Nâng cao chất lƣợng thông tin phục vụ cho việc thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 90)

Nguồn : Bảng 2.1

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng đối với doanh

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng thông tin phục vụ cho việc thẩm định tín dụng

Một trong những hạn chế trong quá trình phân tích tín dụng của Vietinbank là chất lượng của thông tin dùng trong công tác phân tích là chưa cao, mà thông tin là đầu vào của quá trình phân tích, nó có ý nghĩa quyết định đến kết quả có cho vay hay không của ngân hàng. Thông tin sai lệch sẽ khiến cho kết quả phân tích sai lệch theo dẫn đến nguy cơ ngân hàng sẽ cho vay những khoản vay không tốt, gây ra tổn thất cho ngân hàng.

Trong quá trình phân tích, nhân viên ngân hàng không chỉ căn cứ vào báo cáo do khách hàng gửi đến mà phải tham quan khảo sát cơ sở sản xuất, văn phòng, nhà xưởng nhằm điều tra năng lực sản xuất và quản lý của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn có thể tiến hành điều chỉnh lại các thông tin tài chính mà khách hàng cung cấp sao cho những con số đó phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của khách hàng. Cán bộ thẩm định có thể tham khảo các thông tin từ bạn hàng, đối tác, các nhà cung cấp của doanh nghiệp để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thanh toán cũng như khả năng cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án. Ngoài ra là các nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia kinh tế kỹ thuật, các thông tin đa dạng như sách báo, tài liệu chuyên ngành liên quan….

3.2.3. Tăng cường thẩm định tài sản bảo đảm

Như đã phân tích ở trên, bảo đảm tín dụng là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tài sản bảo đảm chỉ là cơ sở để khích lệ các doanh nghiệp có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, trong việc thẩm định tín dụng cán bộ tín dụng cần thay đổi suy nghĩa, “đã có tài sản bảo đảm rồi, nếu doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ thì sẽ phát mại tài sản nhằm thu hồi vốn”. Các cán bộ thẩm định cần chú ý rằng, chỉ khi nào ngân hàng không còn cách nào thu hồi nợ của doanh nghiệp, thì ngân hàng mới phát mãi tài sản để thu hồi vốn. Vì vậy, trong khi thẩm định cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ lưỡng việc thẩm định phương án sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín của doanh nghiệp… từ đó mới vận dụng các biện pháp bảo đảm khau nhau như: Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cam kết bảo đảm bằng tài sản… cho các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không vì thế mà cán bộ thẩm định của chi nhánh xem nhẹ việc thực hiện tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Vì, đây cũng là một yếu tố làm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của chi nhánh. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói

chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN nói riêng, trong thời gian tới, chi nhánh cần thực hiện một số nội dung sau:

- Tiếp tục khuyến khích việc thực hiện bảo đảm tín dụng bằng tài sản tự có của doanh nghiệp, tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, bảo lãnh… Vì, khi đó sẽ khích lệ và gắn được trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay.

- Khi đánh giá tài sản đảm bảo cần có sự đánh giá chéo và thật kỹ lưỡng sao cho tài sản luôn phải đảm bảo đủ vai trò của tài sản bảo đảm (như: giá trị tài sản như thế nào trong tương lai, hay tài sản bảo đảm phải có thị trường tiêu thụ…).

3.2.4. Thực hiện tư vấn đầu tư cho khách hàng

Các cán bộ thẩm định (cán bộ tín dụng) là những người rất am hiểu về tài chính, kế toán, có kiến thức tổng hợp và phân tích tốt. Thêm vào đó lại có nguồn thông tin phong phú về thị trường đầu ra, đầu vào hay nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần chủ động tích cực tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp lập, kiểm tra các phương án sản xuất kinh doanh và các thông tin liên quan (như nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, và đầu ra của sản phẩm…) sao cho có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, sẽ làm tăng khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp, và khi đó chất lượng thẩm định tín dụng cũng sẽ được nâng cao.

Ngoài ra, chi nhánh cần phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên trong chi nhánh nhằm tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Chủ động giúp đỡ các cán bộ, chi nhánh có hoàn cảnh khó khăn, làm cho họ có thể yên tâm làm việc, tránh được những cám rỗ của đồng tiền để làm sai quy định.

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing đi kèm với hiện đại hoá công nghệ

Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra của ngân hàng là thoả mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.

Trong thời gian qua, chi nhánh NHCT đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động marketing và đã đạt được những kết quả nhất định. Song hoạt độngMarketing chưa có tính chuyên nghiệp, chưa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập. Do đó trong thời gian tới, NHCT Đống Đa cần chú trọng xây dựng được chiến lược Marketing ngân hàng thích hợp để thắng các đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu lợi nhuận. Cụ thể:

- Đi sâu vào nghiên cứu thị trường để xác định đặc điểm thị trường của ngân hàng nhằm cung ứng dịch vụ tối ưu, thực hiện phương châm: “ chỉ bán những gì thị trường cần, chứ không phải bán những cái có sẵn”. Trong đó, đặc biệt chú trọng phương pháp phân đoạn thị trường, tức là chia thị trường thành các đơn vị nhỏ khác biệt nhau, trong mỗi đơn vị nhỏ có sự đồng nhất về bản chất hay tính chất hoạt động, để ngân hàng dễ dàng nhận biết đồng thời có chính sách cụ thể phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường.

- Tiếp tục mở rộng hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động khác của ngân hàng cho khách hàng của mình. Khi có sản phẩm mới ra đời hoặc sự thay đổi trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, chi nhánh cần thông báo rộng rãi ra công chúng để khách hàng có thể nắm rõ được các thông tin mới nhất về dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp.

- Chi nhánh cũng cần có sự tiếp xúc với khách hàng qua mạng lưới dịch vụ rộng khắp, qua hội nghị tiếp xúc với khách hàng hàng năm, qua trình độ nghiệp vụ chuyên môn, qua các dịch vụ cung ứng.

- Giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing chính là nhân tố con người. Do đó, trong những năm tới, chi nhánh cần mở rộng và nâng cao công tác đào tạo chuyên viên về Marketing ngân hàng. Chi nhánh có thể liên kết với các trường đại học khối kinh tế đưa nội dung Marketing ngân hàng vào giảng dạy sâu hơn. Cùng với đó, ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao

đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử các cán bộ có kinh nghiệm về Marketing theo học những khoá đào tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng ở nước ngoài.

Cùng với đẩy mạnh hoạt động Marketing là hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Sự ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh thực sự là một cuộc cách mạng lớn, sẽ tạo cho chi nhánh một sức mạnh vững chắc. Công nghệ hiện đại giúp cải tiến tốc độ thông tin liên lạc trong nội bộ, tăng tính kịp thời của thông tin, làm rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định chính xác, làm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, chi nhánh cần:

- Lựa chọn giải pháp kỹ thuật, trang thiết bị tiên tiến để rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước phát triển. Xây dựng chương trình phần mềm ứng dụng hợp lý, chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam có khả năng kết nối, mở rộng trong môi trường công nghệ cao và hội nhập kinh tế quốc tế. - Tăng cường hợp tác, liên kết giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế, giữa các hệ thống ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử, đổi mới phương thức phục vụ khách hàng, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới tới mọi tầng lớp dân cư nhằm thu hút khách hàng, phát triển thị trường.

- Đào tạo nguồn lực với trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật đủ sức tiếp cận với công nghệ mới. Đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin qua công tác đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới.

3.2.6. Thẩm định tư cách khách hàng

Tư cách khách hàng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc thẩm định tư cách khách hàng phải chú trọng thường xuyên, trong đó tư cách người lãnh đạo giữ vai trò quan trọng. Thực tế, nếu không thẩm định kỹ tư cách khách hàng, tư cách người lãnh đạo điều hành thì sẽ dễ dẫn đến rủi ro. Vì nếu những khách hàng có tiền sử lừa đảo hoặc tư cách, đạo đức

không tốt thì việc hợp tác sẽ khó khăn, đặc biệt trong quá trình xử lý các tình huống thu hồi nợ vay.

3.2.7. Các giải pháp khác

Trên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp cụ thể đã được đề cập ở trên, trong thời gian tới, để tăng cường chất lượng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN nói riêng, thì chi nhánh cần kết hợp thực hiện đồng bộ và thêm một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Tăng cường các buổi toạ đàm, giao lưu với các chi nhánh khác

Việc tăng cường các buổi toạ đàm, giao lưu với các chi nhánh khác nhằm tăng cường học hỏi giữa các chi nhánh và cũng có thể có thêm được các thông tin bổ ích khác từ các chi nhánh tham gia giao lưu, qua đó sẽ bổ sung thêm vào nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định của chi nhánh Nam Hà Nội trong những lần thẩm định sau.

Thứ hai: Tách biệt cụ thể giữa lương và thưởng cho cán bộ, nhân viên trong chi nhánh

Hiện nay, chi nhánh mới chỉ áp dụng biện pháp trả lương, còn biện pháp thưởng vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, trong những năm tới, chi nhánh nên áp dụng mức thưởng, phạt một cách cụ thể, công minh và công bằng đối với các cán bộ, nhân viên thực hiện chức năng thẩm định, tín dụng đối với mỗi khoản vay, để từ đó gắn quyền lợi và trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện thẩm định đối với từng món vay tương ứng.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các ban ngành có liên quan

Nhà nước đóng vai trò là cơ quan quản lý ở cấp độ vĩ mô, vậy để nâng cao chất lượng thẩm tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN nói riêng của chi nhánh Đống Đa, trong thời gian tới, nhà nước cần giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng ở cấp vĩ mô như sau:

Một khuôn khổ hành lang pháp lý lành hiện đại, mạnh rõ ràng và minh bạch là điều kiện quan trọng đầu tiên của cơ sở pháp lý trong hoạt động thẩm định tín dụng. Khuôn khổ pháp lý thường bao gồm các quy định đối với việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp nói chung và của các DNVVN nói riêng. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch, nhiều khi còn xa rời với thực tiễn… Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước và Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ hành lang pháp lý theo hướng hiện đại hơn, minh bạch hơn và sát với thực tế hơn. Việc hoàn thiện khuôn khổ hành lang pháp lý có thể bằng nhiều biện pháp, xong tác giả xin đề xuất một số biện pháp chủ yếu sau:

- Ban hành, bổ sung và chỉnh sửa các chính sách, những qui định hiện hành có liên quan đến thành lập, hoạt động của các DNVVN, nhằm loại bỏ sự mâu thuẫn, sự thiếu đồng bộ trong các văn bản, qui phạm pháp luật gây khó khăn, cản trở cho việc thành lập và hoạt động của những doanh nghiệp này. Việc ban hành, bổ sung và sửa chữa các chính sách, qui định phải phù hợp với thực tiến, mang tính lâu dài, đồng bộ và đặc biệt phải ban hành kèm theo các thông tư hướng dẫn việc thực hiện các qui định đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận dụng và thực hiện.

- Hiện nay, việc quản lý việc cấp phép giấy thành lập DNVVN, giấy phép kinh doanh, hay vốn điều lệ… của các doanh nghiệp đã được thực hiện, nhưng rất ào ạt, kém hiệu quả, vì vậy trên thực tế còn có một số doanh nghiệp trong điều lệ và giấy phép kinh doanh vốn điều lệ rất khác nhau so với kế toán sổ sách, hay các ngành nghề kinh doanh cũng rất khác. Do đó, trong thời gian tới, Nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống các quy định cụ thể với các chế tài xử phạt nghiêm minh và minh bạch đối với lĩnh vực này. Nhằm từng bước đưa các DNVVN vào khuôn khổ để quản lý có hiệu quả.

Thứ hai: Tăng cường ổn định và phát triển chính sách thị trường

ổn định môi trường kinh tế, đảm bảo cho mọi thành phần kinh tế được tham gia hoạt động một cách dễ dàng, bình đẳng và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách bảo hộ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu…

- Từng bước xây dựng và hoàn thiện các chính sách để đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo đúng hướng của kinh tế thị trường, nhằm phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế.

- Thành lập, bổ xung cả số lượng và chất lượng cơ quan nghiên cứu thị trường, nhằm xác định sự biến động của thị trường (cung, cầu, thị hiếu người tiêu dùng…) để từ đó xác định được sự biến động của thị trường, nhằm cung cấp các thông tin bổ ích cho các DNVVN và cho ngân hàng trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh.

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nƣớc

Thứ nhất: Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa, bổ sung và ban hành một số

cơ chế tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, như: Ban hành và hướng dẫn thêm những điều kiện cho vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp (các doanh nghiệp Quốc doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và phải tuân phải theo cơ chế thị trường, nhằm bảo vệ lợi ích cho cả bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (các doanh nghiệp).

Thứ hai: Cần có những chính sách cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ và giải quyết

khó khăn, tạo điều kiện cho các DNVVN giải quyết tốt nhu cầu về vốn để thực hiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Thứ ba: Cần tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế hoạt động cho vay của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước hướng hoạt động cho vay của các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.

3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng Công thƣơng Việt Nam

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói chung vàchất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)