3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
3.3.1. Đánh giá chung
3.3.1.1. Những thành tựu đạt được
- Thứ nhất, hệ thống chính sách đƣợc ban hành ngày càng đầy đủ và hoàn thiện. Các chính sách về việc làm đã đƣợc ban hành tƣơng đối đầy đủ trong
nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Chính sách chung về việc làm (quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động về việc làm, trách nhiệm của Nhà nƣớc về việc làm,...); Chính sách hỗ trợ để tạo và tự tạo việc làm cho ngƣời lao động (Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dự án cho vay giải quyết việc làm...); Chính sách hỗ trợ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài (cho vay tín dụng, bồi dƣỡng kiến thức, nghề nghiệp trƣớc khi đi lao động ở nƣớc ngoài,…).
Với hệ thống chính sách việc làm nhƣ vậy đã tạo điều kiện thúc đẩy đa dạng hóa các hình thức kết nối cung cầu lao động, phát triển thị trƣờng lao động, tạo điều kiện cho ngƣời dân di chuyển từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn.
- Thứ hai, thành tựu nổi bật của hệ thống chính sách việc làm là tạo ngày càng nhiều việc làm cho xã hội có cơ hội việc làm của ngƣời lao động tăng lên giải tỏa sức ép về việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh lực lƣợng tham gia lao động ngày càng tăng.
Giai đoạn 2011- 2013, quy mô lực lƣợng lao động có xu hƣớng tăng từ 114,864 ngƣời năm 2011 lên 119,977 ngƣời năm 2013, tốc độ tăng bình quân 2.21% %/năm, trong khi đó tốc độ tăng dân số 0.47%. Xét về giới tính, tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động cả nam và nữ đều có xu hƣớng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của nam cao hơn của nữ. Điều này nói lên chính sách việc làm cần phải chú ý đối với nữ giới nhằm ngăn chặn sự mất cân bằng về giới tính trong độ tuổi lao động.
Số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp đều có xu hƣớng tăng trong 03 năm (2011 - 2013). Tuy nhiên, lao động phi nông nghiệp tăng gấp 29,24 lần so với mức tăng về số lƣợng lao động trong các ngành nông nghiệp, lao động chủ yếu tập trung vào sản xuất ngành nghề TTCN, làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ cá thể và kinh tế hộ gia đình.
- Thứ ba, việc làm tăng góp phần giảm nghèo và công bằng xã hội cũng đƣợc cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2011 là 21.18% giảm xuống
còn 13.47% vào năm 2013. Huyện Quảng Trạch đã giải quyết đƣợc vấn đề đói cả khu vực nông thôn và thành thị, tuy nhiên vẫn còn có những hộ thiếu ăn, đứt bữa trong khu vực nông thôn.
- Thứ tư, Chƣơng trình giải quyết việc làm đã huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và của chính ngƣời lao động. Để có đƣợc những kết quả trên, trƣớc hết phải khẳng định chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về việc làm, từng bƣớc vận hành thị trƣờng trƣờng lao động phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng, nhằm phát huy sức mạnh của ngƣời lao động, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động. Mặt khắc, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt kịp thời và sự giúp đỡ có hiệu quả của các Sở, ban ngành cấp tỉnh. Các Nghị quyết của Đảng luôn đề cập và coi nhiệm vụ giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chi bộ, Đảng bộ cơ sở. Chƣơng trình giải quyết việc làm đƣợc xây dựng trên cơ sở chiến lƣợc của tỉnh, đồng thời nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tổng thể của huyện, có bƣớc đi phù hợp và gắn kết giữa phát triển, tăng trƣởng với tạo việc làm; thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế tƣ nhân gắn với phát triển đa ngành nghề cả nông thôn và thành thị, phù hợp với trình độ và tính đa dạng của lực lƣợng lao động trên địa bàn huyện. Chính vị vậy, trong những năm qua, huyện Quảng Trạch đã bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả nhất trong giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
3.3.1.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân
- Thứ nhất, hạn chế lớn nhất là chính sách việc làm hiện nay chủ yếu mới chú trọng đến tạo việc làm theo chiều rộng, càng nhiều việc làm càng tốt mà chƣa chú trọng đến chất lƣợng việc làm, vì vậy chƣa khuyến khích ngƣời lao động nâng cao trình độ và tay nghề.
- Thứ hai, chính sách về việc làm ban hành còn tản mạn ở nhiều văn bản gây chồng chéo. Các quy định của chính sách việc làm mang tính quy phạm chƣa cao, chính sách chủ yếu hƣớng vào hỗ trợ, khuyến khích, chƣa rõ trách nhiệm của các đối tƣợng điều chỉnh của chính sách. Một số chính sách hỗ trợ việc làm chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể nhƣ: chính sách miễn giảm thuế để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân tạo việc làm cho nhiều ngƣời lao động; chính sách khuyến khích đƣa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nƣớc ngoài có thu nhập cao; đi làm việc tại các công trình, dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nƣớc trúng thầu, đầu tƣ ở nƣớc ngoài; chính sách hỗ trợ lao động sau khi về nƣớc…
- Thứ ba, chính sách tín dụng chƣa phù hợp về điều kiện vay và mức vay, thiếu gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trƣờng nên hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao. Nhiều chính sách ƣu đãi tín dụng chồng chéo trên cùng một đối tƣợng gây khó khăn cho việc thực hiện và khó đi vào cuộc sống. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm ngày càng tập trung nhiều cho hộ gia đình vay vốn, ít hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm mới. Các quy định về Quỹ giải quyết việc làm chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện .
- Thứ tư, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, trong 110 hộ điều tra có 270 lao động, trong đó không có việc làm chiếm 14.81%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn ở mức thấp, vì vậy, tình trạng không có việc làm và thiếu việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn là rất lớn.
- Thứ năm, cơ cấu lao động mất cân đối nghiêm trọng: thiếu lao động có chuyên môn nghề nghiệp, thừa lao động phổ thông; thiếu công nhân kỹ thuật, thừa lao động có trình độ cao đẵng trở lên. Chất lƣợng của lực lƣợng lao động thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng sức lao động ở trong nƣớc và quốc tế.
- Thứ sáu, việc làm của nhiều lao động chƣa ổn định, thiếu thƣờng xuyên và thiếu tính bền vững, mức thu nhập còn ở mức thấp, chỉ cần một biến cố sẽ làm cho ngƣời lao động dễ mất việc làm, nguy cơ thất nghiệp cao; tốc độ giải quyết việc làm không đồng đều giữa các vùng, miền; tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị còn nhiều, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế của chính sách giải quyết việc làm hiện nay. Sau đây có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu là:
- Cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các chính sách việc làm là Bộ luật Lao động (Chƣơng II- Việc làm). Do Bộ luật này đƣợc xây dựng trong giai đoạn nền kinh tế nƣớc ta mới chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nên những vấn đề chủ yếu của kinh tế thị trƣờng nói chung và thị trƣờng lao động nói riêng còn nhiều bất cập. Chính sự khác biệt trái chiều giữa quan hệ cung - cầu về lao động vốn đã mất cân đối lại càng mất cân đối hơn trƣớc yêu cầu phải đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đây là mâu thuẫn trong sự không phù hợp giữa cơ cấu lao động cũ với cơ cấu của nền kinh tế đang chuyển đổi; dẫn đến một thực tế hiện nay là: trong khi hàng chục ngàn ngƣời lao động đang không tìm đƣợc việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm và là lực cản lớn đối với sự tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội của huyện.
- Ban chỉ đạo Chƣơng trình giải quyết việc làm ở một số địa phƣơng hoạt động còn kém hiệu quả, có nơi xây dựng chƣơng trình chƣa cụ thể với tình hình địa phƣơng; cán bộ chủ chốt ở một số cơ sở chƣa nhận thức đầy đủ, chỉ đạo chƣa kiên quyết, tinh thần trách nhiệm chƣa cao; việc triển khai tổ chức thực hiện ở một số nơi còn chậm.