3.1. ĐỊNH HƢỚNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ
3.1.3. Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư
Các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển chƣa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế của công tác quản lý hiện nay. Các văn bản pháp luật về đầu tƣ xây dựng thời gian qua, chủ yếu là văn bản dƣới luật, trong đó không ít nội dung quy định chƣa cụ thể, thiếu các chế tài đủ mạnh, thậm chí còn nhiều nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, chắp vá, thiếu thống nhất, đồng bộ và không ổn định.
Cần phải tiến hành đổi mới cơ chế đối với vốn đầu tƣ theo hƣớng chuyển việc quyết định phân bổ vốn đầu tƣ nhà nƣớc cho từng dự án cụ thể từ các cơ quan hành chính sang các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh vốn.
Tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc cần phải thu hẹp đối tƣợng ƣu đãi. Cho vay có trọng tâm, trọng điểm, có thời hạn (có thể là một số ít công trình kết cấu hạ tầng có thu hồi vốn và một số ít công trình kết cấu hạ tầng cần thiết thuộc diện ƣu tiên của nhà nƣớc nhƣng thu hồi vốn lâu, khó có lãi, nhƣ các công trình về năng lƣợng, công trình công nghiệp nặng…). Chuyển mạnh sang bù lãi suất sau đầu tƣ, khi dự án đã hoàn thành và sản xuất, kinh doanh có lãi. Thực hiện mức lãi suất ƣu đãi và không quá chênh lệch so với lãi suất
thị trƣờng. Thực hiện đầu tƣ các dự án theo các mô hình có sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tƣ trong một số lĩnh vực nhƣ: văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, giải trí,...
Kiên quyết chuyển các doanh nghiệp nhà nƣớc sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. Cụ thể: cần giảm nhanh và tiến tới loại bỏ hoàn toàn bao cấp, trƣớc hết là ƣu đãi về sử dụng đất đai, tín dụng ƣu đãi, bảo hộ qua thuế và các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách, có cơ chế ràng buộc, kiểm soát việc chuyển độc quyền nhà nƣớc thành độc quyền doanh nghiệp. Cổ phần hóa các doanh nghiệp vốn nhà nƣớc chuyển sang hình thức Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Công ty cổ phần để hoạt động hiệu quả hơn.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cƣơng trong bộ máy nhà nƣớc và đề cao trách nhiệm cá nhân. Thủ trƣởng cơ quan cấp trên (từ Chủ tịch UBND thành phố đến Thủ trƣởng các cơ quan trong bộ máy hành chính) theo thẩm quyền xử lý nghiêm khắc thủ trƣởng cơ quan cấp dƣới có hành vi vi phạm các quy định của nhà nƣớc về ĐT&XD, gây hậu quả xấu hoặc cố tình không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố hoặc của Thủ trƣởng cơ quan cấp trên. Thủ trƣởng cơ quan cấp trên có quyền tạm thời đình chỉ công tác ngƣời vi phạm, đồng thời giao cho cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ đó tiến hành kiểm tra, xem xét kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nâng cao trách nhiệm cá nhân và thẩm quyền của chủ đầu tƣ. Chủ đầu tƣ phải là ngƣời quản lý đích thực, chịu trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ giá trị dự án. Quy trình đầu tƣ của thành phố lâu nay quy định trách nhiệm của chủ đầu tƣ còn bị chi phối bởi cơ quan quyết định đầu tƣ và cơ quan tƣ vấn đầu tƣ xây dựng.
Nâng cao trách nhiệm của ban QLDA, phải là ngƣời chủ thực sự. Phải có đủ trình độ, công tâm, không "thông cảm", không "vị nể" đối với nhà thầu mỗi khi phát hiện sai sót.
Cần có những quy định rõ hơn để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tƣ vấn lập dự án đầu tƣ và tƣ vấn thiết kế và tƣ vấn giám sát, kiểm định. Phải kiên quyết thực hiện việc xác định trách nhiệm của ngƣời khảo sát, của ngƣời tƣ vấn thiết kế đối với những sai sót trong công tác khảo sát, thiết kế và dự toán giá trị công trình.
Đổi mới cơ chế giám sát đầu tƣ xây dùng trong 2 khâu then chốt là chất lƣợng và giá thành xây dựng. Hiện nay theo quy định, dự án sử dụng vốn nhà nƣớc trên 30% tổng mức đầu tƣ thì phải đƣợc giám sát, đánh giá đầu tƣ. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tƣ do ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định.
Để việc giám sát có tính khách quan thì các tổ chức giám sát phải có vị thế độc lập với tổ chức thi công xây dựng. Hai tổ chức này không cùng một cơ quan quản lý. Bên cạnh việc đề cao trách nhiệm của tổ chức giám sát, cần tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và các tổ chức đoàn thể tham gia giám sát công trình phục vụ nhu cầu xã hội.
Cần thực hiện nghiêm quy định về việc cấm mọi hình thức từ chối của ban QLDA đối với các nhà thầu khi họ tham gia dự thầu nếu nhƣ họ đủ tƣ cách. Trƣớc đây chƣa có quy định này, nên nhiều Ban QLDA dễ dàng từ chối khéo các nhà thầu khi họ đến xin tham gia dự đấu thầu. Sự từ chối là nhằm phục vụ ý đồ sắp xếp cuộc đấu thầu theo ý mình và nhƣ vậy kết quả đấu thầu sẽ không khách quan, các nhà thầu muốn tham dự buộc lòng phải phụ thuộc vào các chủ đầu tƣ và Ban QLDA. Tuy nhiên, hiện nay theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các văn bản hƣớng dẫn thì đã quy định việc bên mời thầu bắt buộc phải tiếp nhận hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu mặc dù các nhà thầu này chƣa mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Ngăn chặn cho đƣợc các đƣờng dây "chạy dự án" bởi họ là những ngƣời có mối quan hệ thân thiết với những ngƣời nắm dự án. Đây là nhân tố làm cho ngƣời tốt dễ biến thành ngƣời xấu, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ.