PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MÔ TẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 47)

Thống kê mô tả là phương pháp được vận dụng có chuyên môn nhằm tóm tắt, tổng kết và kết luận những thông tin quan trọng từ thông tin thu thập được tại một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hà Nam để trình bày mô tả vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải quyết.

Phương pháp thống kê mô tả mang lại hiệu quả trong việc nghiên cứu những thông tin mang tính đặc thù, đảm bảo chặt chẽ, linh hoạt và có khả năng giải thích đầy đủ về một tình huống nhất định, cũng có thể là mở rộng phạm vi vấn đề nghiên cứu. Khi tiến hành phương pháp này yêu cầu chủ thể nghiên cứu cần phân loại, xác định sử dụng các thông tin, số liệu nào là hợp chuẩn cho việc nghiên cứu, làm rõ bản chất vấn đề nghiên cứu thì tiến hành cập nhật lại và đưa vào bài viết.

Tác giả áp dụng phương pháp thống kê mô tả trong tiến hành thu thập tài liệu, số liệu báo cáo, thống kê, tính toán và lựa chọn các số liệu để đưa vào nghiên cứu; sử dụng phần mềm excel để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu,

tài liệu qua đó có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong luận văn và lượng hóa bằng biểu đồ về các số liệu đã được tổng hợp về thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn Hà Nam.

Phương pháp này được thực hiện chủ yếu tại các nội dung đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 2.4.PHƯƠNGPHÁPPHỎNGVẤNSÂU

Đây là phương pháp được thực hiện chủ yếu bằng cách phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại một số lãnh đạo UBND tỉnh Hà Nam, UBND các huyện, thành phố, cán bộ tham gia trực tiếp lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tỉnh Hà Nam và một số tỉnh lân cận như: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình; một số hộ dân bị thu hồi đất, một số nhà đầu tư… Tác giả đã tiến hành 21 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó: Đối với cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp tỉnh, huyện của tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận là 04 cuộc. Đối với Lãnh đạo Ban Quản lý dự án các công trình trọng điểm là 02 cuộc. Đối với các tổ chức thực hiện bồi thường, GPMB ở một số địa phương 02 cuộc. Đối với cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thường, GPMB 02 cuộc. Đối với nhà đầu tư đang thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Hà Nam là 01 cuộc. Đối với các hộ dân bị ảnh hưởng trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 cuộc.

Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến thông qua các cuộc phỏng vấn, kết hợp với số liệu thu thập và khung chính sách để tác giả trình bày luận văn.

2.5.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨUTÀILIỆU

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là cách tìm tài liệu chuyên môn để đọc, nghiên cứu và nếu cần tra cứu thông tin trên mạng internet theo lĩnh vực, phạm vi nghiên cứu, đưa ra vấn đề nghiên cứu và nêu những giải pháp có hiệu quả trong việc tăng cường thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn Hà Nam. Nghiên cứu tài liệu tại chủ đầu tư các dự án nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, học viên đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác bồi thường, GPMB của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các tài liệu giảng dạy của các thày, cô giáo; các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các bài báo, tạp chí, các bài viết được đăng tải trên Internet, các bài tham luận tại các hội thảo khoa học... đây là phương pháp được học viên sử dụng xuyên suốt luận văn của mình.

2.6.PHƯƠNGPHÁPTỔNGKẾTTHỰCTIỄN

Qua thực tiễn làm công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam kết hợp với số liệu điều tra, khảo sát thực địa, tác giả đã thu thập những tài liệu, số liệu, báo cáo về kinh tế - xã hội, về đất đai, về công tác bồi thường, GPMB của tỉnh nói chung và một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh nói riêng trên cơ sở kế thừa những tài liệu, số liệu đã có, học viên còn tham khảo các báo cáo, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, cán bộ địa phương nơi có đất bị thu hồi đất. Bằng kinh nghiệm thực tiễn, học viên đã tiến hành khảo sát địa bàn nghiên cứu, quan sát điều kiện sống và sự thay đổi cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi. Từ thực tế trong quá trình công tác, học viên đã tổng kết được những thuận lợi, khó khăn và rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện chính sách bồi thường, GPMB làm cơ sở để học viên nghiên cứu đề tài này.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

3.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCHBỒITHƯỜNG,GPMBTRÊNĐỊABÀNHÀNAM

3.1.1. Các yếu tố khách quan

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nam

Hà Nam có 6 đơn vị hành chính cấp huyện với 116 xã, phường, thị trấn với diện tích hành chính là 861,9 km2, địa hình đồi núi chiếm 20% diện tích còn lại là đồng bằng. Toàn tỉnh có hơn 800.000 người, dân số sống ở nông thôn chiếm 75%. Độ tuổi trung bình của dân số nằm trong “thời kỳ dân số vàng”.

Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý và liên hệ vùng giữa tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận

Nguồn: Trung tâm đo đạc bản đồ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam

các dự án đầu tư và là điều kiện quan trọng tạo lợi thế so sánh cho Hà Nam trong việc mở rộng hợp tác, giao lưu kinh tế với các địa phương khác trong cả nước, nhất là với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (giai đoạn 2010- 2015) đạt trên 13%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 58%, dịch vụ chiếm 29,4%, nông, lâm nghiệp giảm còn 12,6%. GDP bình quân đầu người đạt 42,33 triệu đồng/năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 48,1% năm 2010 lên 58% năm 2015; thu hút

187 dự án đầu tư (99 dự án trong nước, 88 dự án FDI), tổng vốn đầu tư đạt

trên 18.000 tỷ đồng và 864,8 triệu USD; đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, nâng tổng số dự án trên địa bàn tỉnh lên 488 dự án

(129 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 1.184,2 triệu USD và 40.739 tỷ đồng. Công tác quốc phòng, an ninh, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được

tăng cường, công khai, minh bạch; kịp thời xử lý ngay khi vụ việc mới phát sinh, các tình huống phức tạp; giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tăng cường kiểm tra, đối thoại tại cơ sở, góp phần tích cực trong việc ổn định tình hình an ninh chính trị, tạo thuận lợi thu hút đầu tư của tỉnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư có trọng điểm, tạo động lực phát triển và môi trường đầu tư thuận lợi. Giai đoạn 2011-2015 đã triển khai một số dự án lớn của tỉnh và của trung ương trên địa bàn, hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

3.1.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai * Tình hình sử dụng đất đai

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 86.195,63 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,12%, đất phi nông nghiệp chiếm 32,53% và đất

chưa sử dụng chiếm 4,35%. Việc thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi thường, GPMB.

[[

33%

32, 4%

63%

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Nam năm 2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam

Qua biểu đồ trên cho thấy, diện tích đất ở và đất chuyên dùng ngày càng tăng mạnh, diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm, đất cho sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp. Cơ cấu đất của tỉnh chủ yếu là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, diện tích đất chưa sử dụng rất ít. Vì vậy, việc thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, GPMB ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi.

* Tình hình quản lý đất đai của tỉnh Hà Nam

Ở những giai đoạn trước, công tác quản lý đất đai còn gặp một số khó khăn, bất cập, là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý đất đai mà trực tiếp là việc xây dựng phương án bồi thường, GPMB. Từ khi LĐĐ 2003 có hiệu lực, Hà Nam đã làm tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch

thu hồi đất; phân bổ quỹ đất đai hợp lý, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; tạo điều kiện cho các dự án đầu tư nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh đất đai ở từng vùng.

Biểu đồ 3.2: Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Nam qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2014 của Sở TN&MT tỉnh Hà Nam

Nhìn biểu đồ ta thấy nhu cầu đất ở và đất chuyên dùng ngày càng tăng mạnh qua các năm, diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm dần dẫn đến sự biến động sử dụng đất khá lớn. Những biến động đó không nằm ngoài mục đích là sử dụng quỹ đất ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh cùng với mức độ tăng dân số cơ học cao đã tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội và từng bước làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo xu hướng giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, tăng nhanh và mở rộng diện tích đất chuyên dùng, đất ở.

Từ khi LĐĐ 2003 có hiệu lực thi hành, cơ chế, chính sách quản lý về đất đai được ban hành theo hướng phù hợp hơn với yêu cầu quản lý trong tình hình

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Đất nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng

mới và có nhiều tiến bộ hơn. Thông tin đất đai được công khai, minh bạch; người dân được tham gia vào quản lý và giám sát việc thực thi pháp luật đối với phương án GPMB. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã được tích hợp vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phù hợp với các quy hoạch khác nhằm khắc phục tình trạng quy hoạch chồng quy hoạch..

0.7% 6.39% 0.28% 92.63% Đất lúa Đất rừng Đất ở Đất khác

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ về nhu cầu và cơ cấu sử dụng đất của dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc, tỉnh Hà Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc, Hà Nam

Qua biểu đồ trên ta thấy, diện tích đất lúa, đất rừng và đất ở thu hồi cho dự án rất ít, chủ yếu là diện tích đất khác. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện thu hồi đất, GPMB thực hiện dự án theo tinh thần của Luật Đất đai là hạn chế thu hồi đất nông nghiệp và đất đồi rừng.

3.1.1.3. Tính chất của chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng

Chính sách bồi thường, GPMB là một chính sách rộng, phức tạp và giải quyết nhiều vấn đề trên các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, tập quán truyền thống, gắn nhiều quyền lợi về tài chính nên rất dễ có

bồi thường, GPMB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm, không chỉ ảnh hưởng về kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định về chính trị và trật tự xã hội. Điều này có nghĩa là nếu chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và được thực hiện nghiêm túc sẽ góp phần vào việc duy trì và củng cố sự ổn định chính trị. Ngược lại, sẽ làm phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về chính trị. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề chính sách bồi thường, GPMB chính là thực hiện tốt chính sách an dân.

3.1.1.4. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng

Bồi thường, GPMB là lĩnh vực có tính đa dạng ở cả tính chất, mức độ và đối tượng thực hiện. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, GPMB có quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp của các đối tượng liên quan, gồm: nhà nước, người dân và nhà đầu tư (gọi chung là những người hưởng lợi từ chính sách). Đối với Hà Nam, ở hầu hết các dự án, việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB đã có sự phối hợp giữa các đối tượng thực hiện và cơ bản giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các bên liên quan.

3.1.1.5. Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách

UBND tỉnh đã kịp thời ban hành cơ chế, chính sách bồi thường, GPMB và xây dựng kế hoạch tài chính trước khi triển khai mỗi dự án. Tuy nhiên việc bố trí kinh phí cho bồi thường, GPMB ở nhiều dự án chưa đáp ứng tiến độ. Do đó, có phương án GPMB được phê duyệt từ những năm trước nhưng chưa có kinh phí chi trả dẫn đến việc phải điều chỉnh phương án, gây tốn kém và tạo tâm lý bức xúc trong nhân dân. Một số nhà đầu tư chưa thực sự mạnh về tiềm lực nên đôi khi vẫn kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân bị thu hồi đất. Bên cạnh đó thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư, nhất là trong công tác thu hồi đất, GPMB vẫn còn nhiều vướng mắc..

có nghề nghiệp ổn định, chỉ có thể sống bằng diện tích đất nông nghiệp hoặc mặt bằng kinh doanh. Vì vậy, khi nhà nước thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến sinh kế, dẫn đến việc chống đối, không hợp tác khi giao đất.

3.1.1.6. Đặc tính của đối tượng chính sách bồi thường, GPMB

Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách bồi thường, GPMB cũng mang tính đa dạng. Đối với Nhà nước thì dùng quyền lực để thực hiện thu hồi đất. Đối với nhà đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, bàn giao mặt bằng. Còn đối với người dân bị thu hồi đất mang những đặc tính cố hữu, do thói quen sản xuất, canh tác lâu đời trên mảnh đất của mình hoặc do phong tục tập quán, văn hóa truyền thống tại nơi ở cũ. Vì vậy, khi thực hiện chính sách bồi thường, GPMB cũng chịu sự chi phối bởi những đặc tính trên.

3.1.2. Các yếu tố chủ quan

3.1.2.1. Việc tuân thủ các bước trong quy trình thực hiện

Quá trình thực hiện chính sách cần tuân thủ theo bảy bước, từ khâu lập kế hoạch tổ chức thực hiện đến khâu đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện đúng, đủ các quy trình, đúng luật và đảm bảo nguồn nhân lực, vật lực cho quá trình thực hiện. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)