Phân tích thực trạng hoạt động thẩm định cho vay tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 42 - 44)

Vietinbank Đống Đa

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng vì khi ngân hàng càng dễ dàng huy động được nhiều vốn nhưng với chi phí thấp thì điều đó cho thấy ngân hàng đó là một ngân hàng có uy tín và có độ rủi ro thấp. Bất kỳ một ngân hàng nào khi bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên cũng là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng và sau đó thì mở rộng các dịch vụ khác, bằng cách đó ngân hàng huy động được tiền gửi của các doanh nghiệp và tổ chức dân cư.

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của NHTMCPCT VN luôn tăng trưởng qua từng năm. Là một chi nhánh cấp I của một ngân hàng được thành lập lâu đời có nhiều uy tín, Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Đống Đa có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều này thể hiện ở sự gia tăng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động:

Bảng 2.1 Bảng giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh (2009-2011)

Đơn vị: tỷ đồng 2009 2010 2011 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % VỐN HUY ĐỘNG 3850 100 4000 100 4150 100

Tiền gửi tiết kiệm 1800 47 1640 41 2540 61

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2000 52 2267 57 1500 36

Kỳ phiếu 50 1 30 1 50 1

Giấy tờ có giá khác 0 0 63 2 60 1

Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NTTHCPCT Đống Đa (2009-2011)

Năm 2009, nguồn vốn huy động là 3850 tỷ đồng trong đó tiền gửi tiết kiệm là 1800 tỷ đồng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 2000 tỷ đồng và kỳ phiếu là 50 tỷ đồng.

Năm 2010, nguồn vốn huy động là 4000 tỷ đồng trong đó tiền gửi tiết kiệm là 1640 tỷ đồng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 2267 tỷ đồng, kỳ phiếu là 30 tỷ đồng và giấy tờ có giá khác là 63 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 4150 tỷ, tăng 50 tỷ so với năm 2010. Trong đó nguồn vốn nội tệ huy động được là 3650 tỷ tăng hơn 1% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do nguồn vốn của SCIC và Bảo hiểm xã hội tăng mạnh so với đầu năm.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình biến động của vốn huy động qua các năm từ 2009 đến 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)