Tình hình vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng (Trang 37)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 6 tháng đầu 2012 Vốn điều lệ 8.755.818 10.498.568 12.947.563 14.599.713 23.011.705 Vốn chủ sở hữu 13.484.013 17.639.330 24.219.730 24.390.455 25.778.864

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV)

Với số vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2008 là 8.755.818 triệu đồng do việc thực hiện đề án Tái cơ cấu hệ thống NHTMNN, BIDV đã liên tục tăng vốn điều lệ từ nhiều nguồn: bổ sung từ nguồn Chính phủ, lãi trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, lãi trái phiếu Nhà nước….Trong năm 2011, do Vốn và các quỹ của công ty con tại Campuchia được phân tách ra khỏi NH có giá trị 1.696.700 triệu đồng, vốn điều lệ của BIDV giảm từ 14.599.713 triệu đồng xuống còn 12.947.563 vào thời điểm 1/12/2012. Tuy nhiên, với việc BIDV thực hiện thành công việc chào bán IPO, giá trị vốn điều lệ sau IPO và bán cổ phần ưu đãi cho người lao động đã tăng lên tới 23.011.705 triệu đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 95,76% tương đương 22.036.078 triệu đồng; vốn góp của cổ đông, các thành viên là 975.627 triệu đồng, ứng với 4,24% (trong đó người lao động nắm giữ 0,56%, cổ đông khác nắm giữ 3,68%); phần thặng dư vốn cổ phần còn lại là 29.996 triệu đồng.

Ngoài ra, bằng kết quả hoạt động kinh doanh liên tục có lãi nên BIDV đã tự bổ sung một cách đáng kể vào VCSH của mình thông qua chế độ trích lập các quĩ của doanh nghiệp qui định tại Nghị định số: 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các TCTD, góp phần nâng qui mô VCSH từ 13.484.013 triệu đồng năm 2008 lên 24.390.455 triệu đồng vào 31/12/2011. Cũng theo Nghị định

nêu trên, việc trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ( 5% lợi nhuận sau thuế) và Quỹ dự phòng tài chính (10% lợi nhuận sau thuế) của NH được trích lập vào cuối năm tài chính. Trên cơ sở đó, nhiều khả năng tới cuối năm 2012, VCSH của BIDV có thể sẽ còn cao hơn con số 25.778.864 triệu đồng được ghi nhận vào 30/6/2012 ( phần VCSH này tăng cao hơn so với giá trị VCSH vào 31/12/2011 là do BIDV đã tăng phần vốn khác trị giá 1.343.360 triệu đồng theo Quyết định số 3150/QĐ-BTC về việc bổ sung vốn điều lệ cho BIDV tới từ vốn của cổ đông nhà nước).

Với nguồn VCSH tăng qua các năm đã tạo điều kiện cho BIDV mở rộng số lượng chi nhánh, đầu tư mua sắm tài sản phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ và hiện đại hoá công nghệ NH như: sở hữu 118 chi nhánh và sở giao dịch, 379 phòng giao dịch, 157 quỹ tiết kiệm phủ kín 63 tỉnh thành phố; triển khai đề án phát triển mạng lưới ATM đưa tổng số máy ATM lên 1.295 máy; phát triển hệ thống công nghệ thanh toán tiên tiến, hệ thống giao dịch tự động, mạng kết nối trực tuyến…, tăng cường trang thiết bị tin học hiện đại, xây dựng trung tâm dự phòng, thực hiện dự án bảo mật mạng máy tính để nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống CNTT và trở thành một trong ba ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng nhất Việt Nam.

Các nguồn vốn này còn góp phần gia tăng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của NH từ 8,94% (năm 2008) lên 11,07% (năm 2011).

Bảng 2.2: So sánh hệ số an toàn vốn của BIDV với các đối tƣợng khác (2008-2011)

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

BIDV 8,94 7,55 9,32 11,07

Khối NHTM Nhà nước 9,20 7,46 7,10 9,07

Khối NHTM Cổ phần 20,22 15,69 13,43 13,25

Khối NH Liên doanh và nước ngoài 24,84 32,13 34,60 25,31 Khối Công ty tài chính, cho thuê 21,29 19,20 15,57 11,99

Toàn hệ thống 14,26 12,50 11,83 11,84

(Nguồn: NHNN, báo cáo thường niên của BIDV)

Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang tiến hành đẩy mạnh nâng cao năng lực tài chính, giải quyết nợ xấu và tìm ra hướng phát triển đúng đắn cho các ngân hàng yếu kém nhằm mục tiêu tạo dựng thị trường tài chính - ngân hàng lành mạnh, cải thiện khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước thì việc duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu ở mức an toàn, ổn định là rất quan trọng. Căn cứ bảng trên, ta nhận thấy hệ số an toàn vốn toàn hệ thống vẫn ở mức trên 11%, mặc dù có sự sụt giảm đáng kế từ giá trị 14,26% (năm 2008) xuống còn 11,84% (năm 2011). Trong sự biến động đó, NH BIDV đã cho thấy mình đã có những bước đi đúng đắn khi tiến hành IPO để gia tăng VCSH nhằm cải thiện hệ số CAR từ 9,32% năm 2010 lên 11,07% năm 2011. Ngoài BIDV, các NH khác trong khối NHTM Nhà nước cũng đã tìm được giải pháp cải thiện chỉ số CAR của mình thông qua hình thức bán vốn cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm gia tăng VCSH: (i) Viecombank lựa chọn bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược duy nhất là tập đoàn tài chính Mizuho với giá trị khoản đầu tư tương đương 567,3 triệu USD; (ii) Năm 2011, Vietinbank lựa chọn đối tác chiến lược là Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) khi bán 10% cổ phần cho IFC tương đương giá trị khoản đầu tư là 182 triệu USD; và mới đây trong tháng 5/2012, Vietinbank huy động thành công 250 triệu USD thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Điều này giúp cải thiện mạnh chỉ số CAR của nhóm NHTM Nhà nước từ 7,1% (năm 2010) lên 9,07% (năm 2011).

Bảng 2.3: CAR của hệ thống ngân hàng một số quốc gia (2008-2011)

Đơn vị: % Quốc gia 2008 2009 2010 2011 Pháp 10,5 12,4 12,7 12,8 Đức 13,6 14,8 16,1 16,4 Hy Lạp 9,4 11,7 12,2 10,1 Nhật 12,3 12,4 13,3 13,8 Hàn Quốc 12,3 14,4 14,6 14,0 Bồ Đào Nha 9,4 10,5 10,3 9,3

Singapore 14,7 17,3 18,6 16,0

Tây Ban Nha 11,3 12,2 11,9 11,8

Anh 12,9 14,8 15,9 15,8 Mỹ 12,8 14,3 15,3 15,3 Trung Quốc 12,0 11,4 12,2 12,7 Indonesia 16,8 17,4 17,2 16,1 Malaysia 16,1 18,2 17,5 17,7 Philippines 15,5 15,8 17,0 17,4 Thái Lan 13,9 15,8 16,0 14,7

(Nguồn: thống kê các chỉ số lành mạnh tài chính FSI của IMF)

Quan sát bảng ta có thể thấy rõ hệ số CAR của hệ thống NH Việt Nam năm 2011 là 11,84% chỉ cao hơn 03 quốc gia đang rơi vào tâm điểm khủng hoảng nợ công tại Châu Âu là Hy Lạp (10,1%), Bồ Đào Nha (9,3%), Tây Ban Nha (11,8%) và thấp hơn hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Tóm lại trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đứng trước biến động lớn của thị trường tài chính thế giới, quy mô về vốn cũng như hệ số CAR của hệ thống NH Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng còn thấp. Vì vậy, trong tương lai, BIDV cần tăng cường VCSH hơn nữa như một nhiệm vụ cấp bách nhằm thực hiện vai trò quan trọng của VCSH là bức đệm cho các loại rủi ro và thể hiện sức mạnh tài chính của NH, đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu mới từ thị trường.

2.2.2. Chỉ tiêu chất lƣợng tổng tài sản, nguồn vốn

Cùng với việc tăng vốn để đưa hệ số an toàn vốn đạt chuẩn mực quốc tế, việc cải thiện chất lượng tài sản- nguồn vốn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của BIDV để tăng cường năng lực tài chính.

2.2.2.1. Chất lượng tài sản

Yếu tố quyết định đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đánh giá tài sản đó là việc đánh giá tính vững mạnh về mặt tài chính của NH vì sự thất bại của hầu hết các NH thường bắt nguồn từ sự yếu kém của chất lượng tài sản, đặc biệt là chất lượng các khoản cho vay, đầu tư. Do đó, để nâng cao chất lượng tài sản cần phải xem xét

các khoản mục chính chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của BIDV (2008-2012)

Đơn vị: Triệu đồng, % STT CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 1 Tổng tài sản 246.494.323 296.432.087 366.267.769 405.755.454 444.635.887 Tăng trưởng 49.937.764 69.835.682 39.487.685 38.880.433 Tỷ trọng 20,26% 23,56% 10,78% 9,58% 2

Tiền mặt tại quỹ và

tiền gửi tại NHNN 14.924.807 8.555.477 11.363.176 10.868.818 10.911.990

Tăng trưởng -6.369.330 2.807.699 -494.358 43.172

Tỷ trọng trên tổng TS 6,05% 2,89% 3,10% 2,68% 2,45%

3

Tiền gửi và cho vay

TCTD khác 29.619.733 40.197.495 57.788.691 57.580.364 38.648.230 Tăng trưởng 10.577.762 17.591.196 -208.327 -18.932.134 Tỷ trọng trên tổng TS 12,02% 13,56% 15,78% 14,19% 8,69% 4 Cho vay khách hàng 156.870.045 200.999.434 248.898.483 288.079.640 318.127.320 Tăng trưởng 44.129.389 47.899.049 39.181.157 30.047.680 Tỷ lệ tăng trưởng 28,13% 23,83% 15,74% 10,43% Tỷ trọng trên tổng TS 63,64% 67,81% 67,96% 71,00% 71,55% 5 Đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán 33.420.055 32.425.880 32.356.511 32.723.022 54.265.758 Tăng trưởng (994.175) (69.369) 366.511 21.542.736 Tỷ trọng trên tổng TS 13,56% 10,94% 8,83% 8,06% 12,20% 6 Góp vốn đầu tƣ dài hạn 2.753.072 3.228.124 2.497.449 3.676.711 4.097.054 Tăng trưởng 475.052 -730.675 1.179.262 420.343

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV)

a. Tiền gửi và cho vay TCTD khác:

Qua 4 năm thống kê, ta thấy khoản mục tiền gửi và cho vay TCTD khác có xu hướng giảm dần bắt đầu từ năm 2011 sau khi có giai đoạn 3 năm tăng trưởng trên 12%/năm. Đặc biệt, tới 6 tháng đầu năm 2012, khoản mục này đã giảm hơn 18.932 tỉ đồng so với cuối năm 2011, tương ứng 8,69%.

Khoản mục tiền gửi và cho vay TCTD khác bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn (KKH) tại các TCTD khác, tiền gửi có kỳ hạn (CKH) tại các TCTD khác, cho vay các TCTD khác và dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác. Sự biến động của các khoản mục này trong thời gian gần đây đến từ:

- Tiền gửi KHH: nếu như trong 2 năm 2010, 2011, giá trị tiền gửi KKH bằng ngoại tệ luôn ở mức cao: 11.834 và 9.179 tỉ đồng thì tới 30/6/2012, số dư tiền gửi KKH bằng ngoại tệ của BIDV tại các TCTD khác giảm xuống còn 2.432 tỉ đồng.

- Tiền gửi CKH: đối với khoản mục này, giá trị tiền gửi CKH bằng VND của BIDV giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2012, từ 16.794 tỉ đồng so với 26.293 tỉ đồng cuối năm 2011 và 30.557 tỉ đồng của năm 2010.

- Cho vay các TCTD khác: có xu hướng thay đổi không đáng kể do các khoản vay này của BIDV cho các TCTD tham gia Dự án Tài chính Nông thôn I, II và III từ nguồn vốn của WB thông qua Bộ Tài chính vẫn được tiếp tục giải ngân.

b. Cho vay khách hàng

Để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cần xem xét quy mô tín dụng, mức độ hợp lý của cơ cấu cho vay. Các chỉ tiêu tín dụng cơ bản đã đạt được trong giai đoạn 2008- 6 tháng đầu năm 2012 của NH như sau:

- Tăng trưởng tín dụng

Từ 8.755 tỉ đồng vốn điều lệ, 246.494 tỉ đồng tài sản năm 2008, đến nay BIDV đã có tổng tài sản theo chuẩn mực kế toán quốc tế là 444.635 tỉ đồng, tương đương 21,29 tỷ USD, tăng 80,39% so với năm 2008, tốc độ tăng tổng tài sản bình quân thường ở mức trên 20%.

- Tỉ lệ tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN/ tổng tài sản - tỉ số thể hiện khả năng thanh khoản tức thời của NH - có xu hướng giảm và tới 6 tháng đầu năm 2012, tỉ lệ này chỉ còn 2,45% (tương đương 10.911 tỉ đồng);

- Tỉ lệ cho vay khách hàng/tổng tài sản (các khoản cho vay có kỳ đáo hạn dài ngắn khác nhau và thường gây khó khăn cho các NH trong công tác kiểm soát thang thanh khoản) lại có xu hướng tăng: từ 63,64% năm 2008 lên 71,55% sau 6 tháng đầu năm 2012. Trong khi đó, khuyến nghị tư vấn của Morgan Stanley là duy trì tỉ lệ này trong mức giới hạn là 65%. Bên cạnh đó, nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng tín dụng, ta thấy BIDV luôn đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong giai đoạn 2008-2012, lần lượt ở mức 28,13%, 23,83%, 15,74% (cho các năm 2009, 2010, 2011) và 10,43% ( cho riêng 6 tháng đầu năm 2012).

- Phân loại nợ:

Bảng 2.5: Phân loại nợ của BIDV (tính tại thời điểm 31/12 hàng năm)

Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 6 tháng đầu 2012 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 159.951.688 80,95% 202.574.339 85,44% 233.765.981 85,22% 259.578.437 85,63% Nợ cần chú ý 32.108.407 16,25% 28.083.007 11,85% 32.414.884 11,82% 33.586.715 11,08% Nợ dưới chuẩn 3.531.482 1,79% 3.597.664 1,52% 5.244.120 1,91% 5.768.994 1,90% Nợ nghi ngờ 864.493 0,44% 819.244 0,35% 420.305 0,15% 671.778 0,22% Nợ không

thu hồi được 1.138.710 0,58% 2.007.578 0,85% 2.458.264 0,90% 3.542.973 1,17%

Dƣ nợ tính

phân loại nợ 197.594.780 100% 237.081.832 100% 274.303.554 100% 303.148.897 100% Cho vay

bằng vốn

ODA 8.267.946 14.779.809 19.233.566 22.607.324

Cho vay ủy

thác 539.182 2.329.934 400.000 0

Tổng dƣ nợ 206.401.908 254.191.575 293.937.120 325.756.221

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV)

Trong đó, cho vay bằng vốn ODA bao gồm các khoản cho vay được tài trợ bởi các nguồn vốn ủy thác của các nhà tài trợ quốc tế từ các chương trình hỗ trợ phát triển quốc gia thông qua Bộ Tài chính. NH chỉ đóng vai trò là đại diện quản lý những nguồn vốn này. Theo đó, NH không chịu bất kỳ rủi ro tín dụng nào liên quan đến khoản cho vay này theo như các điều khoản đã được quy định trong bản thỏa thuận với nhà tài trợ ODA và Bộ Tài chính. Vì vậy, các khoản cho vay bằng vốn ODA và cho vay ủy thác của BIDV không được tính vào dư nợ khi phân loại các nhóm nợ.

Kết quả phân loại nợ cho thấy tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn ngày càng tăng: từ 80,95% năm 2008 lên 85,63% năm 2012, tương ứng 259.578 tỉ đồng. Mặt khác, do diễn biến thị trường bất động sản còn chưa sáng sủa trở lại khiến cho không chỉ các khoản vay tín dụng của khu vực này trở nên xấu đi mà bản thân giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản cũng tụt dốc theo cũng là một nguyên nhân khiến gia tăng nợ xấu, tăng rủi ro tín dụng cho BIDV. Kết quả là tỉ lệ nợ xấu của BIDV nhiều năm duy trì ở mức dưới 3% đã tăng lên 3,29% trong năm 2012, trong đó tỉ lệ nợ không thu hồi được (nợ nhóm 5) tăng lên mức 1,17%, đạt giá trị 3.542 tỉ đồng.

- Tình hình nợ xấu:

Bên cạnh đó, một số khoản nợ xấu lớn sau đây cũng ảnh hưởng tới chất lượng tài sản của BIDV vào thời điểm 30/6/2012: (i) Dư nợ 6.508 tỉ đồng cho vay một số công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), các đơn vị đã chuyển sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Các khoản cho vay này được phân loại nợ và trích lập dự phòng theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về việc xem xét khoanh và cơ cấu

lại các khoản nợ cũ của Vinashin và các đơn vị thành viên của Vinashin đã chuyển sang PVN và Vinalines; và (ii) Dư nợ 336 tỉ đồng cho vay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (không bao gồm các công ty con) được phân loại nợ theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước.

Thông qua xây dựng giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng, cơ cấu tín dụng của BIDV tiếp tục có nhiều chuyển biến, cụ thể:

Bảng 2.6: Phân loại cho vay theo các loại hình

Đơn vị: triệu đồng, %

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu 2012

Dự nợ Tỷ trọng Dự nợ Tỷ trọng Dự nợ Tỷ trọng Dự nợ Tỷ trọng Cho vay thương

mại 196.840.243 95,37% 236.636.419 93,09% 274.076.301 93,24% 302.976.756 93,01% Cho vay chỉ định và theo KHNN 754.537 0,37% 445.413 0,18% 227.253 0,08% 172.141 0,05% Cho vay bằng vốn ODA 8.267.946 4.,01% 14.779.809 5,81% 19.233.566 6,54% 22.607.324 6,94%

Cho vay ủy thác 539.182 0,26% 2.329.934 0,92% 400.000 0,14% 0 0,00%

Tổng dư nợ 206.401.908 254.191.575 293.937.120 325.756.221

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV )

 BIDV xây dựng cơ cấu dư nợ tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn, kết quả tới 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ tín dụng ngắn hạn chiếm 55,53% tổng dư nợ so với 44,47% dư nợ tín dụng trung dài hạn.

Biểu 2.1: Cơ cấu tín dụng theo thời gian

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV)

 Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ: Tăng tỷ trọng tín dụng có TSBĐ ngày càng được coi trọng. Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ của BIDV tăng qua các năm từ 14% năm 2000 thì đến năm 2007 tỷ trọng này đã đạt mức 73% và 79% năm 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)