Vai trò của đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của việt nam sang lào thực trạng và giải pháp (Trang 29)

1.2. Sự cần thiết, vai trò và tác động của FDI của Việt Nam sang Lào

1.2.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào

Tính đến hết tháng 11/2012, Việt Nam có 222 dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Lào còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam đạt gần 3,8 tỷ USD. Lào đứng thứ nhất trong tổng số 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 3 trong tổng số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Lào.

* Đối với Lào:

Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào đã được triển khai tại 16/17 tỉnh của Lào, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế xã hội trọng yếu, trong đó, năng lượng, khai khoáng, nông - lâm nghiệp (trồng cây cao su), dịch vụ là những lĩnh vực thu hút nhiều dự án cũng như vốn đầu tư. Ngoài thủ đô Viêng Chăn, Việt Nam còn chú trọng đầu tư vào những khu vực mà Lào còn khó khăn, giúp kinh tế các địa phương này có điều kiện phát triển.

Cùng với các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào, thể hiện ở các mặt sau:

Dòng vốn FDI vào Lào tăng nhanh qua các năm thực sự đã trở thành nguồn vốn đầu tư rất quan trọng cho nền kinh tế của Lào tăng trưởng và phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm làm việc cho nền kinh tế phát triển.

FDI góp phần quan trọng trong việc duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần hình thành một số ngành kinh tế quan trọng của Lào: năng lượng, điện lực, thủ công nghiệp, khoáng sản, dệt may, dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm... Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho Lào.

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI nói chung, dòng vốn FDI từ Việt Nam sang nói riêng, còn góp phần phần tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào. Nhờ FDI, thu ngân sách nhà nước Lào tăng lên khá nhanh, trong đó phần đóng góp từ khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

Mặt khác, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Lào, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, ổn định và ngày càng nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân Lào.

* Đối với Việt Nam:

- Đầu tư sang Lào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, cả về số lượng dự án cũng như số vốn đầu tư.

- Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam có thêm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu… phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước.

- Đầu tư ra nước ngoài nói chung, đầu tư sang Lào nói riêng, tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đa dạng và phong phú, hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu.

- Đầu tư ra nước ngoài thành công sẽ tác động ngược lại nền kinh tế trong nước theo hướng thúc đẩy công cuộc cải tổ nền kinh tế: về thể chế chính sách, về thuế, về thủ tục hành chính, về hệ thống thông tin đối ngoại, về chính sách điều hành vĩ mô.

- Giúp củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

- Giúp doanh nghiệp Việt Nam dần làm quen, tích luỹ kinh nghiệm trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; tạo đà cho việc đầu tư sang các nước khác.

- Khai thác tốt lợi thế so sánh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam san sẻ rủi ro khi môi trường kinh doanh trong nước không thuận lợi.

- Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp tại Lào, các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định với giá phải chăng.

- Nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Đầu tư ra nước ngoài góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần làm tăng năng lực quốc gia.

1.2.4. Những yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào 1.2.4.1. Yếu tố tự nhiên, vị trí địa lý

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, với diện tích 236.800 km2. Lào có đặc tính của vùng nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật nhiệt đới, trên đất nước Lào, rừng trùng điệp bao phủ gần 80 % diện tích, trữ lượng gỗ của Lào rất lớn, khoảng hơn 1 tỷ m3 [16]. Doanh nghiệp Việt Nam với qui mô vốn còn nhỏ, đầu tư cho chế biến gỗ tại Lào đang là ngành rất có hiệu quả nhờ tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ và phong phú này.

Mặt khác, 80% diện tích Lào là núi và cao nguyên, Lào có hàng ngàn km các dòng sông nhánh từ các dãy núi phía bắc và tây dải Trường Sơn với nhiều thác ghềnh đổ xuống sông Mêkông, trữ lượng nước rất lớn. Nguồn tài nguyên nước phong phú này là một cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam khi mà nhu cầu điện trong nước ngày càng gia tăng mà nguồn cung cấp lại thiếu hụt. Đầu tư sản xuất điện tại Lào, Việt Nam có thể chuyển điện về Việt Nam với chi phí thấp hơn do điều kiện vị trí địa lí giữa Việt Nam và Lào là rất gần gũi [10].

Thêm vào đó trữ lượng tài nguyên khoáng sản của Lào cũng tương đối lớn, chất lượng tốt, trong đó có nhiều loại là nguyên liệu cơ bản dùng trong công nghiệp luyện kim và hoá chất như: thiếc, sắt, vàng, bôxit... có khả năng cung cấp và đáp ứng các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Việt Nam có thể tận dụng nguồn tài nguyên này của Lào để tạo vùng nguyên liệu cho mình.

1.2.4.2. Yếu tố chính trị - xã hội:

Thể chế nhà nước: Thể chế Cộng hòa Nhân dân, một viện (từ năm 1975). Hiến pháp được thông qua ngày 14 tháng Tám năm 1991. Có 16 tỉnh và một thành phố.

Chủ tịch nước, Thủ tướng và Nội các chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Năm năm một lần, Hội đồng Nhân dân tối cao gồm 99 đại biểu được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Chủ tịch nước đề cử, Quốc hội biểu quyết, nhiệm kỳ 5 năm.

Dân chủ nhân dân Lào theo định hướng xã hội chủ nghĩa do một chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo, được thành lập ngày 22/3/1955. Tại Lào không có đảng đối lập.

Cơ cấu các cơ quan quyền lực của Nhà nước: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo toàn diện; Quốc hội do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Chính phủ có 15 Bộ và cơ quan ngang Bộ; Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương Đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.

Phân chia địa phương, lãnh thổ và địa giới hành chính: cả nước có 16 đơn vị hành chính cấp tỉnh và Thủ đô Viêng-chăn.

Từ Đại hội IV (1986) Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lối đổi mới, cụ thể hóa và bắt tay thực hiện. Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới với chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ nhân dân, từng bước tiến tới mục tiêu XHCN.

Đại hội VI (1996) tổng kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 10 năm lãnh đạo thực hiện đổi mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng.

Đại hội VII (2001) đã triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020; đề ra chỉ tiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển.

Đại hội VIII (3/2006) tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối đổi mới để phát triển đất nước vững chắc hơn, đưa Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hướng tới CNXH".

Nhìn chung, tình hình Lào cơ bản ổn định. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững, mặc dù vẫn tồn tại một số phản động người Lào lưu vong tăng cường hoạt động phá hoại, gây chia rẽ dân tộc. Quân đội và nhân dân Lào luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực củng cố thế trận quốc phòng toàn dân nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và vùng lãnh thổ của mình.

 Mối quan hệ đặc biệt giữa Chính phủ và nhân dân hai nước:

Việt Nam và Lào từ lâu đời đã có mối quan hệ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Mối quan hệ hữu nghị đặc biệt này được xây dựng nhờ vào truyền thống tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước từ bao đời nay. Đồng thời, có sự lãnh đạo sáng suốt của hai Đảng, hai Chính phủ thể hiện qua đường lối, chủ trương phát triển quan hệ giữa hai nước.

Ngay sau khi nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thành lập (tháng 12/1975), Việt Nam và Lào đã kí nhiều các tuyên bố chung xác định cơ sở, nguyên tắc, phương hướng hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, tạo điều kiện phát triển mối quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước. Đồng thời hơn 40

hiệp ước, hiệp định thoả thuận hợp tác được kí kết đã tạo cơ sở pháp lí cho quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Hàng năm, hai nước đều tiến hành các cuộc họp song phương tổng kết quá trình hợp tác về thương mại - đầu tư và các lĩnh vực khác đồng thời xây dựng, xác định các biện pháp tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác. Nhờ vậy, các vướng mắc trong hoạt động đầu tư giữa hai nước dần dần được khắc phục, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp có thể tiến hành đầu tư cũng như vận hành sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.

Chính phủ Lào rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là một trong các đối tác hàng đầu trong quan hệ thương mại - đầu tư. Đó là mối quan hệ mang tính chiến lược, sống còn của hai nước. Hai nước không ngừng củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện. Nhờ mối quan hệ đặc biệt được xây dựng giữa Chính phủ và nhân dân hai nước, hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào gặp nhiều thuận lợi trong các thủ tục so với các nhà đầu tư nước khác. Điều này thể hiện trong các hiệp định hợp tác về đầu tư ngày càng thông thoáng và tương lai có thể tiến đến tự do hoá trong thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Mặt khác, giữa hai nước đã có mối quan hệ thương mại - đầu tư từ rất xa xưa, nhân dân hai nước có tình cảm tốt đẹp, hiểu biết sâu sắc về nhau. Nhờ đó, trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt được nhu cầu, sở thích, các phong tục, tập quán của người Lào. Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam có thể thoả mãn được thị hiếu cũng như dễ dàng thâm nhập vào thị trường của Lào.

Nền kinh tế Lào cũng như Việt Nam đều có cùng xuất phát điểm thấp, cùng tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá từ một nền nông nghiệp lạc hậu. Có thể thấy rằng Việt Nam tuy còn gặp nhiều khó khăn đã có những bước tiến nhanh và hiệu quả hơn so với Lào. Trong quá trình đó, Việt Nam đã

rút ra được nhiều bài học quí báu nên khi tiến hành đầu tư sang Lào, Việt Nam sẽ rút kinh nghiệm những sai lầm, thực hiện đầu tư có hiệu quả, tìm kiếm các cơ hội tại một đất nước nhiều tiềm năng nhưng còn hạn chế về trình độ phát triển nhằm tận dụng các lợi thế so sánh.

Điểm tương đồng về chính trị cũng rất có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư sang Lào. Hiện nay, cả hai nước đều duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy, nhiều quan điểm trong xây dựng và phát triển kinh tế, các mối quan hệ trong xã hội chứa nhiều điểm giống nhau cùng với tình hình chính trị của hai nước đều khá ổn định. Đây là môi trường kinh doanh rất thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh trong nước bước đầu thâm nhập thị trường nước ngoài.

Hiện nay cả Lào và Việt Nam đều đã xây dựng qui hoạch phát triển tổng thể về kinh tế - xã hội đến năm 2020, là cơ sở để hai nước có thể hoạch định chiến lược hợp tác song phương theo nguyên tác tương tác và bổ sung lẫn nhau.

Có thể nói, điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội Lào với nhiều đặc điểm gần gũi với Việt Nam sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đầu tư sang Lào. Doanh nghiệp Việt Nam có thể cảm nhận thấy đầu tư sang Lào như là “đầu tư tại chính Việt Nam” vậy.

1.2.4.3. Yếu tố kinh tế vĩ mô:

Trong những năm gần đây, tăng trưởng GDP của Lào luôn đạt được tốc độ khá cao. Tính trung bình từ năm 2000 đến 2010, GDP mỗi năm tăng 6.8%. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Lào sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong những năm sắp tới.

Trong những năm gần đây, tăng trưởng GDP của Lào luôn đạt được tốc độ khá cao. Tính trung bình từ năm 2000 đến 2010, GDP mỗi năm tăng 6.8%. Đặc biệt, năm 2009 dù kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế nước này vẫn đạt được mức tăng trưởng 6.7%. Năm 2010, GDP của Lào ước tính tăng 7.7%, là mức rất cao so với phần lớn các quốc gia khác trên thế giới.

Bảng 1.1: Một số chỉ số kinh tế và dân số Lào

Trong những năm gần đây, khu vực dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, công nghiệp 7-10%, nông nghiệp 2-4%. Tỷ trọng trong cơ cấu GDP, khu vực nông nghiệp chiếm 31-33%, công nghiệp 26-28%, dịch vụ trên 40%.

Cơ cấu kinh tế này cho thấy trình độ của nền kinh tế Lào vẫn ở mức rất thấp, với nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu.

GDP tính theo USD giá hiện hành năm 2009 đạt 5.94 tỷ USD, ước tính năm 2010 đạt 6.92 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 1,073 USD/người/năm (tương đương Việt Nam năm 2009).

Tính theo sức mua tương đương thì thu nhập bình quân đầu người (GNI per capita, PPP) năm 2009 của Lào đạt 2,200 USD/người/năm (trong khi Việt Nam vào khoảng 2,800 USD).

Như vậy, xét về thu nhập tính theo USD thì Lào đang đuổi kịp Việt Nam và bỏ xa Campuchia. Tuy nhiên, việc tăng trưởng mạnh mẽ này một phần do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của việt nam sang lào thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)