3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
3.3.2. Những vấn đề đặt ra:
3.3.2.1. Tình trạng dư thừa lao động đang tạo sức ép lớn cho vấn đề giải quyết việc làm
Từ thực trạng trên có thể thấy rằng: nguồn cung về số lƣợng lao động của huyện hiện nay là rất lớn và có xu hƣớng tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới; trong khi đó nhu cầu thu hút và sử dụng lao động còn hạn hẹp, có tăng nhƣng tăng chậm hơn cung. Quy mô và tốc độ tăng giữa cung và cầu không ăn khớp, tƣơng xứng với nhau làm cho quan hệ cung - cầu về lao động càng ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, điều đó dẫn đến một bộ phận lao động xã hội không tìm đƣợc việc làm. Tuy nhiên, những năm qua, nền kinh tế của Quảng Trạch có bƣớc phát triển, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 9,43%/năm (2011 - 2013) do đó, cầu về lao động có tăng nhƣng tốc độ tăng chậm hơn và đòi hỏi chủ yếu của cầu là: lao động lành nghề, có chuyên môn kỹ thuật, có tác phong công nghiệp cao; trong khi đó nguồn cung lao động quá lớn, lại chủ yếu là lao động phổ thông nhàn rỗi trong nông nghiệp, chƣa qua đào tạo nghề nghiệp. Thêm vào đó, một lực lƣợng không nhỏ bổ sung nhƣ: bộ đội xuất ngũ, số ngƣời dôi dƣ do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc, số học sinh - sinh viên ở các trƣờng chuyên nghiệp tốt nghiệp ra trƣờng, số ngƣời trƣởng thành bƣớc vào độ tuổi lao động... làm cho sức ép về lao động và việc làm vốn đã bức xúc lại càng bức xúc gay gắt hơn.
Từ thực trạng trên, cho thấy: sức ép về lao động và việc làm ở huyện hiện nay là quá lớn. Để giải quyết đƣợc bức xúc đó, chỉ có thể áp dụng đồng bộ các biện pháp nhƣ: kế hoạch hóa dân số, đào tạo nghề cho ngƣời lao động, thu hút đầu tƣ, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế... và điểm cốt lõi nhất đối với Quảng Trạch là phải bắt đầu giải quyết từ nông nghiệp và địa bàn cơ bản là nông thôn; đây cũng là vấn đề bức xúc của việc chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết với giải quyết việc làm
Nguồn lao động với tƣ cách là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó đƣợc đề cập đến trên hai mặt cơ bản: số lƣợng và chất lƣợng, trong đó chất lƣợng lao động giữ vai trò quyết định. Nếu số lƣợng lao động phản ảnh quy mô, tiềm năng đóng góp của lao động vào sự phát triển kinh tế thì chất lƣợng lao động là yếu tố quyết định để nguồn lực lao động làm việc có năng suất và hiệu quả cao.
Quá trình phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của 5 nhân tố: giáo dục đào tạo, sức khỏe dinh dƣỡng, môi trƣờng, việc làm và sự giải phóng con ngƣời. Các nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo là cơ sở của các nhân tố khác. Bởi vậy, các nƣớc trên thế giới đều coi giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.
Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển nhanh nhƣ vũ bão đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trƣớc những tác động đó, đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao để biết thích ứng phù hợp với những vấn đề nảy sinh của thực tiễn khách quan. Muốn đạt đƣợc điều đó chỉ có con đƣờng duy nhất là thông qua giáo dục đào tạo. Phải coi giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ là "quốc sách hàng đầu" trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với huyện Quảng Trạch, vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn lực lao động đƣợc đặt ra hết sức bức xúc. Năm 2013, tổng số lao động trên địa bàn huyện là 119,977 ngƣời; trong số này chủ yếu là lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm 95.94%), chủ yếu chƣa qua đào tạo. Vì vậy, số lao động này khó có thể làm việc ở các khu công nghiệp và cũng khó có khả năng chuyển sang các hoạt động khác (ngoài nông nghiệp) ngay trên địa bàn nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, tốc độ đào
tạo nghề cho ngƣời lao động chuyển biến chậm, chất lƣợng lao động chƣa đáp ứng với nhu cầu của thị trƣờng lao động.
Mặt khác, chất lƣợng đào tạo chƣa đƣợc coi trọng, cơ cấu đào tạo bất hợp lý, không gắn kết đào tạo với nhu cầu của thị trƣờng sức lao động; do đó, nhiều ngƣời đã qua đào tạo vẫn không thể tìm đƣợc việc làm trong khi nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện vẫn không thể tuyển đủ số lao động có kỹ thuật để bố trí vào dây chuyền sản xuất.
Tình hình trên dẫn đến thực trạng hiện nay là Quảng Trạch vừa thừa lại vừa thiếu lao động, thừa lao động giản đơn và cả lao động đã qua đào tạo nhƣng lại thiếu lao động có kỹ năng chất lƣợng cao. Đây là sự bất cập lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của huyện không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra, còn bộc lộ sự yếu kém của huyện trong vấn đề sử dụng nguồn lực lao động: chƣa tạo ra nhiều chỗ việc làm phù hợp với lực lƣợng lao động phổ thông; chƣa biết học tập kinh nghiệm giải quyết vấn đề việc làm của một số nơi có những đặc điểm tƣơng đồng để tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Để thấy rõ hơn điều đó, tác giả xin nêu cách làm của Nhật Bản nhƣ sau: một trong những giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề việc làm thu hút rộng rãi lao động ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi là áp dụng "cơ cấu kinh tế hai tầng" với sự tồn tại song song của hai khu vực kinh tế: kinh tế truyền thống (gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và khu vực kinh tế hiện đại. Vì vậy, không những đã thu hút đông đảo lực lƣợng phổ thông có tay nghề thấp mà còn cho phép sử dụng cả lao động nhàn rỗi ở mọi lứa tuổi phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ, là nơi tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp lớn khi thiếu việc làm. Do đó, sự tồn tại của khu vực sản xuất kinh doanh nhỏ đƣợc ví nhƣ "chiếc van an toàn" cho các xí nghiệp lớn và công nhân của họ
Từ việc nghiên cứu trên cho thấy: sự bất cập, yếu kém trong phát triển nguồn nhân lực của huyện thể hiện ở cả khâu cung ứng lẫn khâu sử dụng lao động, đã làm cho sức ép về lao động và việc làm luôn căng thẳng.
Để thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, đòi hỏi huyện cần phải làm tốt một số việc sau:
- Xây dựng chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực từ nay đến 2020.
- Tăng cƣờng đầu tƣ mọi mặt cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho ngƣời lao động.
- Thực hiện từng bƣớc "xã hội hóa" giáo dục - đào tạo, kết hợp với chính sách hỗ trợ đào tạo cho một số đối tƣợng nhƣ: gia đình có công với cách mạng, con em gia đình nghèo vƣợt khó, bộ đội xuất ngũ…
3.3.2.3. Những ách tắc về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm
Bất cập lớn nhất trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền đối với vấn đề giải quyết việc làm thể hiện ở khâu hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách. Đối với khâu hoạch định chính sách: huyện chƣa xây dựng "chiến lược" giải quyết vấn đề lao động và việc làm mà mới chỉ xây dựng đƣợc chƣơng trình giải quyết việc làm ở tầm "sách lược", ngắn hạn, thiếu khoa học.
Đối với khâu tổ chức thực hiện chƣơng trình giải quyết việc làm cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế: đội ngũ cán bộ năng lực hạn chế, không có chuyên trách, còn kiêm nhiệm. Cơ chế phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chƣa chặt chẽ, chƣa đồng bộ, nhiều đầu mối trung gian, thiếu sự kiểm tra giám sát nên hiệu quả thấp. Các tiềm năng tạo việc làm của huyện rất lớn nhƣng chƣa đƣợc khai thác triệt để; chƣa tổ chức và phát động đƣợc phong trào toàn dân tham gia tạo việc làm trên toàn xã hội.
Những ách tắc còn đƣợc thể hiện ở cả khâu cung ứng lẫn khâu sử dụng lao động; thực tế cho thấy: trong khi nguồn lực lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo nhƣng huyện lại chƣa tìm đƣợc giải pháp hữu hiệu để phát triển những ngành nghề phù hợp với trình độ và tính chất đa dạng của ngƣời lao động. Đúng ra, cần phải có chính sách ƣu tiên thu hút đầu tƣ phát triển những ngành nghề có khả năng giải quyết việc làm cho số đông lao động phổ thông, đồng thời phát triển song song ngành nghề ở cả hai lĩnh vực truyền thống lẫn hiện đại, cả ở nông thôn và thành thị. Chỉ có nhƣ vậy, mới tạo mở đƣợc nhiều việc làm cho số đông lao động phổ thông đang thất nghiệp, thiếu việc làm; giảm bớt sức ép về việc làm ngày càng cao.
Để khắc phục những yếu kém tồn tại trên, đòi hỏi huyện phải kiện toàn lại Ban chỉ đạo giải quyết việc làm ở các ngành, các cấp; tuyển chọn, bố trí đội ngũ các bộ chuyên trách giải quyết vấn đề lao động và việc làm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Khẩn trƣơng xây dựng chiến lƣợc, chƣơng trình, cơ chế chính sách về việc làm hoàn chỉnh, đồng bộ; phát triển mạnh hệ thống sự nghiệp dịch vụ việc làm và tập trung đào tạo cán bộ dịch vụ việc làm.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH