Nguyên nhân của nghèo đói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 38)

1.2. Cơ sở lý luận chung về giải pháp xóa đói giảm nghèo

1.2.3. Nguyên nhân của nghèo đói

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra đói nghèo, song tựu trung lại, nghèo đói ở các nƣớc đang phát triển chủ yếu là do các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, do ngƣời nghèo không có khả năng và cơ hội để tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất.

Các nguồn lực sản xuất chủ yếu hiện nay có thể kể đến nhƣ vốn, đất đai, khoa học công nghệ... song tất cả những thứ đó ngƣời nghèo đói không có hoặc rất hạn chế về khả năng tiếp cận. Một số ngƣời trong số họ có thể có sức lao động, nhƣng họ sẽ không thể biến sức lao động đó thành nguồn lực, nếu không tiếp cận đƣợc với các nguồn lực khác nhƣ vốn, đất đai, khoa học công nghệ, tức là họ không có việc làm.

Ở một phạm vi nào đó, theo quan sát thực tiễn của các những chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo do thiếu tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực là khá phổ biến.

Theo Công ty ADUKI - "Vấn đề nghèo ở Việt Nam", thì ngƣời nghèo ở Việt Nam là: "Những người không có khả năng tiếp cận hoặc kiểm soát các nguồn lực xã hội, kinh tế và chính trị, và do đó không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người một cách có phẩm giá". Việt Nam với một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và 90% dân số sống ở những vùng nông thôn, thì việc tiếp cận và kiểm soát đất đai là một trong những nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống. Trong mấy năm trở lại đây, tuy các hộ nông dân đã đƣợc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài nhờ thực hiện Luật đất đai, nhƣng trên thực tế các hộ đƣợc giao đất lại thiếu các điều kiện sản xuất (vốn, lao động, khoa học công nghệ...), nên một số hộ đã không giữ đƣợc đất, phải nhƣợng lại cho các hộ khác. Mặt khác, sản xuất trên đất không mang lại hiệu quả kinh tế cao vì thiếu kiến thức và công nghệ, nên có rất nhiều trƣờng hợp, sau khi nhận đƣợc quyền sử dụng đất đã bán đi để lấy tiền, trong đó chỉ có một số rất ít hộ dùng số tiền có đƣợc để chuyển hƣớng sản xuất.

Một trong những nguồn lực nữa cần đƣợc chú ý hiện nay là vấn đề tín dụng. Trong thực tế, xét về nhu cầu vốn, thì hầu hết số hộ nghèo ở nông thôn đều cần vốn. Do thiếu nguồn vốn đủ lớn nên không tiếp cận đƣợc với công nghệ hiện đại, do đó không tăng đƣợc năng suất lao động, đặc biệt là thiếu vốn để mở mang ngành nghề cũng nhƣ mở mang chăn nuôi, vì vậy họ khó có thể thoát khỏi đói nghèo trong khi tƣ liệu sản xuất chủ yếu là đất đai lại đang bị thu hẹp dần. Do tất cả những nguyên nhân đó mà thu nhập của ngƣời lao động ở nông thôn trở nên quá thấp, phần lớn không có lích lũy. Mặc dù hầu hết các địa phƣơng đã thành lập quỹ xóa đói giảm nghèo, nhƣng trên thực tế cũng chỉ đáp ứng đƣợc một phần số hộ nghèo vay vốn.

Thứ hai, do dân số tăng nhanh.

Hiện các nƣớc đang phát triển đang đóng góp lớn nhất vào phần tăng thêm của dân số thế giới. Trong suốt thập kỷ 90, phần đóng góp của các nƣớc đang phát triển vào số lƣợng ngƣời tăng thêm chiếm tới 93-95%. Nói cách

khác, dân số thế giới tăng lên nhanh là do các nƣớc đang phát triển quyết định. Hiện tại châu Á chiếm 60% số dân cả thế giới, châu Phi là 12%. Sự tăng dân số rất khác nhau ở các khu vực trên thế giới đã làm thay đổi cơ cấu tuổi của dân số. Một bộ phận dân số quá trẻ, trong khi một bộ phận dân số tại các nƣớc công nghiệp già đi nhanh chóng. Dân số tăng nhanh ở các nƣớc đang phát triển dẫn đến thu nhập bình quân đầu ngƣời giảm, đồng thời tạo ra áp lực rất gay gắt về việc làm và làm nhức nhối những vấn đề xã hội. Nghèo đói ở các nƣớc công nghiệp phát triển chủ yếu do thất nghiệp gây ra, còn nghèo đói ở các nƣớc đang phát triển do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân trực tiếp là dân số tăng nhanh. Trên thế giới không có nơi đâu có tỷ lệ tăng dân số cao mà vẫn giảm đƣợc tỷ lệ nghèo đói. Do đó, các nƣớc đang phát triển chỉ có thể giảm nghèo đói bằng cách giảm tỷ lệ sinh.

Rơnê Đuy Mông trong tác phẩm "Một thế giới không thể chấp nhận được" đã cảnh báo các nƣớc đang phát triển về sự bùng nổ dân số, về sự luẩn quẩn giữa đói nghèo - lạc hậu - dân số tăng nhanh. Theo ông thì: "...Chính nhà nước phải có trách nhiệm đối với cộng đồng là đánh giá tài nguyên của mình về đất, nước, và khoáng sản, và khoảng không gian còn rỗi rãi, những hy vọng tiến bộ thật sự và đã đưa ra những tỷ lệ hợp lý về tăng số dân để bảo đảm cho mỗi người một cuộc sống kha khá hơn là để một ngày nào đó lại phải dùng những biện pháp cưỡng bức".

Thứ ba, do trình độ giáo dục thấp.

Số dân đông, lại nghèo đói, do đó ngân sách chi cho giáo dục và y tế thấp đã là lôgic vận động của hiện thực. Khi mức chi cho giáo dục và y tế thấp cộng thêm thu nhập thấp tại các nƣớc nghèo thì chỉ số phát triển nhân lực luôn ở cuối bảng xếp hạng của UNDP (United Nations Development Programme – Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc). Cố nhiên, những tiêu thức vô lƣợng không thể phản ánh đầy đủ cả về chất của sự vật, song trên giác độ của vấn đói nghèo, đói thì lƣợng lại phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Vì

ở các nƣớc này luôn diễn ra tình trạng thiếu các chuyên gia đầu ngành, thiếu lao động lành nghề cả kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, do đó sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp và cứ nhƣ vậy cái vòng luẩn quẩn của đói, nghèo sẽ kìm hãm sự mở rộng phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và do đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Vì vậy, tạo ra đƣợc đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao là mục tiêu quan trọng của các nƣớc nghèo. Thế nhƣng tình trạng di chuyển lao động lành nghề, lao động có học vấn từ các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc công nghiệp phát triển lại là dòng chảy không dứt. Vấn đề này đã gây thiệt hại rất lớn cho các nƣớc đang phát triển. Hiện nay Hoa Kỳ đang là nƣớc hiện đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất, vì họ không mất đi một khoản chi phí đào tạo mà họ lại đang thu hút đƣợc đội ngũ công nhân lành nghề từ châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh chuyển đến. Đó là một nghịch lý của sự phát triển của thế giới hiện đại, song nó lại tuân thủ đúng các quy luật của thị trƣờng lao động.

Thứ tư, do viện trợ không đến tay ngƣời nghèo và sử dụng không đúng mục đích.

Viện trợ là một trong những nhân tố thúc đẩy, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế, ở các nƣớc đang phát triển hiện nay có nhiều khoản viện trợ cho phát triển mà chủ yếu là đầu tƣ phát triển nhân lực đã không đến đƣợc tay ngƣời nghèo. Một phần bị rơi rụng dần và phần còn lại rất lớn lại đƣợc sử dụng không đúng mục đích, nên hiệu quả của những nguồn viện trợ rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)