Quy trình kiểm tra của BHXH tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 89)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

- Bước 01: Chuẩn bị kiểm tra

Trong bước này, BHXH tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện một số công việc sau: 1) Thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu nắm tình hình để ban hành quyết định kiểm tra

2) Ra quyết định kiểm tra 3) Gửi quyết định kiểm tra

- Bước 02: Tiến hành kiểm tra

Bước này thực hiện một số công việc: 1) Công bố quyết định kiểm tra

2) Thực hiện kiểm tra

3) Lập và thông qua biên bản kiểm tra

- Bước 03: Kết thúc kiểm tra

1) Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra 2) Kết luận kiểm tra

* Về nội dung điều tra

Các cuộc kiểm tra tập trung vào một số nội dung chính sau: Kiểm tra chấp hành thủ tục thu BHYT hộ gia đình; Kiểm tra mức đóng, thời gian đóng, phương thức đóng, quản lý biên lai thu tiền.

Theo các báo cáo của BHXH tỉnh Lào Cai về công tác kiểm tra, số cuộc kiểm tra hằng năm giai đoạn 2015-2017 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Chuẩn bị kiểm tra

Tiến hành kiểm tra

Bảng 3.15: Số cuộc kiểm tra về thu BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: cuộc

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 2016/2015 (%) So sánh 2017/2016 (%) Kiểm tra BHXH huyện về BHYT hộ gia đình 5 5 7 100,00 140,00

Kiểm tra Đại lý thu

BHYT hộ gia đình 22 11 20 50,00 181,82

Kiểm tra Hộ gia

đình 0 0 2 - -

Cộng 27 16 29 59,26 181,25

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của BHXH tỉnh Lào Cai)

Có thể thấy, số cuộc kiểm tra về thu BHYT hộ gia đình có sự biến động qua các năm, năm 2015 thực hiện 27 cuộc kiểm tra, năm 2016 thực hiện tất cả 16 cuộc kiểm tra, tức chỉ bằng 59,26% so với năm 2015 và đến năm 2017 là 29 cuộc kiểm tra, tức bằng 181,25% so với năm 2016. Cụ thể:

Năm 2015, trong tổng số 27 cuộc kiểm tra về BHYT hộ gia đình thì có 5 cuộc kiểm tra BHXH huyện, 22 cuộc kiểm tra các Đại lý thu và không có kiểm tra nào thực hiện đối với các hộ gia đình.

Năm 2016, tổng số cuộc kiểm tra giảm đi chỉ còn 16 cuộc, trong đó kiểm tra BHXH huyện là 5 cuộc, kiểm tra các Đại lý thu là 11 cuộc và cũng không có cuộc kiểm tra nào đối với các hộ gia đình.

Đến năm 2017, tổng số cuộc kiểm tra tăng mạnh lên là 29 cuộc, trong đó kiểm tra BHXH huyện là 7 cuộc, tăng lên 2 cuộc so với các năm trước; kiểm tra các Đại lý thu là 20 cuộc và kiểm tra các hộ gia đình là 2 cuộc.

Có thể thấy rằng, việc kiểm tra cơ quan BHXH các huyện và các Đại lý thu là hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm trong quá trình thực hiện quản lý thu BHYT hộ gia đình. Đối với các hộ gia đình, việc kiểm tra cũng không kém phần quan trọng, giúp cơ quan BHXH kịp thời phát hiện các trường hợp đóng BHYT không đủ số người trong hộ gia đình, trường hợp bị cấp trùng thẻ,...

Bảng 3.16: Tình hình kiểm tra đột xuất, định kỳ của BHXH tỉnh Lào Cai

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lần Tỷ trọng (%) Số lần Tỷ trọng (%) Số lần Tỷ trọng (%)

Kiểm tra đột xuất 4 14,81 5 31,25 11 37,93

Kiểm tra định kỳ 23 85,19 11 68,75 17 58,62

Cộng 27 100,00 16 100,00 29 100,00

(Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)

Bảng số liệu trên còn cho thấy, số lượng các cuộc kiểm tra đột xuất ngày càng có xu hướng tăng lên, từ 14,81% năm 2015 lên 31,25% năm 2016 và đến năm 2017 là 37,93%. Cùng với sự gia tăng tỷ trọng các cuộc kiểm tra đột xuất là sự giảm dần tỷ trọng của các cuộc kiểm tra định kỳ, được thông báo trước tới các đối tượng điều tra. Việc tăng tỷ trọng các cuộc điều tra đột xuất giúp cho cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai kịp thời phát hiện các sai phạm của các đối tượng điều tra để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Qua đó cho thấy, cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai khá coi trọng công tác kiểm tra thực hiện quản lý thu BHYT hộ gia đình.

Thực tế kết quả kiểm tra cho thấy: BHXH tỉnh Lào Cai tuân thủ nghiêm túc quy trình kiểm tra của BHXH Việt Nam. Kết quả kiểm tra giai đoạn 2015-2017 có phát hiện một số sai phạm và chủ yếu sai phạm ở các đại lý thu như: chưa thực hiện đúng quy định về thu nộp tiền như không thực hiện thu tiền BHYT vào tất cả các ngày trong tuần, về thời gian nộp hồ sơ và thu tiền về cơ quan BHXH huyện, chưa ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trên Biên lai thu tiền BHYT và thực hiện đối chiếu Quyết toán với cơ quan BHXH theo đúng thời gian quy định,…

Nhìn chung, các sai phạm này không nghiêm trọng và có thể khắc phục được bằng các biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ cho nhân viên các đại lý thu.

* Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra

Qua các ý kiến được hỏi cho rằng hoạt động thanh, kiểm tra thu BHYT hộ gia đình được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch và đột xuất, được thực hiện theo cả 2 hình thức là thanh, kiểm tra tại cơ quan BHXH và thanh kiểm tra tại trụ sở đối tượng điều tra. Tuy nhiên, do số lượng đại lý thu khá lớn trong khi cán bộ thực hiện

thanh kiểm tra hạn chế về số lượng, do đó công tác thanh kiểm tra chỉ được thực hiện ở một số đại lý thu nhất định, do đó chưa kiểm soát được hết các đại lý thu.

Hoạt động thanh kiểm tra đã đạt được những kết quả quan trọng, đã phát hiện ra một số vi phạm và kịp thời có giải pháp để chấn chỉnh.

Tuy nhiên theo các ý kiến khảo sát cho rằng kết quả thanh, kiểm tra quản lý thu BHYT hộ gia đình chưa gắn với chế tài xử lý, chưa sử dụng để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo ra quyết định quản lý, điều hành; các báo cáo kiểm tra còn nặng về nêu tồn tại, hạn chế mà chưa phân tích rõ nguyên nhân của hạn chế, chưa nêu các ưu điểm cần khuyến khích phát huy.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu BHYT hộ gia đình tại BHXH tỉnh Lào Cai Lào Cai

3.4.1. Các yếu tố khách quan

Một là, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHYT hộ gia đình

Chính sách BHYT của Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992. Ngày 15/08/1992, Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định 299/HĐBT. Từ khi ra đời Điều lệ BHYT đầu tiên, nhiều nghị định và các thông tư hướng dẫn mới đã được ban hành nhằm điều chỉnh, sửa đổi chính sách BHYT, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển BHYT.

Chính sách BHYT của nước ta đã qua 03 lần sửa đổi, bổ sung thông qua 03 Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 47/CP, Nghị định số 58/1998/NĐ-CP, Nghị định số 63/2005/NĐ-CP). Các văn bản sửa đổi, bổ sung trên đã làm cho chính sách BHYT ngày càng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước.

Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, ngày 14/11/2008, Quốc hội ban hành Luật BHYT số 25/2008/QH12. Ngày 13/06/2014 Quốc hội đã thông qua Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2008, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về BHYT tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai chính sách BHYT nói chung và BHYT hộ gia đình nói riêng, góp phần tích cực, tạo nguồn tài chính cho việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Luật BHYT là quy định khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình. Đây là hình thức mà các quốc gia hiện nay đang thực hiện để bao phủ, chăm sóc sức khỏe. Luật BHYT cũ đã quy định việc tham gia BHYT theo hộ gia đình nhưng chưa

quy định bắt buộc 100% thành viên phải tham gia, nên tính tuân thủ chưa cao, chỉ có người ốm mới tham gia BHYT, tạo nên tình trạng lựa chọn ngược.

Để khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ BHYT, Luật quy định một số đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình và quy trách nhiệm của UBND cấp xã lập danh sách các đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình thay cho quy định các cơ quan, tổ chức, đơn vị lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng theo hình thức cá nhân.

Sau hơn 03 năm thực hiện BHYT cho thấy quy định tham gia BHYT theo hộ gia đình là một cách rất hiệu quả để tăng mức độ bao phủ BHYT, người dân được hưởng BHYT với những lợi ích rất rõ ràng. Cụ thể, khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia sẽ được giảm dần mức đóng từ thành viên thứ 02 trở đi. Người thứ 02, 03 trở đi đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 05 trở đi mức đóng bằng 40% của người thứ nhất, đảm bảo sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình.

Tuy nhiên, hiện nay Luật BHYT sửa đổi quy định toàn dân bắt buộc phải tham gia BHYT, toàn bộ thành viên hộ gia đình bắt buộc phải tham gia BHYT, nhưng chưa có chế tài với các hộ gia đình hoặc thành viên của hộ gia đình chưa tham gia BHYT đầy đủ theo Luật, khiến cho cơ quan BHXH lúng túng trong việc xử lý các trường hợp này.

Như vậy, có thể thấy nếu chính sách về BHYT hộ gia được hoàn thiện sẽ góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu BHYT hộ gia đình.

Hai là, đặc điểm dân cư và nhận thức của người dân về BHYT hộ gia đình

Tính đến 31/12/2017, dân số tỉnh Lào Cai là 699.507 người với 29 dân tộc, bao gồm: dân tộc Kinh là 237.792 người, chiếm 33,994%; dân tộc thiểu số là 461.715 người, chiếm 66,006%.

Trong số 28 dân tộc thiểu số, dân tộc Mông có số dân đông nhất với 32.309 người. Có 5 dân tộc chỉ có 1 người là Ê đê, Thổ, Cơ Tu, Kháng, La Hủ; có 3 dân tộc chỉ có 2 người là Gia Rai, Pà Thẻn và Gié Triêng.

Về trình độ đào tạo chuyên môn đối với người dân tộc thiểu số: toàn tỉnh có 91 người dân tộc thiểu số có trình độ đào tạo trên đại học; 4.912 người dân tộc thiểu số có trình độ đại học; 4.839 người có trình độ cao đẳng.

Kết quả khảo sát hộ gia đình về nhận thức đối với chính sách BHYT hộ gia đình được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.17: Kết quả khảo sát hộ gia đình về nhận thức đối với chính sách BHYT hộ gia đình

Nội dung Số người lựa chọn (người) Tỷ lệ (%)

1. Hộ gia đình Ông/bà có tham gia BHYT hộ gia đình

hay không? 399 100,00

Có 278 69,67

Không 121 30,33

2. Nếu Không tham gia, tại sao? 121 100,00

Thu nhập bình quân của hộ thấp 103 85,12

Chất lượng KCB BHYT không đảm bảo 26 21,49

Không có nhu cầu KCB BHYT trong năm 85 70,25

Không thuận tiện đi KCB BHYT (cách xa cơ sở

KCB BHYT) 41 33,88

Khác 19 15,70

3. Mức độ hiểu biết về chính sách BHYT hộ gia đình? 399 100,00

Nắm rõ 11 2,76

Biết sơ qua 230 57,64

Không biết 158 39,60

4. Theo Ông/bà, mức đóng BHYT hộ gia đình hiện

nay? 399 100,00

Cao 295 73,93

Bình thường 104 26,07

Thấp 0 0,00

5. Thủ tục đóng BHYT hộ gia đình hiện nay? 399 100,00

Đơn giản 119 29,82

Bình thường 183 45,86

Rườm rà, phức tạp 97 24,31

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát )

Thực tế kết quả khảo sát cho thấy:

Trong tổng số 399 hộ gia đình được điều tra thì có 121 hộ không tham gia BHYT hộ gia đình. Khi được hỏi về lý do không tham gia BHYT hộ gia đình thì có tới 85,12% đối tượng điều tra cho rằng do thu nhập của hộ gia đình thấp nên không thể tham gia BHYT cho tất cả các thành viên trong hộ. Bên cạnh đó, có 70,25% ý kiến cho rằng họ không có nhu cầu KCB BHYT trong năm nên không tham gia BHYT hộ gia đình. Thực tế, nhiều hộ gia đình chỉ tham gia BHYT khi trong nhà có người đang bị ốm cần phải chữa trị thì mới tham gia BHYT. Có 33,88% ý kiến cho rằng họ không tham gia BHYT vì khoảng cách từ nhà đến cơ sở KCB BHYT là khá

xa, giao thông không thuận tiện. Còn lại 21,39% ý kiến cho rằng lý do không tham gia BHYT là bởi chất lượng KCB BHYT không đảm bảo và 15,70% ý kiến không tham gia BHYT là vì lý do khác.

Khi khảo sát về mức độ hiểu biết của các hộ gia đình về chính sách BHYT, đa số là các hộ chỉ biết sơ qua hoặc thậm chí là không biết về chính sách này. Cụ thể, chỉ có 2,76% đối tượng điều tra biết rõ về chính sách BHYT hộ gia đình, còn lại 57,64% đối tượng điều tra biết sơ qua và 39,60% đối tượng điều tra là không biết. Có thể thấy, do trình độ dân trí của một số địa phương vùng sâu vùng xa còn thấp nên mức độ hiểu biết của hộ về chính sách BHYT hộ gia đình chưa cao.

Khi hỏi về mức đóng BHYT hộ gia đình hiện nay, có tới 73,93% đối tượng điều tra cho rằng mức đóng theo quy định là cao so với thu nhập của họ, nếu họ tham gia cho tất cả các thành viên trong gia đình thì sẽ phải mất một số tiền lớn, do đó họ chỉ muốn tham gia BHYT cho 1 số thành viên trong gia đình như người đang bị bệnh, người có thai,....

Về thủ tục đóng BHYT hộ gia đình, đa số các đối tượng điều tra cho rằng thủ tục đơn giản và bình thường. Thực tế theo quy định hiện nay, người mua chỉ cần điền các thông tin tại Mẫu DK01 ban hành kèm theo Công văn 3170/BHXH-BT và kèm với bản sao Sổ hộ khẩu. Sau 10 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHXH sẽ giải quyết và cấp thẻ BHYT.

Như vậy có thể thấy rằng, người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn khá thấp, thu nhập bình quân hộ cũng thấp do đó ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của việc tham gia BHYT hộ gia đình. Nhiều người dân vẫn còn tin tưởng vào sức mạnh huyền bí của thầy cúng, thầy mo để chữa bệnh mà không cần đi đến các cơ sở KCB, chính vì vậy mà họ không muốn tham gia BHYT. Thêm vào đó, do địa hình miền núi phức tạp, dân cư sống không tập trung, xa các cơ sở KCB nên người dân cũng ngại đến KCB tại các cơ sở KCB nên việc tham gia BHYT đối với họ là không cần thiết.

Ba là, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương

Lào Cai nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, mặc dù là tỉnh biên giới miền núi nhưng Lào Cai đã biết tận dụng thế mạnh của mình để đưa kinh tế Lào Cai phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh cả về quy mô và tốc độ, năng lực nội sinh của kinh tế từng bước được nâng lên. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được

nâng cấp. Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai vận hành đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các tỉnh Tây Bắc.

Năm 2017 là một năm thực sự thành công của tỉnh Lào Cai khi hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn diện 25 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Trong đó nhiều chỉ tiêu vượt cao như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%, thu nhập bình quân của người dân đạt 51,2 triệu đồng, tăng 11,3% so với năm trước, Lào Cai là tỉnh đứng thứ 2 trong khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)