Diễn biến CPI của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng (Trang 70 - 96)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Lãi suất – thanh khoản: lãi suất giảm nhanh với tổng mức giảm 5-8%/năm, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Tới ngày 21/9/2012: (i) Lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 10-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm; (ii) Lãi suất cho vay USD ổn định so với tuần trước đó phổ biến ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6- 8%/năm đối với trung và dài hạn. Thanh khoản được đảm bảo và có xu hướng cải thiện;

Tổng phương tiện thanh toán (M2) – Tiền gửi – Tín dụng: M2 ước tăng

10,37%; tổng số dư tiền gửi ở các tổ chức tín dụng tăng 11,23% (Tính đến ngày 31/8/2012); tính đến 20/9, tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 2,35% so với thời điểm 31/12/2011; 3

Cán cân thương mại: 9 tháng thặng dư 34 triệu USD (cán cân tháng 9 là - 100 triệu USD). Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 ước đạt 9.7 tỷ USD, giảm 5.9% so với tháng trước và tăng 18.2% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 83.8 tỷ USD, tăng 18.9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 9 ước tính đạt 9.8 tỷ USD, giảm 4.5% so với tháng trước và tăng 0.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 83.7 tỷ USD, tăng 6.6% so với cùng kỳ năm 2011.

Cán cân thanh toán BOP: 9 tháng đạt thặng dư 8 tỉ USD - mức kỷ lục của

Việt Nam - và có xu hướng tiếp tục thặng dư hướng tới mức 8,5 tỉ USD vào cuối năm 2012.4

Dự trữ quốc tế: tăng rất mạnh từ mức 10 tỷ USD tháng 3/2011 lên 22,5 tỉ

USD tháng 9/2012 (tương đương 11,5 tuần nhập khẩu).

3Nguồn: Phiên họp Thường kỳ Chính phủ (tháng 9/2012) [23].

Thị trường ngoại hối, tỷ giá: ổn định trong suốt 9 tháng đầu năm 2012 ở mức phổ biến quanh khoảng 20.840/ 20.880 VND/USD; lòng tin được củng cố mạnh mẽ.5

Thu - chi ngân sách: Thu ngân sách 9 tháng năm 2012 đạt 468.6 nghìn tỷ đồng, bằng 63.3% dự toán năm trong khi chi ngân sách là 606.3 nghìn tỷ đồng, bằng 67.1% dự toán năm. Theo đó, bội chi ngân sách đến thời điểm tháng 9/2012 là 137.7 ngàn tỷ đồng, bằng 98.2% dự toán năm 2012 (140.2 ngàn tỷ đồng).

3.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực tài chính của BIDV

Trước t́nh h́nh kinh tế thế giới và trong nước biến động như t hời gian vừa qua, Ban lãnh đạo BIDV đã nhanh chóng xác định những mục tiêu, định hướng trong thời gian tới mà NH cần thực hiện theo nhằm hướng tới hoạt động NH lành mạnh, ổn định, tãng trưởng vững vàng.

3.1.2.1. Mục đích - tôn chỉ hoạt động

Về cơ bản đến thời điểm này, hệ thống BIDV đã và đang hội đủ các điều kiện cần thiết để sẵn sàng hội nhập, tiếp tục đổi mới căn bản về chất hướng đến một NH hiện đại.

Trên cơ sở phân tích cơ hội, thách thức, BIDV đã xác định tầm nhìn đến năm 2015 là: “trở thành NH đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực có quy mô và hiệu quả hoạt động hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm các NH tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á”

Với quan điểm chiến lược chung “Chủ động nắm bắt các cơ hội thị trường và cơ hội hợp tác kinh doanh, xác định các lĩnh vực nhiều tiềm năng mà BIDV có thế mạnh để đầu tư và khai thác tối đa lợi thế của người đi trước; đồng thời, tăng cường quản lý rủi ro và đảm bảo tài chính lành mạnh; tăng trưởng gắn liền với hiệu quả và bền vững”

3.1.2.2. Mục tiêu lớn cần ưu tiên

5 Nguồn: Vụ Quản lý Ngoại hối, NHNN.

Với truyền thống và những giá trị kết tinh từ lịch sử 55 năm đoàn kết xây dựng và trưởng thành, toàn hệ thống BIDV quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm của phương án đổi mới, tạo dựng thế và lực mới, thực sự là nền tảng vững chắc cho một chu kỳ phát triển bền vững trong tương lai, cụ thể là:

- Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính. Trong đó, tập trung cao vào các giải pháp xử lý nợ xấu, tiết kiệm chi phí, tăng cường chất lượng tín dụng và nâng cao năng lực tài chính của BIDV thông qua việc phát hành cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài và các đợt phát hành bổ sung;

- Tái cơ cấu tài sản nợ - tài sản có trên cơ sở tăng cường năng lực huy động vốn, tăng cường hiệu quả và chất lượng danh mục tín dụng và đầu tư; tâp trung ưu tiên phát triển ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ngân hàng;

- Đổi mới quản trị doanh nghiệp và nâng cao năng lực quản trị rủi ro đáp ứng yêu cầu thông lệ quốc tế;

- Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng công nghệ, thông tin quản lý, phát triển mạng lưới và thương hiệu để phục vụ tốt nhất cho quá trình tái cơ cấu;

- Đẩy mạnh tái cơ cấu NH và các công ty trực thuộc, phát triển nhanh mạnh – nâng cao hiệu quả hoạt động cả về quy mô và tốc độ tập trung tích tụ phù hợp với quy mô của một tập đoàn.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

Để đạt được những mục tiêu theo lộ trình nâng cao năng lực tài chính của BIDV giai đoạn 2012-2015 cần phải có những biện pháp đồng bộ. Một số giải pháp được nêu lên dưới đây, cụ thể là:

3.2.1. Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ

Để trở thành một NH vững mạnh hơn, có quy mô lớn và hệ số an toàn vốn CAR tiếp tục tăng, ổn định thì BIDV cần tiếp tục có giải pháp mạnh mẽ trong việc tăng vốn tự có. Đây là điều kiện sống còn để BIDV có chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ, nhằm phát triển mạng lưới và tranh thủ bảo toàn thị phần trong

cuộc đua tăng vốn của các NHTMCP nhằm nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh trên sân chơi tự do. Trong năm 2011, BIDV đã thực hiện thành công đợt IPO và qua đó gia tăng đáng kể nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, trong giai đoạn tiếp theo BIDV cần khai thác thêm một số nguồn khác giúp tăng vốn cho NH, bao gồm:

3.2.1.1. Tự bổ sung từ lợi nhuận

Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ tài sản tăng lên tương ứng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng lên từ phần lợi nhuận để lại được coi là tỷ lệ tăng trưởng bền vững của NH. Do vậy, nếu như lợi nhuận để lại của NHcó thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu thì đây chính là nguồn bổ sung vốn tốt, hợp lý. Điều này có thể đạt được thông qua: Tăng mức độ chênh lệch giữa giá đầu vào và giá đầu ra, tăng thu dịch vụ, nâng cao chất lượng tài sản có, tiết kiệm chi phí.

3.2.1.2. Mua lại, sáp nhập ngân hàng

Theo đánh giá của các nhà kinh tế, xu hướng sáp nhập đã làm thay đổi sâu sắc quan niệm về sức mạnh kinh tế và thực tế đã đem lại lợi ích to lớn đối với những NH tham gia sáp nhập. Việc sáp nhập đã tạo ra những thể chế NH với tổng số vốn lớn hơn, có khả năng huy động vốn cũng như đầu tư vào các công trình có quy mô lớn, lợi nhuận lớn hơn nhiều. Các cuộc sáp nhập làm tăng khả năng hỗ trợ giữa các bên, loại bỏ được nguy cơ đối đầu cạnh tranh, tạo ra những cơ hội mới đối với các tập đoàn, NH thành viên về khả năng mở rộng thị trường, giảm chi phí, tận dụng những lợi thế về khoa học công nghệ để đánh bại những NH có năng lực yếu hơn.

Trong giai đoạn hiện nay, khi hệ thống NH đang từng bước tiến hành tái cơ cấu theo hướng dẫn của Quyết định 254/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” nhằm lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, giải pháp tăng quy mô và năng lực tài chính thông qua mua lại, sáp nhập các NH được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả. Vì vậy, việc BIDV - ngân hàng lành mạnh - xây dựng kế hoạch mở rộng quy mô, tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua mua lại, sáp nhập các NH nhỏ hơn theo nguyên tắc tự nguyện sẽ được Chính phủ ủng hộ bởi lợi ích to lớn mà việc làm này mang tới. Một mặt, việc BIDV tham gia mua bán, sáp

nhập NH khác có quy mô vốn nhỏ hơn sẽ giúp BIDV tăng cường khả năng về vốn; mặt khác, việc làm này còn thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống NH diễn ra nhanh hơn, hiệu quả, lành mạnh và hợp lý hơn khi hạn chế được sự tham gia của Cơ quan quản lý nhà nước mà vẫn phù hợp với định hướng của Chính phủ trong giai đoạn này là thực hiện tái cơ cấu hệ thống và đảm bảo không có NH nào bị phá sản.

Tuy nhiên, việc mua bán, sáp nhập của BIDV với một NH khác cần được Ban lãnh đạo BIDV phân tích kỹ lưỡng nhằm:

- Đảm bảo rằng hoạt động mua bán này phải phục vụ quyền lợi của các cổ đông.

- Xử lý hợp lý các vấn đề xung đột với các bên liên quan về: giá cả mua; giá trị còn lại của NH sau mua bán, sáp nhập; các tài sản ký quỹ, thế chấp; quyền lợi của bên thứ ba và quyền lợi của nhân viên…

- Hạn chế tối đa sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước trong quy trình mua bán, sáp nhập nhằm tạo tính minh bạch, đảm bảo xây dựng chiến lược kinh doanh độc lập cho NH sau sáp nhập.

- Thận trọng đánh giá các nhóm dẫn dắt yếu tố giá trị của NH được mua như: tình trạng nợ xấu, nợ xấu tiềm ẩn và tỉ lệ khôi phục các khoản nợ của NH được mua; quy mô vốn; tỉ lệ lãi cận biên NIM; tỉ lệ tăng trưởng tài sản/nợ trong tương lai…

- Hợp nhất các hệ thống quản lý sau sáp nhập, mua lại và xây dựng thương hiệu cho NH sau sáp nhập.

3.2.1.3. Tiếp tục xây dựng kế hoạch tăng vốn cấp 2

Phát hành trái phiếu tăng vốn:

Sau khi không phát hành thành công 500 triệu USD trái phiếu quốc tế trong năm 2011, ngày 2/8/2012, BIDV đã thông báo thực hiện thành công phát hành trái phiếu đợt 1/2012 với tổng mệnh giá trái phiếu phát hành là 2.030 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm và 3 năm. Đây là giao dịch phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiền đồng đạt khối lượng lớn nhất từ đầu năm 2012 đến nay. Tiếp nối thành công của đợt phát hành này, trong thời gian tới BIDV cần tiếp tục triển khai phát hành trái phiếu nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn, cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu

cho vay các dự án trung dài hạn và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Để thực hiện thành công hoạt động này, BIDV cần: thuê tư vấn từ một NH toàn cầu, có uy tín và giàu kinh nghiệm phát hành các công cụ nợ; xây dựng Bản cáo bạch đúng theo quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế (đặc biệt là có tư vấn luật quốc tế trong xây dựng Bản cáo bạch), quảng bá phát hành trái phiếu tăng vốn (thông qua các chương trình roadshow nội địa và quốc tế) và quyết định chính xác giá trái phiếu, lãi suất coupon cũng như thời điểm phát hành.

Trích lập Dự phòng chung

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi để ngoài việc trích đủ DPRR cụ thể thì BIDV vẫn tiếp tục thực hiện trích lập đủ DPRR chung.

Tóm lại, nếu BIDV thực hiện thành công những giải pháp nêu trên thì quy mô VCSH của NH sẽ ngày càng tăng và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) sẽ được cải thiện đáng kể, tuân thủ chuẩn mực quốc tế Basel II. Để duy trì ổn định hệ số CAR ở mức 11% như hiện nay đòi hỏi sự quyết tâm, đường lối hoạt động đúng đắn, hiệu quả của Ban lãnh đạo cũng như toàn bộ cán bộ NH BIDV.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tài sản

Chất lượng tài sản của BIDV bị ảnh hưởng trong thời gian qua một phần quan trọng do tình trạng nợ xấu tăng lên qua thời gian, đặc biệt ở khoản mục nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng từ 1.284 tỉ năm 2009 lên 5.214 tỉ vào cuối năm 2011. Hoàn cảnh thực tế này đòi hỏi Ban lãnh đạo BIDV cần nhanh chóng đưa ra các gói giải pháp chủ động xử lý nợ xấu hiện tại, hạn chế tối đa khả năng phát sinh nợ xấu từ các khoản vay mới cũng như kiểm soát chặt chẽ diễn biến các khoản vay hiện tại nhằm từng bước tăng cường năng lực tài chính của NH. Một số giải pháp được khuyến nghị đưa ra là:

3.2.2.1. Xử lý nợ xấu thông qua công ty mua bán nợ xấu

Vấn đề đầu tiên trong giải pháp nâng cao chất lượng tài sản của BIDV là phải quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu, vốn là gánh nặng trong vấn đề tài chính

của NH. Thời gian qua, vấn đề nợ xấu ngân hàng đang gây ra nhiều tranh luận, ý kiến ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các NHTM trong đó có BIDV bắt đầu thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được ban hành theo Quyết định 253/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Với bản thân BIDV, tình hình nợ xấu có xu hướng tăng lên trong giai đoạn vừa qua khi đạt mức 3,29% sau 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng 9.983 tỉ so với cuối năm 2011 ở mức 4,07% theo VAS và 2,96% theo IFRS trong khi nợ xấu toàn hệ thống NH cuối năm 2011 là 3,09% và tăng lên 8,6% sau 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng 202.000 tỉ đồng. Nợ xấu của BIDV chủ yếu tập trung vào các khoản vay lớn cho một số công ty thành viên thuộc tập đoàn Vinashin, các đơn vị đã chuyển sang tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Để xử lý nợ xấu hiệu quả theo lộ trình đã đặt ra, NHNN dự kiến sẽ trình Thủ tướng chính phủ đề án thành lập công ty mua bán nợ (AMC) của Chính phủ với số vốn lên tới 202.000 tỉ đồng. Trong khi đó, hiện tại Bộ Tài chính đang quản lý Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Với hoàn cảnh hiện tại, khi mà các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thống nhất cơ chế hoạt động cho AMC trong tương lai thì bản thân BIDV cần chủ động thành lập AMC của NH, do Ban lãnh đạo BIDV quản lý hoạt động để đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ trực tiếp.

Tuy vậy, việc lựa chọn xử lý nợ xấu trực tiếp theo mô hình AMC của BIDV hay sử dụng phương pháp bán nợ xấu theo giá chiết khấu trên giá trị sổ sách cho AMC của Chính phủ còn phải dựa vào bản chất của tài sản và năng lực quản lý sẵn có của NH.Với những khoản nợ xấu có giá trị hợp lý, có cơ hội hoàn trả nợ lãi, gốc trong tương lai thì NH có thể xử lý nợ thông qua AMC cảu NH. Trong trường hợp này, biện pháp xử lý chủ yếu là tự thu nợ, cơ cấu lại các khoản nợ đủ điều kiện theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng (Trang 70 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)