THẤT THOÁT VỐN TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2002 2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 36 - 41)

1.2.1. Khái niệm về thất thoát

Theo Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2005 thì: "Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao

động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc, tiền, tài sản nhà nƣớc, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nƣớc và tài nguyên thiên nhiên vƣợt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định". Còn vấn đề thất thoát thì chƣa có tài liệu văn bản quy phạm nào đƣa ra định nghĩa hay một khái niệm cụ thể. Nhƣng thực tế cho thấy lãng phí, thất thoát đều phản ánh một hiện tƣợng giống nhau, đó là sự mất mát nguồn lực, mất đi cơ hội để tạo thêm cơ sở vật chất, tăng thêm năng lực cho xã hội.

Thất thoát trong XDCB là những chi phí thực tế không sử dụng hết vào công trình do bị bớt xén, cắt giảm không đúng quy định, không hợp lý hoặc do khai man, khai khống, nhƣng vẫn tính vào giá trị của dự án để sử dụng vốn. Biểu hiện:

- Công trình bớt xén khối lƣợng vật tƣ hoặc sử dụng vật tƣ sai chủng loại, kém chất lƣợng nhƣ bớt xén xi măng, sắt thép không đúng quy định, thay đổi vật liệu xây dựng, trang trí bằng vật liệu có tuổi thọ, chất lƣợng kém hơn so với thiết kế đƣợc duyệt;

- Sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng không đúng mục đích, kê khai khống khối lƣợng đền bù, làm giả hồ sơ để nhận tiền đền bù;

- Áp dụng định mức, đơn giá sai, kê khai nghiệm thu khống khối lƣợng hoặc đánh giá sai chất lƣợng công trình khi thẩm tra, thẩm định dẫn đến thanh toán sai so với khối lƣợng chất lƣợng thực tế;

- Thanh quyết toán khống so với giá trị thực tế thi công, bớt xén hoặc sử dụng chi phí xây dựng công trình không đúng quy định;

- Thời gian xây dựng kéo dài so với quy định, dẫn đến công trình bị thiên nhiên phá hoại, chậm đƣa công trình vào khai thác sử dụng làm mất cơ hội kinh doanh, ngân sách phải chi thêm một khoản tiền bù giá nhân công, chi

phí máy thi công và chênh lệch vật tƣ khi giá thị trƣờng tăng quá cao, còn doanh nghiệp thì phải trả thêm lãi vay ngân hàng trong thời gian chậm thanh toán vốn;

- Thay đổi lại kết cấu do kết quả khảo sát không đảm bảo chất lƣợng; - Thiết kế áp dụng hệ số an toàn quá mức cho phép;

- Chất lƣợng xây dựng không đảm bảo phải phá đi làm lại.

Một số ví dụ cụ thể về thất thoát, lãng phí nhƣ: Nhà máy xây xong không có nguyên liệu để sản xuất; Chợ xây xong không có ngƣời đến họp; Hệ thống cấp nƣớc chỉ chú trọng đầu tƣ nhà máy mà thiếu mạng lƣới đƣờng ống phân phối đến các hộ tiêu thụ, nên không cung cấp đƣợc đến hộ tiêu thụ; Công trình thủy lợi chỉ chú trọng xây dựng kênh chính, còn kênh nội đồng chƣa chú trọng, nên tƣới tiêu không đạt theo công suất thiết kế;...

Nhƣ vậy có thể nói, có hai loại thất thoát: một là hữu hình (nhƣ ăn cắp, bớt xén,…) chủ yếu là chủ động từ phía con ngƣời do mục đích vụ lợi cá nhân; hai là vô hình do bị động, bắt nguồn từ năng lực hạn chế của những ngƣời tham gia trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng ở tất cả các khâu. Chẳng hạn, chất lƣợng quy hoạch kém hoặc quy hoạch chậm, nhƣ một đô thị đã phát triển rồi mới tính chuyện mở rộng đƣờng phố thì rất tốn kém… Hay với những công trình làm xong không sử dụng đến thì thất thoát, lãng phí tƣơng đối khó tính toán, đây là thất thoát, lãng phí bị động. Còn với những dự án thất thoát, lãng phí tính theo phần trăm đƣợc thì có thể xác định cụ thể.

1.2.2. Tiêu chí xác định thất thoát

Thất thoát trong XDCB đƣợc biểu thị bằng giá trị tuyệt đối và biểu thị bằng giá trị tƣơng đối phần trăm (%). Giá trị thất thoát đƣợc hiểu:

- Chi phí đƣợc đầu tƣ xây dựng công trình, nhƣng không mang lại hiệu quả do công trình hoàn thành không sử dụng đƣợc, hoặc chi phí sử dụng vào

công trình bị tăng lên, hoặc phát sinh do các nguyên nhân chủ quan, làm tăng chi phí đầu tƣ so với quy định.

- Chi phí đầu tƣ không sử dụng nhƣng vẫn tính vào chi phí xây dựng công trình để rút vốn đầu tƣ.

Mức thất thoát đƣợc biểu thị bằng tỷ lệ % giữa giá trị thất thoát so với chi phí cần thiết xây dựng công trình theo quy định của cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tƣ, dự toán, tổng dự toán, giá trị gói thầu hoặc giá trị quyết toán dự án hoàn thành.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất thoát

Những nhân tố ảnh hƣởng đến thất thoát vốn trong đầu tƣ XDCB, là: - Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tƣ dựng chƣa đồng bộ, thống nhất, hoàn chỉnh và còn nhiều sơ hở; công tác quản lý nhà nƣớc còn buông lỏng, phân công, phân cấp chƣa rõ ràng, chồng chéo, công tác thanh tra, kiểm tra làm chƣa thƣờng xuyên và chƣa đáp ứng yêu cầu; đáng chú ý là trách nhiệm và biểu hiện tiêu cực trong một bộ phận không ít cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp của dự án là rất nghiêm trọng.

- Đối với đầu tƣ từ nguồn vốn nhà nƣớc thì chậm thích ứng với cơ chế thị trƣờng, hay có thể nói coi nhƣ là "của chùa" cho nên xảy ra việc tranh thủ càng nhiều để chiếm đoạt vốn nhà nƣớc.

- Có thể nói thất thoát trong XDCB chủ yếu do cấp trên của chủ đầu tƣ, chủ đầu tƣ, tƣ vấn, nhà thầu tạo nên nhằm vụ lợi cá nhân. Ngoài ra do trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm thực hiện công việc của những ngƣời tham gia hoạt động đầu tƣ xây dựng.

Kết luận chương 1:

Vốn trong đầu tƣ XDCB có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân là nguồn vốn để tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của xã hội. Do vậy, quản lý vốn đầu XDCB phải theo trình tự, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đến thực hiện đầu tƣ và kết thúc xây dựng đƣa dự án vào khai thác sử dụng.

Đồng thời quản lý vốn đầu tƣ phải trên cơ sở định mức, đơn giá XDCB của nhà nƣớc và thực hiện đúng trách nhiệm quyền hạn về quản lý vốn đầu tƣ. Mặt khác phải chịu trách nhiệm nếu gây thất thoát vốn đầu tƣ XDCB. Trong chƣơng này cũng đã nêu rõ khái niệm về thất thoát, lãng phí và xác định các nhân tố ảnh hƣởng của nó. Qua đó làm nền tảng để phân tích và soi xét thực trạng thất thoát vốn tại địa phƣơng ở Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THẤT THOÁT VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, GIAI ĐOẠN 2002 - 2012

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2002 2012 và những giải pháp nhằm hạn chế (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)