu quả. Qua đó, làm cho công cuộc xóa đói giảm nghèo trở nên khó khăn và nan giải hơn bao giờ hết.
Bên cạnh những nhân tố khách quan đã kể trên, không thể không nhắc đến những nhân tố chủ quan có ảnh hƣởng tới đói nghèo. Đó là sự thiếu nguồn vốn nhân lực – trở ngại lớn nhất của ngƣời nghèo. Ngƣời nghèo có khả
năng ngày càng nghèo hơn bởi họ không thể đầu tƣ vào nguồn vốn nhân lực của họ để phát triển sản xuất trong khi nguồn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói. Thêm vào đó, đại đa số những ngƣời nghèo là những ngƣời ngƣời có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm đƣợc việc làm tốt, ổn định. Ngoài ra, những gia đình nghèo đói thƣờng rất đông con, đây vừa là nguyên nhân mà cũng là hệ quả của nghèo đói. Vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của ngƣời nghèo, làm họ rơi vào vòng tròn luẩn quẩn của đói nghèo khi không có đủ khả năng chi trả cho các khoản nợ cũ, đã nghèo lại càng nghèo thêm.
1.2.4.2. Thực hiện các giải pháp xóa đói giảm nghèo
Nội dung của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo xét trên giác độ các vấn đề can thiệp bao gồm nhiều biện pháp đƣợc sử dụng nhƣ: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ đất đai sản xuất và nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ y tế và giáo dục... Các biện pháp này có thể chia thành ba nhóm chính: nhóm giải pháp tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập; nhóm giải pháp tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời nghèo.
* Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập
Nhóm giải pháp này bao gồm một số chính sách nhƣ:
- Chính sách cho vay tín dụng với cơ chế ƣu đãi có tác dụng hỗ trợ nguồn lực cho phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nghèo.
- Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho nông dân nghèo tại một số vùng ít đất và không có đất sản xuất. Chính sách này góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực cho ngƣời nghèo và tạo cơ hội cho họ vƣơn lên.
- Chính sách khuyến nông, khuyến lâm – ngƣ nhằm tạo điều kiện cho nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin và kỹ thuật sản xuất, phát triển thị trƣờng, có tiềm năng cải thiện đƣợc phúc lợi cho các hộ dân ở khu vực nông thôn. Dịch vụ khuyến nông của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo bao gồm những hoạt động nhƣ: Đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho ngƣời sản xuất; Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất thông qua việc cung cấp đầu vào (nhƣ giống, phân bón, thuốc trừ sâu), nguyên liệu (thức ăn gia súc, thuốc thú y…) và công nghệ sản xuất; Chiến dịch thông tin tuyên truyền sử dụng sách báo, băng video, băng đài nhằm phổ biến những kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn cho ngƣời nghèo.
- Chính sách trợ giá, trợ cƣớc đối với đồng bào các dân tộc miền núi, hải đảo và ngƣ dân nhằm tạo điều kiện cho dân cƣ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao có thể tiếp cận đƣợc với thị trƣờng hàng hoá thiết yếu, nguyên vật liệu cơ bản cho sản xuất, tiêu thụ đƣợc sản phẩm và những nhu cầu về văn hoá tinh thần.
* Nhóm giải pháp tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Thực tiễn cho thấy, địa phƣơng nào có chính sách đầu tƣ gắn với giảm nghèo phù hợp, không những có thể đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn tạo điều kiện cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhóm giải pháp này bao gồm:
- Chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo về y tế: y tế cũng là một chính sách lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhằm giúp ngƣời nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với việc khám chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ để sản xuất kinh doanh.
- Chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo về giáo dục vào dạy nghề: nhằm giúp cho ngƣời nghèo có điều kiện nâng cao trình độ văn hoá, nhận thức, có khả năng tiếp cận với nhiều nghề mới, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Chính sách xóa đói giảm nghèo về giáo dục, không chỉ bao gồm những nội dung về miễn giảm học phí, các khoản đóng góp khác… mà còn cả chế độ trợ cấp nuôi dƣỡng, ăn, ở cho một số đối tƣợng đặc thù.
- Chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo về nhà ở, đặc biệt đối với các trƣờng hợp bị rủi ro thiên tai, bão lũ mà nhà cửa bị sập, bị trôi, hƣ hỏng thông qua chính sách cứu trợ đột xuất, giúp một phần kinh phí để bảo đảm ổn định cuộc sống cho những đối tƣợng này. Chủ trƣơng hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời nghèo về nhà ở (bao gồm sửa chữa, xây mới) đã thực sự đi vào cuộc sống và đƣợc các địa phƣơng đặc biệt quan tâm, chú trọng nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cuộc sống cho ngƣời dân.
* Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời nghèo
Công tác tuyên truyền là một trong những biện pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo, ngƣời thuộc hộ cận nghèo, làm chuyển biến và nâng cao ý thức thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo và ý chí vƣơn lên thoát nghèo, làm giàu của nhân dân nhất là với các hộ nghèo. Nội dung công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành tập trung vào việc triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, trách nhiệm tham gia của ngƣời dân, ngƣời nghèo trong các hoạt động giảm nghèo, các chế độ, chính sách về giảm nghèo, giới thiệu kinh nghiệm làm ăn, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách làm hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng. Công tác tuyên truyền thƣờng đƣợc thực hiện liên tục, thông qua việc phổ biến các tài liệu tập huấn, các văn bản chỉ đạo, cập nhật các chính sách mới thƣờng xuyên cho các cán bộ để thuận tiện trong quá trình thực hiện ở cơ sở hay thông qua tổ chức in tờ rơi, làm pano tuyên truyền về giảm nghèo nâng cao nhận thức của ngƣời dân về thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo.
Qua công tác tuyên truyền, vận động về giảm nghèo, nhận thức của nhân dân nói chung và ngƣời nghèo nói riêng đã đƣợc nâng lên rõ rệt, tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo ở các cấp, từ đó giáo dục ý thức tự lực, tự cƣờng, động viên các hộ nghèo vƣơn lên để xoá đƣợc đói, giảm đƣợc nghèo, một số trở thành hộ khá, hộ giàu.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số chính sách, chƣơng trình và một số hoạt động khác có nội dung hƣớng đến hỗ trợ ngƣời nghèo nhƣ: chính sách hỗ trợ nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, trợ giá, trợ cƣớc giống cây lƣơng thực, vận chuyển giống thuỷ sản đã giúp đồng bào có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản để có nguồn thực phẩm ổn định cải thiện đời sống, nâng cao sức khoẻ dinh dƣỡng cho đồng bào…
Những nhóm giải pháp trên là những hình thức trợ giúp quan trọng để thúc đẩy sản xuất ở những vùng khó khăn, là biện pháp để xóa đói giảm nghèo, góp phần giảm bớt khoảng cách giữa các địa phƣơng, vùng, miền. Chúng chỉ thực sự có hiệu quả khi đƣợc thực hiện theo đúng đối tƣợng với sự cung ứng nguồn lực đầy đủ. Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách giảm nghèo hiện nay đƣợc cân đối chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, đồng thời có sự huy động các nguồn lực khác từ các tổ chức quốc tế, tổ chức của chính phủ, phi chính phủ và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc.
Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc thƣờng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam hiện nay thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với nguồn lực giảm nghèo. Để đảm bảo tính bền vững của chính sách giảm nghèo thì việc chi tiêu cho y tế, giáo dục, dạy nghề, các chính sách đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc cần phải cân đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế.
Bên cạnh đó, việc chú trọng đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngoài việc đầu tƣ cho thuỷ lợi, các trục công nghiệp chính, cần đầu tƣ vào các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo động lực tốt cho giảm nghèo. Sự tập trung đầu tƣ vào phát triển giao thông, đƣờng sá đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo sẽ có tác động, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế hàng hoá ở các địa phƣơng, vùng miền.