Nhóm giải pháp về thanh quyết toán vốn đầu tư, thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2002 2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 89 - 94)

3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT THOÁT VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG

3.2.3. Nhóm giải pháp về thanh quyết toán vốn đầu tư, thanh tra, kiểm tra

3.2.3.1. Giải pháp về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư

Về tạm ứng vốn đầu tƣ: UBND thành phố tăng cƣờng chỉ đạo cơ quan chức năng của thành phố và các quận, huyện triển khai, giám sát chặt chẽ việc cấp phát, sử dụng nguồn vốn xây dựng cơ bản; trong đó, tăng cƣờng các biện pháp siết chặt khâu tạm ứng vốn và thu hồi vốn. Với giải pháp này, các chủ đầu tƣ và nhà thầu sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, tạo ra nhiều khối lƣợng để hoàn ứng vốn lại cho ngân sách nhà nƣớc. Trƣờng hợp nhà thầu không thực hiện thi công, không có khối lƣợng để hoàn ứng thì phải hoàn trả tạm ứng lại vốn nhà nƣớc.

Thanh toán vốn trong đầu tƣ XDCB hiện nay chƣa đƣợc bình đẳng, nhƣ: có khối lƣợng xây dựng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán, nhƣng ban QLDA gây khó khăn, hoặc chậm thanh toán thì đơn vị thi công chƣa đƣợc hƣởng khoản tiền lãi vay ngân hàng theo quy định của quy chế quản lý ĐT&XD. Để khắc phục tình trạng này xin đƣợc đề nghị hàng tháng đơn vị thi công báo cáo khối lƣợng hoàn thành và kết quả thanh toán vốn của ban QLDA cho cơ quan quyết định đầu tƣ biết để giám sát. Nếu ban QLDA chậm thanh toán không có lý do chính đáng thì phải xử lý thỏa đáng.

3.2.3.2. Giải pháp về quản lý chất lượng kiểm toán độc lập

Hiện nay, Luật Kiểm toán độc lập đã đƣợc Quốc hội thông qua và Chính phủ cũng đã ban hành văn bản hƣớng dẫn. Tuy nhiên, để tăng cƣờng

trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ, luận văn đề nghị một số giải pháp cụ thể:

- Quy định tỷ lệ sai lệch giữa số liệu báo cáo kiểm toán độc lập so với số liệu của cơ quan thẩm tra quyết toán; trƣờng hợp quá lớn và số liệu kiểm toán quá bất hợp lý thì không thanh toán chi phí kiểm toán, đồng thời yêu cầu phải kiểm toán lại báo cáo quyết toán.

- Công khai danh sách các nhà thầu kiểm toán vi phạm chuẩn mực, đạo đức trong hành nghề kiểm toán đã đƣợc pháp luật quy định.

- Báo cáo kiểm toán phải thể hiện đầy đủ các nội dung trong quá trình kiểm toán, tránh việc loại trừ các trƣờng hợp để hợp lý hóa hồ sơ quyết toán.

Kiểm toán báo cáo quyết toán là một khâu quan trọng trong quá trình xác định giá trị quyết toán công trình. Thành phố cần chủ động đề ra các chủ trƣơng cụ thể, hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng công tác kiểm toán các dự án trên địa bàn, nhằm giảm thất thoát ở khâu này.

3.2.3.2. Giải pháp về quyết toán dự án hoàn thành

Công tác quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong dây chuyền quản lý vốn đầu tƣ. Trong thực tế công tác quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành còn chậm và nhiều sai sót khi thẩm tra phê duyệt quyết toán, vì ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ đồng thời là ngƣời phê duyệt dự án hoàn thành. Nhƣ vậy vừa đá bóng vừa thổi còi, cho nên công tác phê duyệt quyết toán sẽ có nhiều tiềm ẩn tiêu cực trong đó, mà khó có thể phát hiện ra. Để khắc phục tồn tại đó xin đề nghị:

- Ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ không đƣợc phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ. Công tác phê duyệt quyết toán nên giao cho một cơ quan khác để kiểm soát lẫn nhau và đảm bảo tính khách quan. Thực hiện việc này nhằm chống độc quyền và đầu tƣ kép kín nhƣ hiện nay.

- Giữ lại từ 10 đến 15% giá trị gói thầu đƣợc thực hiện để chờ công tác quyết toán và phê duyệt quyết toán. Số tiền giữ lại đƣợc tính lãi theo lãi suất cho vay của ngân hàng và thanh toán cho đơn vị thi công khi có kết quả phê duyệt quyết toán. Tuy nhiên đơn vị thi công phải đảm bảo thời gian quyết toán theo quy định, thì mới đƣợc thanh toán số lãi đó. Ngƣợc lại nếu đơn vị thi công chậm quyết toán, thì phải xử phạt theo một tỷ lệ nhất định. Nhƣ vậy công tác quyết toán dự án hoàn thành sẽ có ý nghĩa thực sự.

- Quy định quản lý ĐT&XD chƣa quy định cụ thể trách nhiệm bồi thƣờng vật chất của ngƣời có thẩm quyền phê duyệt quyết toán. Để nâng cao trách nhiệm, cần phải quy định mức bồi thƣờng vật chất do phê duyệt quyết toán không chính xác, có nhƣ vậy mới hạn chế đƣợc tiêu cực trong công tác quyết toán và phê duyệt quyết toán.

3.2.3.3. Giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Nhiệm vụ của cơ quan KTNN đã đƣợc Luật NSNN ban hành năm 2002 quy định tại Điều 66 và Điều 67, nhƣ sau:

- Cơ quan KTNN thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, cơ quan KTNN có quyền độc lập và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết luận kiểm toán của mình; trong trƣờng hợp cần thiết, cơ quan KTNN đƣợc đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

- Cơ quan KTNN có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ và cơ quan khác theo quy định của pháp luật; thực hiện kiểm toán khi Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ có yêu cầu.

- Việc kiểm toán quyết toán ngân sách đƣợc thực hiện trƣớc khi Quốc hội, HĐND phê chuẩn quyết toán; trƣờng hợp kiểm toán sau khi Quốc hội, HĐND phê chuẩn quyết toán thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Trong trƣờng hợp quyết toán ngân sách chƣa đƣợc Quốc hội, HĐND phê chuẩn thì Chính phủ, UBND trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cơ quan KTNN đã kiểm toán phải tiếp tục làm rõ những vấn đề Quốc hội, HĐND yêu cầu để trình Quốc hội, HĐND vào thời gian do Quốc hội, HĐND quyết định.

Nƣớc ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã có một hệ thống thanh tra, kiểm tra; tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, dƣ luận quan tâm nhiều đến chất lƣợng công trình; hiệu quả đầu tƣ của các dự án không cao, thậm chí kém hiệu quả; thất thoát lãng phí; tệ nạn tham nhũng ngày càng gia tăng và hoạt động của chúng ngày càng tinh vi. Nhƣng để có bằng chứng, kết luận những ngƣời, những vụ việc tham nhũng thì chƣa nhiều, bởi hoạt động của ĐT&XD là rất phức tạp và khó khăn. Mặt khác hệ thống thanh tra, kiểm tra hàng năm chỉ mới kiểm tra, kiểm toán đƣợc khoảng 20% số dự án đầu tƣ trong năm. Tuy kết quả thanh tra, kiểm toán chƣa nhiều, nhƣng cũng đã phát hiện và thu hồi nép NSNN những khoản chi sai của các công trình và dự án xây dựng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Hiện nay còn khoảng 80% dự án hàng năm chƣa đƣợc thanh tra, kiểm toán, vậy thất thoát còn nhiều đó là vấn đề bức xúc, mà dƣ luận xã hội đang quan tâm. Để khắc phục trình trạng này, luận văn xin đề nghị:

- Phát triển KTNN để thực sự trở thành công cụ quan trọng và đủ mạnh của Nhà nƣớc thực hiện kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt tài chính Nhà nƣớc và tài sản công là đòi hỏi tất yếu và khách quan của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.

- Phát triển KTNN phải đảm bảo quán triệt và thể chế hóa các quan điểm của Đảng về KTNN đã đƣợc ghi trong các nghị quyết của Đảng: đề cao vai trò của cơ quan KTNN trong việc kiểm toán mọi cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nƣớc; thực hiện chế độ định kỳ kiểm toán nhà nƣớc, công khai thu chi ngân sách cho dân biết; nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lƣợng KTNN nhƣ một công cụ mạnh của Nhà nƣớc.

- Phát triển KTNN đảm bảo xu thế hội nhập quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và sát hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

- Nhà nƣớc đảm bảo đầy đủ và có chính sách ƣu tiên thích đáng các nguồn lực cần thiết cho tổ chức bộ máy và hoạt động của KTNN để đảm bảo tính độc lập trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

- Cần thực hiện chế độ kiểm toán vốn đầu tƣ xây dựng, ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, đến giai đoạn dự án hoàn thành lập báo cáo quyết toán, chứ không chỉ kiểm toán khi dự án có báo quyết toán nhƣ hiện nay;

- Cần giao quyền hạn cho KTNN thực hiện trong quá trình kiểm toán, nhƣ đƣợc đối chiếu hóa đơn vật liệu xây dựng, vật tƣ thiết bị của các đơn vị cung cấp cho công trình và đối chiếu với công tác ghi chép kế toán của đơn vị thi công, lắp đặt thiết bị. Nội dung này Thanh tra Chính phủ hiện nay đang thực hiện, qua kiểm tra đối chiếu đã phát hiện đƣợc nhiều sai phạm về khối lƣợng vật tƣ không có thực trong quyết toán dự án hoàn thành. Đây là phƣơng pháp kiểm toán rất quan trọng, vì trong XDCB có nhiều khối lƣợng che khuất, do vậy nếu không kiểm toán bằng phƣơng pháp đối chiếu thì không phát hiện đƣợc gian lận trong thi công.

- Báo cáo kiểm toán do cơ quan kiểm toán thực hiện phải chỉ rõ tổ chức, cá nhân làm thất thoát vốn đầu tƣ của nhà nƣớc để cơ quan chức năng có căn cứ xử lý trách nhiệm tổ chức và cá nhân (lâu nay chỉ mới nêu số lƣợng, tỷ lệ vốn thất thoát).

- Kết quả kiểm toán phải đƣợc công khai và xử lý nghiêm những cá nhân và tổ chức không thực hiện kiến nghị của cơ quan kiểm toán.

- Bên cạnh KTNN, các cơ quan Thanh tra thành phố, thanh tra chuyên ngành cũng phải kiện toàn bộ máy, hoạt động thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh sai phạm nhằm hạn chế lãng phí, thất thoát vốn trong các dự án đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2002 2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)