3.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
3.2.4. Thực trạng việc làm qua các hộ điều tra
3.2.4.1. Chất lượng lao động của các hộ điều tra
Trong cơ chế thị trƣờng vấn đề việc làm của ngƣời lao động phụ thuộc vào chất lƣợng nguồn lao động. Chất lƣợng nguồn lao động thể hiện ở các mặt thể lực và trí lực (trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật).
* Về mặt thể lực
Sức khỏe, thể trạng của ngƣời Việt Nam nói chung, ở huyện Quảng Trạch nói riêng là nhỏ bé, hạn chế nhiều về mặt thể lực. Thực tiễn còn cho thấy, vấn đề vệ sinh thực phẩm rất đáng lo ngại, việc sử dụng các hóa chất bừa bãi không đúng quy định về an toàn thực phẩm đang diễn ra hàng ngày làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, một số chỉ tiêu có liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trƣờng còn ở mức thấp, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp... Tất cả những điều đó phản ánh phần nào sự hạn chế về mặt thể lực của lực lƣợng lao động ở huyện Quảng Trạch nói riêng cũng nhƣ lực lƣợng lao động ở Việt Nam nói chung.
* Trình độ học vấn
Đối với nguồn lao động thì trình độ học vấn là một trong những tiêu chí cơ bản, là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lƣợng, khả năng và hiệu quả làm việc của nguồn lao động. Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội thì trình độ học vấn càng trở lên quan trọng. Ngƣời lao động chỉ có thể tìm đƣợc việc làm ở những nơi có dây chuyền sản xuất ở mức độ trung bình tiên tiến đến hiện đại, một khi họ có trình độ học vấn cao và trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định.
Chất lƣợng lao động của các hộ điều tra, khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng 3.9: - Lao động tốt nghiệp phổ thông trung học: 144 ngƣời, chiếm 55.33% tổng số lao động;
- Lao động có trình độ tốt nghiệp THCS: 57 ngƣời, chiếm 21.11%; - Lao động có trình độ tốt nghiệp Tiểu học: 49 ngƣời, chiếm 18.15%; - Lao động chƣa tốt nghiệp tiểu học và không biết chữ: 20 ngƣời, chiếm tỷ lệ 7.41%.
Nhƣ vậy, lao động có trình độ Trung học cơ sở, trình độ Tiểu học và chƣa tốt nghiệp Tiểu học và không biết chữ còn ở mức tỷ lệ cao 44.67%, đây là khó khăn lớn đối với công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Bởi vì những ngành nghề có công nghệ tiên tiến đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông thì mới có thể tiếp thu đƣợc chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp.
Thực trạng trên đặt ra, nếu huyện không có giải pháp hữu hiệu để tăng nhanh tỷ lệ lao động phổ thông trung học thì không thể thực hiện đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn lực lao động đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng và khả năng hoàn thành công việc của ngƣời lao động.
Qua nghiên cứu bảng 3.9 ta thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lƣợng lao động của các hộ điều tra rất thấp, số ngƣời không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao (58.89%); công nhân kỹ thuật không có bằng chiếm 4.07%; Sơ cấp nghề chiếm 2.96%; Trung cấp nghề chiếm 11.11%; Trung học chuyên nghiệp chiếm 7.41%; cao đẵng, đại học chiếm 15.56%.
Nhƣ vậy, công tác đào tạo nghề của huyện còn yếu cho nên tỷ lệ lao động chƣa đƣợc đào tạo nghề còn ở mức cao. Mặt khác, trong số lao động đã đƣợc đào tạo nghề còn bộc lộ sự mất cân đối lớn về cơ cấu; từ số liệu chất lƣợng lao động của các hộ điều tra cho thấy: số công nhân lao động trực tiếp chiếm 65.92% (số lao động không có chuyên môn kỹ thuật, công nhân kỹ thuật
không có bằng, Sơ cấp nghề), trung học chuyên nghiệp, Trung cấp nghề chiếm 18.52% và cao đẵng - đại học chiếm 15.56%. So sánh các tỷ lệ trên với nhau (giữa công nhân lao động trực tiếp với bậc trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề và bậc cao đẵng - đại học) cho ta một cơ cấu: công nhân kỹ thuật/ trung học chuyên nghiệp/ cao đẵng - đại học là 4.2/1.2/1; nghĩa là ứng với 4.2 lao động có trình độ sơ cấp, có 1.2 lao động trung cấp và 1 lao động cao đẵng, đại học. Tỷ lệ trên so với tiêu chí của tổ chức lao động quốc tế (ILO) xây dựng áp dụng cho các nƣớc có thu nhập GDP bình quân 300 - 450 USD/ngƣời/năm là 7/2/1 từ đó cho thấy: cơ cấu lao động đƣợc đào tạo chƣa đƣợc hợp lý, mất cân đối nghiêm trọng; từ cơ cấu này sẽ gây ra khó khăn trong việc bố trí sử dụng lao động có hiệu quả, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng"thừa thầy, thiếu thợ", năng suất, chất lƣợng lao động thấp.
Sự hạn chế về chất lƣợng nguồn lao động có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là bắt nguồn từ sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo của huyện trong những năm qua. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan là do trên 95% dân số và khoảng 73% lực lƣợng lao động ở nông thôn; vấn đề đào tạo nghề cho ngƣời lao động đã chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Do đó, lao động ở nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tới 62.96% chƣa qua đào tạo.
Bảng 3.9: Chất lƣợng lao động của các hộ điều tra
ĐVT: Người
Nhóm tuổi
Chỉ tiêu Tổng số (ngƣời) 15 - 24 25 – 34 35 – 44 45 – 54 55 – 60
1. Trình độ chuyên môn 270 56 69 65 54 26
- Không có chuyên môn kỹ thuật 159 26 24 44 45 20
- Công nhân kỹ thuật không có bằng 11 2 4 5
- Sơ cấp nghề 8 2 4 1 1
- Trung cấp nghề 30 12 7 7 3 1
- Trung học chuyên nghiệp 20 3 9 2 2 4
- Cao đẵng 14 4 6 3 1
- Đại học trở lên 28 7 15 3 3
2. Trình độ văn hóa 270 56 69 65 54 26
- Chƣa TN Tiểu học và không biết chữ 20 1 3 5 6 5
- Tốt nghiệp Tiểu học 49 4 10 15 14 6
- Tốt nghiệp THCS 57 15 7 20 9 6
- Tốt nghiệp PTTH 144 36 49 25 25 9
3.2.4.2. Tình hình việc làm của các hộ điều tra
Là một huyện thuần nông, dân số và lực lƣợng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, đối với huyện Quảng Trạch sản xuất nông nghiệp là ngành chủ yếu để tạo ra việc làm cho ngƣời lao động. Những năm qua, huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: ngƣời dân không chỉ quan tâm đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ mà còn chú trọng đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tích cực áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất.
Bảng 4.10 cho ta thấy, lực lƣợng lao động của nhóm hộ điều tra tập trung chủ yếu vào sản xuất ngành nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 44.35% trong tổng số lao động của nhóm hộ điều tra, phân bổ tƣơng đối đồng đều ở các nhóm tuổi, nhóm tuổi từ 45 – 54 có số lƣợng lao động cao nhất với 33 ngƣời, chiếm 32.35%, nhóm tuổi từ 15 – 24 có số lƣợng lao động tấp nhất với 12 ngƣời, chiếm 11.76% ; ngành công nghiệp – xây dựng và lao động làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc có số lƣợng bằng nhau (34 lao động), chiếm 14.78% mỗi ngành; lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 14.35% ; lao động trong các ngành nghề TTCN chiếm 6.09%, các ngành nghề khác chiếm 5.65%.
Vì vậy, trong 03 năm qua (2011 - 2013) sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển khá toàn diện: tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng bình quân 17.48% năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực; giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 552,498 tỷ đồng năm 2011 lên 565,673 tỷ đồng năm 2013, chăn nuôi tăng từ 501,265 tỷ đồng lên 552,472 tỷ đồng năm 2013 [61]; sản xuất nông nghiệp của huyện đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, hàng năm có từ 54 - 58 ngàn tấn lƣơng thực hàng hóa và một số sản phẩm khác. Từ những kết quả đó của ngành nông nghiệp, đã giải quyết và tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lực lƣợng lao động ở nông thôn.
Mặc dù đạt đƣợc một số kết quả trên, song thực tế cho thấy vấn đề việc làm và đời sống của ngƣời dân ở huyện Quảng Trạch còn gặp nhiều khó khăn. Do đất chật, ngƣời đông, ruộng đất lại manh mún, phân tán cho nên dù có tích cực thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi... thì kết quả thu nhập của ngƣời nông dân vẫn rất thấp.
Do đó, với lực lƣợng lao động tập trung ở địa bàn nông thôn đông, ruộng đất canh tác có hạn, sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là thƣờng xuyên, gay gắt và bức xúc.
Là tỉnh thuần nông nên nhìn chung ngành công nghiệp ở Quảng Trạch là nhỏ bé, chậm phát triển. Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của công nghiệp, những năm qua huyện có nhiều chủ trƣơng, chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Vì vậy, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở địa bàn huyện đã có bƣớc phát triển, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đƣợc hình thành nhƣ: việc quy hoạch các cụm, điểm phát triển ngành nghề TTCN, huyện Quảng Trạch có ngành nghề TTCN từ lâu đời và phát triển khá mạnh, giá trị sản xuất hàng năm trên 200 tỷ đồng, thu hút và tạo thu nhập cho một lực lƣợng lớn lao động nông nhàn tại các vùng dân cƣ. Nhằm đẩy nhanh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cũng nhƣ công cuộc Công nghiệp hóa, huyện từng bƣớc quy hoạch các cụm, điểm Tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề nông thôn theo hƣớng phát triển rộng khắp toàn huyện, đặc biệt có tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội trong quá trình quy hoạch. Bám sát tình hình thực tế tại địa phƣơng, huyện Quảng Trạch đã chủ trƣơng chia thành các vùng sản xuất sản phẩm, dịch vụ, phát triển đa ngành, đa sản phẩm nhƣ:
- Vùng phía Nam, gồm các xã: Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Hải, Quảng Tân, Quảng Trung, Quảng Tiên, Quảng Thủy, Quảng Sơn, Quảng Minh, Quảng Lộc. Tiếp tục tập trung phát triển dịch vụ chế biến bảo quản nông lâm thủy sản hiện có, kết hợp xây dựng và phát triển làng nghề, làng
nghề truyền thống, nhƣ: Sản xuất mặt mây lục giác; nghề cơ khí, sữa chữa máy các loại, khôi phục phát triển nghề đúc, nghề rèn ở xã Quảng Hòa; nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ…; Chú trọng ƣu tiên phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm cho sản xuất và kinh doanh xi măng và cho các ngành nghề khác; Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, vận tải nội bộ liên xã, liên thôn và các dịch vụ sản xuất đời sống dân cƣ nông thôn đều khắp tại các xã trong vùng; Du nhập nghề mây tre đan xuất khẩu làm vệ tinh cho HTX mây tre đan Quảng Phƣơng. Đầu tƣ công nghệ mới để nâng công suất và chất lƣợng sản phẩm hiện có và phát triển một số dự án mới về chế biến nông sản thực phẩm.
- Vùng trung tâm, gồm thị trấn Ba Đồn và các xã: Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Phúc, Quảng Long, Quảng Xuân. Trong tƣơng lai gần, đây là khu đô thị lớn phía Bắc của tỉnh. Dự kiến sẽ xây dựng cụm công nghiệp làng nghề tại Quảng Phúc, để phát triển TTCN hiện đại, và chủ động đón nhận những cơ hội phát triển trong tƣơng lai. Vì vậy, huyện đã chủ trƣơng ƣu tiên phát triển các ngành nghề cơ khí chế tạo, sữa chữa, điện, điện tử đặc biệt là tại thị trấn Ba Đồn, Quảng Thọ, Quảng Thuận, đáp ứng đƣợc nhu cầu về các sản phẩm cơ khí, điện chất lƣợng tốt; dịch vụ sữa chữa, chế tạo kỹ thuật cao cho các xã trong huyện, các huyện phụ cận, phục vụ cho phát triển các ngành nghề TTCN khác, tạo động lực phát triển công nghiệp; Phát triển mạnh nghề mộc mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩm mộc chất lƣợng cao cung cấp cho địa phƣơng, và trong tỉnh, tăng khả năng cạnh tranh; phát triển sản xuất sản phẩm mây tre đan, nón lá và các sản phẩm phục vụ du lịch và tiêu dùng; Đầu tƣ công nghệ mới để nâng công suất và chất lƣợng sản phẩm hiện có, đồng thời xây dựng mới các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản, hình thành các làng sản xuất đa nghề phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và dịch vụ, vệ tinh cho khu công nghiệp mới ra đời.
- Vùng phía Bắc, gồm các xã: Quảng Hƣng, Quảng Tùng, Quảng Châu, Cảnh Dƣơng, Quảng Hợp, Quảng Kim, Quảng Phú, Quảng Đông. Đây là vùng tập trung các khu công nghiệp Phía Bắc của huyện, tập trung các dự án phát triển công nghiệp lớn; Khu công nghiệp cảng Hoòn La tại xã Quảng Đông đã đƣợc quyết định thành lập đang từng bƣớc phát triển; Chuẩn bị thực hiện các công việc xây dựng Khu Công nghiệp Hoòn La II tại xã Quảng Phú. Là vùng có thế mạnh về đánh bắt hải sản, nhiều ngành nghề truyền thống đã hình thành từ lâu, nhƣ: sản xuất nƣớc mắm ở Cảnh Dƣơng, Quảng Phú, Quảng Tùng, .. Chính vì vậy, để phát huy lợi thế và tiềm năng phát triển các ngành nghề TTCN, huyện Quảng Trạch đã tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh nhóm hàng hóa có lợi thế từ chế biến hải sản nhƣ sản xuất nƣớc mắm, chế biến mực cá, đặc biệt tại các xã Cảnh Dƣơng, Quảng Tùng và xã Quảng Phú. Bên cạnh đó, phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí, đóng và sữa chữa tàu thuyền, vận tải nội bộ liên xã, liên thôn, sản xuất VLXD và các dịch vụ sản xuất đời sống dân cƣ nông thôn đều khắp tại các xã trong vùng; Đầu tƣ xây dựng mới các cơ sở sản xuất có công nghệ tiên tiến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và dịch vụ, vệ tinh cho khu kinh tế Hoòn La.
- Vùng phía Tây, gồm các xã: Quảng Phƣơng, Quảng Lƣu, Quảng Tiên, Quảng Thạch, Quảng Thanh, Quảng Trƣờng, Quảng Liên, Cảnh Hóa, Phù Hóa. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển với một số sản phẩm, dịch vụ nhƣ: chế biến bún bánh, sản xuất nón lá, mây tre đan xuất khẩu, vật liệu xây dựng, vận tải ... huyện đã chủ trƣơng tập trung đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ nâng cao chất lƣợng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho khu vực thị trấn Ba Đồn, hƣớng tới xuất khẩu ra các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc các sản phẩm chế biến bún bánh, mây tre đan.
Cụ thể hóa chủ trƣơng phát triển TTCN, hàng năm huyện Quảng Trạch đã xây dựng chƣơng trình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quan trọng về phát
triển TTCN, trong đó tập trung phát triển ngành nghề TTCN truyền thống, các sản phẩm TTCN có lợi thế, các sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, phục vụ dịch vụ du lịch, mở rộng thị trƣờng bên ngoài, tham gia xuất khẩu. Cụ thể:
Phát triển các ngành nghề TTCN, các làng nghề, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mỗi loại sản phẩm tạo đƣợc những nét độc đáo riêng, đặc biệt chú trọng phát triển nghề cơ khí, đúc, rèn ở Quảng Hòa vì đây là nghề truyền thống đƣợc hình thành từ lâu, đã gần nhƣ không đƣợc đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm cung cấp các sản phẩm cho trong huyện, tiến đến đƣa các sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh, và thẩm chí là trong nƣớc: nhƣ các sản phẩm: dao các loại, nồi đúc bằng nhôm, dụng cụ sản xuất; phải xây dựng nhản hiệu cho các sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu cho làng nghề. Tại Quảng