Diễn biến hệ số ROA, ROE của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng (Trang 56)

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV)

Lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE): Tương tự như khi phân tích về ROA,

hệ số ROE của NH có xu hướng giảm dần do lợi nhuận sau thuế của NH giảm qua các năm trong khi VCSH lại cho thấy xu hướng ngược lại khi NH liên tục gia tăng nguồn vốn này từ khoản mục lợi nhuận để lại và tới cuối năm 2011 là việc tăng vốn từ hoạt động IPO quy mô lớn. Kết quả là ROE của BIDV giảm từ 21,05% (2009) xuống 17,96% (2010), 13,2% (2011) và 10,8% (6 tháng đầu năm 2012). Hệ số này được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm khi BIDV công bố Báo cáo thường niên 2012 do trong 25.778 tỉ đồng VCSH của NH tính tới 30/6/2012 còn chưa ghi nhận khoản mục các Quỹ dự trữ của NH (khoản mục này chỉ được tính khi kết thúc năm tài khóa).

Lãi cận biên ròng (NIM):Lãi cận biên của BIDV tăng mạnh từ năm 2009 đến

2011 với tỉ lệ từ 2,7% tới 3,42% - tỉ lệ ấn tượng khi so sánh với mặt bằng các ngân hàng khác ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do phần thu nhập lãi thuần giảm mạnh trong năm 2012 cùng với giá trị tài sản có sinh lời tiếp tục tăng khiến tỉ lệ NIM của 6 tháng đầu năm 2012 chỉ dừng ở mức 1,36%.

2.2.4. Khả năng dự phòng rủi ro

Chi tiết phân loại nợ tại thời điểm 30 tháng 6 năm 2012 (theo cách tính toán của VAS), 30/11 hàng năm và dự phòng rủi ro tín dụng tương ứng cần trích lập theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, Quyết định số

780/QĐ-NHNN ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2012 và theo Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng và các công ty con (bảng dưới đây).

Trong những năm gần đây, nợ xấu của BIDV có xu hướng gia tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỉ lệ trên tổng dư nợ tín dụng. Theo VAS, nợ xấu của NH tăng từ 3,09% (2009) lên 3,49% (2010), 4,07% (2011) và 3,29% (đầu 2012) tương ứng 9.983 tỉ đồng, cao hơn tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống tương ứng là 2,01% (2009), 2,18% (2010) và 3,09% (2011). Đặc biệt, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) - nợ xấu với tỉ lệ dự phòng lên tới 100% giá trị dự nợ tín dụng - tăng nhanh, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nợ xấu của NH: từ mức 1.284 tỉ năm 2009 (tương ứng 20,9% nợ xấu) lên 5.214 tỉ năm 2011 (47,3% nợ xấu). Thực tế này là đáng lo ngại đối với khả năng an toàn vốn cũng như ảnh hưởng tới chỉ tiêu lợi nhuận của NH.

Tuy nhiên, BIDV vẫn luôn coi trọng vấn đề đảm bảo an toàn trong hoạt động, chủ động trích lập DPRR đầy đủ theo quy định. Mức trích DPRR trên tất cả các nhóm nợ tăng mạnh trong năm 2011 và đạt mức tổng dự phòng là 8.537 tỉ đồng, trong đó dự phòng cho nợ nhóm 5 lên tới 4.428 tỉ đồng. Tuy nhiên, tới 6 tháng đầu năm 2012, BIDV đã tiến hành các biện pháp tích cực, toàn diện nhằm xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ nhóm 5 khiến dự nợ nhóm 5 thời điểm này đã giảm 1.671 tỉ đồng, còn 3.542 tỉ đồng. Trên cơ sở đó, tổng dự phòng cho nửa đầu năm 2012 chỉ còn 7.629 tỉ đồng.

Bảng 2.12: Biến động quỹ dự phòng rủi ro của BIDV Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 Dư nợ DP cụ thể DP chung Tổng dự phòng Dư nợ DP cụ thể DP chung Tổng dự phòng Dư nợ DP cụ thể DP chung Tổng dự phòng Nhóm 1 197.134.080 - 1.482.489 1.482.489 226.432.762 - 1.698.246 1.698.246 259.578.437 0 1.946.838 1.946.838 Nhóm 2 28.399.548 1.106.758 212.996 1.319.754 33.363.752 1.267.441 250.228 1.517.669 33.586.715 1.281.180 251.901 1.533.081 Nhóm 3 3.832.271 519.78 28.742 548.522 5.347.533 739.336 40.107 779.443 5.768.994 860.694 43.267 903.961 Nhóm 4 848.203 313.177 6.362 319.539 462.576 111.443 3.469 114.912 671.778 238.601 5.038 243.639 Nhóm 5 3.492.512 2.837.163 - 2.837.163 5.213.560 4.427.648 - 4.427.648 3.542.973 3.001.382 - 3.001.382 Tổng số 233.706.614 4.776.878 1.730.589 6.507.467 270.820.183 6.545.868 1.992.050 8.537.918 303.148.897 5.381.857 2.247.044 7.628.901 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,497 4,070 3,293

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHĐT&PT VIỆT NAM 2.3.1. Những mặt mạnh

Với sự hỗ trợ về mặt thể chế, pháp lý, môi trường hoạt động hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành các doanh nghiệp, cùng với sự đoàn kết nhất trí, sáng tạo, nỗ lực vượt bậc của tập thể cán bộ từ nhận thức đến triển khai tổ chức thực hiện, trong những năm gần đây, BIDV đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác nâng cao năng lực tài chính, cơ bản như sau:

Thứ nhất: Về lành mạnh hoá tài chính

BIDV đã tiến hành tách bạch rõ cho vay theo chỉ định, chính sách với tín dụng thương mại từ dự án, khoản vay, dư nợ đến hạch toán, thành lập riêng phòng Tín dụng chỉ định thực hiện tổ chức và quản lý riêng toàn hệ thống 3.500 tỷ đồng dư nợ tín dụng chỉ định từ năm 2003. Dư nợ cho vay theo KHNN và chỉ định đã giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối theo đúng lộ trình Đề án tái cơ cấu: nếu như tỉ lệ dư nợ năm 2003 là 11,75%, thì năm 2006 còn 3,21%, 1,49% (2007), 0,37% (2009) ứng với 754 tỷ và tới 6 tháng đầu năm 2012 chỉ còn 172 tỷ đồng (0,05% tổng dư nợ).

Thứ hai: Về vốn chủ sở hữu

Theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế, BIDV đã đạt được những kết quả khả quan trong quá trình triển khai Đề án cơ cấu lần I khi thực hiện được một bước dài lành mạnh hóa nâng cao năng lực tài chính khi bổ sung vốn chủ sở hữu tốt thông qua 2 hình thức: (i) tự bổ sung vốn (mức tăng trung bình là 6%/năm) và (ii) IPO thành công mang lại mức vốn điều lệ mới là 23.012 tỷ đồng (cuối 2011) so với 14.599 tỷ đồng (2010). Kết quả trên đã cho phép BIDV tăng chỉ số CAR từ 9,32% (2010) lên 11,07% (2011) - đạt mức thông lệ quốc tế được quy định trong Basel II là 8%.

Với nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm đã tạo điều kiện cho BIDV đầu tư mua sắm tài sản phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ và hiện đại hoá

công nghệ NH, triển khai xây dựng và vận hành trụ sở mới tại 35 Hàng Vôi theo mô hình chuỗi Tháp BIDV cũng như hoạt động của một số công ty con tại Campuchia.

Thứ ba: Về chất lƣợng tài sản

Hoạt động liên quan tới khoản mục tài sản của BIDV nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể từ nhận thức, điều hành quản lý, đặc biệt chú trọng đến xây dựng các giới hạn an toàn trong tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng thông lệ và chuẩn mực quốc tế mặc dù còn tồn tại một số hạn chế do biến động chung của thị trường tài chính ngân hàng mang lại. Cuối năm 2006, với sự hỗ trợ của công ty kiểm toán quốc tế Ersnt&Young, BIDV đã xây dựng thành công hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ và được NHNN chấp thuận cho áp dụng phân loại nợ theo Điều 7-Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Hệ thống này được đánh giá là chặt chẽ hơn so với việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng mà các NHTMVN đang áp dụng, góp phần đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu để có biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro kịp thời, là phương pháp phân loại nợ đã tiến sát với chuẩn mực quốc tế.

Bên cạnh đó, nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh tăng, đồng thời chất lượng hoạt động tín dụng được củng cố qua việc nâng cao qui chế, qui trình xét duyệt tín dụng và kiểm tra chặt chẽ hoạt động tín dụng, các rủi ro tiềm ẩn đã được bộc lộ, do vậy hoạt động quản lý rủi ro được nâng cao, tạo điều kiện chủ động trong kiểm soát tín dụng. Bằng việc xác định chính xác mức độ rủi ro của các khoản nợ cũng như khả năng trả nợ và năng lực của khách hàng, BIDV đã thực hiện chuyển nợ xấu lên nợ nhóm 1 và 2, đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi thì kiên quyết chuyển xuống nhóm 5 để xử lý rủi ro.

BIDV đã thực hiện tốt cơ cấu tín dụng theo đúng cam kết với WB trong kế hoạch phát triển thể chế và đề án cơ cấu BIDV lần 1. Tỷ trọng cho vay thương mại sau khi tăng dần trong giai đoạn 2003 – 2008 từ 87,5% đã chiếm tới 89,84% tổng dư nợ vào năm 2007 và tới năm 2012 đạt 93,01%; trong khi đó, tỷ trọng cho vay chỉ

định và theo KHNN giảm mạnh từ mức 8,71% năm 2003 xuống chỉ còn 1,49% năm 2007 và tới năm 2012 ở mức 0,05%, tương đương 172 tỉ đồng.

Hoạt động đầu tư của BIDV luôn đảm bảo được tính an toàn, hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Các công ty trực thuộc và đơn vị liên doanh đã khẳng định được thương hiệu và nhiều đơn vị là những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành (BSC, NHLD VID Public, BVIM…). Hoạt động đầu tư đã góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, vị thế của BIDV trước cộng đồng tài chính và giới đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên so với tiềm năng và sự phát triển của thị trường vốn hiện nay, quy mô đầu tư, góp vốn của NH còn thấp và chưa xứng với tiềm năng của NH.

Thứ tƣ: Về khả năng sinh lời

Mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống NHTM Cổ phần đang ngày càng lớn mạnh cũng như tác động sâu sắc từ những thay đổi lớn của hệ thống NH trong năm 2011-2012, lợi nhuận của BIDV vẫn đạt mức tăng trưởng khá qua các năm. Lợi nhuận trước thuế của NH tăng lên đạt 4.625 tỉ năm 2010 so với 3.605 tỉ năm 2009 trước khi giảm dần xuống mức 4.219 tỷ đồng và 1.823 tỷ đồng trong năm 2011, nửa năm đầu 2012; ROE đạt 13,2%, ROA đạt 0,83% trong năm 2011. Những chỉ tiêu trên đây có được đã phản ánh chính xác các mặt nghiệp vụ sau đây:

Về chất lượng tín dụng: BIDV đã đề ra nhiều biện pháp trong chỉ đạo cũng như xử lý tín dụng. Hoạt động tín dụng của BIDV vẫn được xác định là hoạt động xung kích trong cung ứng vốn cho nền kinh tế với tỷ trọng cho vay trung dài hạn là 44,9% tổng dư nợ (2011) cùng với các kênh cung ứng khác như: đại lý, bảo lãnh, chứng khoán… Toàn bộ hệ thống đã tập trung vào đẩy mạnh việc kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro cùng với các điều kiện đảm bảo nợ vay và trích lập DPRR. Kết quả là nợ xấu của BIDV năm 2011 tính theo VAS là 2,96% (thấp hơn nợ xấu toàn hệ thống là 3,09%). Bên cạnh đó, BIDV đẩy mạnh cho vay đồng tài trợ để hạn chế bớt rủi ro, bớt tập trung vốn vào một dự án quá lớn, từng bước xác lập các giới hạn tín dụng đối với từng khoản vay thông qua phân cấp tín dụng.

Về chất lượng nguồn vốn: BIDV đã chú trọng gắn công tác tín dụng với hoạt động nguồn vốn để đạt hiệu quả chung cao hơn, tăng trưởng tín dụng gắn với

tăng trưởng về dịch vụ. Các cơ cấu, tỷ trọng về nguồn vốn VND - ngoại tệ, không kỳ hạn - có kỳ hạn chuyển biến phù hợp với định hướng của cơ quan quản lý (tiền gửi VND chiếm tỷ trọng ngày càng cao, đạt 89,93% (2011) so với mức 80,12% (2009)), cải thiện tính an toàn cho NH khi nguồn vốn có tính ổn định là tiền gửi từ dân cư và tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm và giữ được tỷ lệ cao trong tổng nguồn huy động. Năm 2011, BIDV được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu Moody’s Investors Service Ltd xếp hạng: xếp hạng tiền gửi nội tệ/ngoại tệ dài hạn: B1/B2; xếp hạng nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ dài hạn: B1/B1.

Với những kết quả trên, BIDV luôn được đánh giá là NHTMNN hàng đầu tại Việt Nam với qui mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu không ngừng lớn mạnh, có nền vốn vững chắc, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn, hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn và có thị phần tương đối lớn và ổn định, đó là lợi thế của BIDV cũng như của các NHTMNNVN. Tuy nhiên, có thể thấy những kết quả này có được một phần dựa vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua những công cụ thị trường. Vì vậy, trong dài hạn BIDV cần tiếp tục có biện pháp để đổi mới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh của BIDV trên thị trường tài chính - ngân hàng cả trong và ngoài nước.

Nhiều tổ chức tư vấn, đánh giá tài chính quốc tế cũng đã đưa ra những phân tích, nhận định về năng lực tài chính của BIDV, tiêu biểu là công ty Moody’s. Năm 2011 là năm thứ 6 Moody’s tiến hành đánh giá BIDV. Trong năm này, theo Moody’s, xếp hạng tiền gửi nội tệ của BIDV là B1 và ngoại tệ là B2 (thấp hơn thời điểm đánh giá năm 2009 là B1), xếp hạng phát hành là B1 và xếp hạng năng lực tài chính độc lập là E+. Tất cả các chỉ tiêu đều được giữ nguyên như năm 2010. Moody’s đánh giá BIDV đang phải đối mặt với những rủi ro liên quan tới môi trường hoạt động, khả năng chịu đựng và các cơ sở thanh khoản còn yếu, cũng như chất lượng tài sản suy giảm trên cả chỉ tiêu nợ xấu đã xác định và nợ xấu tiềm ẩn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Trong hoàn cảnh hệ thống NH Việt Nam đang tiếp tục từng bước thực hiện lộ trình tái cơ cấu với những yêu cầu chuẩn mực khắt khe theo thông lệ quốc tế

cũng như những quy định giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước, BIDV cần nhận thức một số hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực tài chính.

Thứ nhất: Hoạt động tín dụng còn chưa hiệu quả, do:

- Không riêng BIDV, mà thị phần của các NHTMNN khác cũng đang bị giảm đi, thay vào đó là sự lớn mạnh không ngừng của các NHTMCP.

- Mặc dù tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh chuyển biến theo hướng tích cực nhưng dư nợ cho vay tư nhân cá thể còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất thuộc về khối doanh nghiệp nhà nước.

- Việc quản lý duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng lớn chưa hiệu quả do mô hình hoạt động của BIDV định hướng theo sản phẩm (Ban Nguồn vốn, Tín dụng...) nên chưa có một đơn vị đầu mối thực sự chịu trách nhiệm quản lý, duy trì, phát triển và thực hiện cung ứng sản phẩm trọn gói cho khách hàng dẫn đến chưa đánh giá được tổng thể hiệu quả kinh doanh theo từng khách hàng để có chính sách ứng xử phù hợp (chính sách chăm sóc khách hàng, ưu đãi về phí, lãi suất, cung ứng sản phẩm dịch vụ trọn gói) và ký hợp đồng hợp tác toàn diện với đối tác chiến lược, khách hàng lớn.

Thứ hai: Nợ xấu còn tiểm ẩn rủi ro

Nợ xấu tăng lên đáng kể: từ 3,09% tổng dư nợ năm 2009 tương ứng 6.152 tỉ đồng lên 4,07% năm 2011 (tương đương 11.024 tỉ đồng). Trong đó, nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nợ xấu của NH: từ mức 1.284 tỉ năm 2009 (tương ứng 20,9% nợ xấu) lên 5.214 tỉ năm 2011 (47,3% nợ xấu). Bên cạnh đó, khoản mục giảm dự phòng do xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng trong năm 2012 lên tới 3.820 tỉ đồng so với 1.613 tỉ đồng năm 2011 và 502 tỉ đồng năm 2010 khiến cho chi phí xử lý nợ xấu của BIDV tăng lên, ảnh hưởng tới chỉ tiêu lợi nhuận của NH.

Việc nợ xấu tăng lên xuất phát chủ yếu là do tình hình vốn trên thị trường lưu thông chậm, tình hình tài chính của các DN nhìn chung là giảm xuống, giá trị

hàng tồn kho cao do tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt. Ngoài ra, việc tăng cường kiểm soát và thắt chặt quản lý đối với thị trường bất động sản cũng khiến cho chất lượng các khoản vay của hệ thống NH nói chung và của NH BIDV giảm sút do: (i) các khoản tín dụng cho vay mục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)