Trong những năm gần đây, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước luôn nằm trong tốp dẫn đầu về đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Có được vị trí đó là nhờ họ đã xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Chính phủ Thái Lan và Trung Quốc để vận dụng vào quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp sang Lào là hết sức cần thiết.
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào
Thái Lan là một quốc gia rất thành công trong việc thu hút FDI, vì vậy, họ có nhiều kinh nghiệm để tổ chức bộ máy điều hành, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Thái Lan đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là CHDCND Lào. Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Lào được đẩy mạnh với hai ngành quan trọng là ngành năng lượng và khai thác khoáng sản.
Ở Thái Lan, chính phủ luôn khuyến khích, ưu đãi (ưu đãi về vốn) tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, tập đoàn, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào. Chính phủ Thái Lan thực hiện nới lỏng các hạn chế về vốn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào đối với các công ty, xí nghiệp. Các biện pháp, chính sách của Nhà nước đều tập trung mở rộng khả năng đầu tư vào Lào, bãi bỏ các điều luật, điều lệ gây hạn chế đầu tư vào CHDCND Lào trước đây. Chính phủ Thái Lan thành lập cơ quan quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài nói chung, đầu tư vào CHDCND Lào nói riêng, đồng thời xây dựng một hệ thống các chính sách quản lý vốn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào và thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động đầu tư vào CHDCND Lào với giá trị vốn lớn đều do Ngân hàng Thái Lan phê chuẩn. Cùng với chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác khu vực, các hoạt động đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Lào ngày càng tăng.
Từ năm 1997, các công ty, doanh nghiệp Thái Lan bận rộn với việc cải tổ lại cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng nên đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Lào có giảm nhưng nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Nhà nước, đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Lào dần dần tăng lên. Tính đến cuối năm 2011, Thái Lan đứng đầu danh sách các nước đầu tư vào Lào với tổng vốn đầu tư 2,649 triệu USD với 241 dự án; tiếp theo là Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 2,585 triệu USD với 340 dự án; Việt Nam đứng thứ ba
triệu USD (68 dự án); Nhật Bản: 433 triệu USD (42 dự án); Hàn Quốc: 445 triệu USD (142 dự án); Ấn Độ: 352 triệu USD (6 dự án);...
Chính phủ Thái Lan rất chú trọng đảm bảo phát triển mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ lợi ích của các công ty hoạt động trong và ngoài nước. Ngoài ra, chính phủ còn chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ và công nhân cho các tập đoàn, đây là các yếu tố thiết thực cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào. Thái Lan đã thông qua hoạt động đầu tư để chiếm lĩnh thị trường Lào, vì vậy, những năm gần đây, 95% hàng hóa trên thị trường Lào là của Thái Lan, hầu hết người dân Lào đều ưu chuộng hàng Thái Lan.
Một vấn đề có tính quyết định trong việc đưa Thái Lan trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào là đầu tư chiếm lĩnh thị trường Lào với nhịp độ tăng tốc nhằm chiếm chỗ và giữ chỗ. Trên thực tế, có nhiều dự án, công trình chưa có lãi, công trình làm ra chưa sử dụng hết công suất nhưng họ vẫn làm để chiếm chỗ cho sau này khi địa bàn đầu tư và tài nguyên ở trong nước họ đã cạn. Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hầu hết là các công ty tư nhân đầu tư vào CHDCND Lào [15].
1.3.1.2. Trung Quốc
Trong chính sách mở cửa của Trung Quốc, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy các công ty, xí nghiệp ở trong nước tìm kiếm thị trường ở bên ngoài, thực hiện chuyển dịch nguồn vốn mở cửa ra thị trường thế giới, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh nguồn khai thác tài nguyên ở ngoài nước, tham gia hợp tác đầu tư, hợp tác lao động với nước ngoài, tạo vị thế của Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Quan điểm của Trung Quốc là chỉ có mạnh dạn, tích cực đi ra ngoài mới có thể lấp được sự thiếu hụt về nguồn vốn và thị trường trong nước; mới có thể đưa kỹ thuật, thiết bị, sản phẩm của Trung Quốc ra nước ngoài, mới có thể có điều kiện nhập khẩu kỹ thuật mới hơn để phát triển ngành nghề mới, mới có thể hình
thành công ty xuyên quốc gia của mình tử nhỏ đến lớn để tham gia toàn cầu hóa tốt hơn. Trung Quốc đề ra chiến lược “đi ra ngoài” bằng việc tăng cường đẩy mạnh, hướng dẫn và khuyến khích các công ty, xí nghiệp mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy, tham gia khai thác tài nguyên, thầu khoán xây dựng các hạng mục công trình, đầu tư vào hoạt động gia công chế biến và buôn bán sản phẩm ở ngoài nước; đồng thời đưa những sản phẩm, thiết bị, kỹ thuật và lao động trong nước xuất khẩu ra bên ngoài nhằm tranh thủ cả hai thị trường, hai nguồn tài nguyên trong và ngoài nước, góp phần tạo ra thực lực lớn mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc.
CHDCND Lào có một vị trí chiến lược ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc, vừa là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa là cửa ngỏ và tuyến đường trung chuyển để cho hàng hóa của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Mặc dù chỉ mới khôi phục các mối quan hệ ngoại giao thông thương với nước CHDCND Lào từ năm 1988 và bắt đầu chuyển hướng đầu tư trực vào CHDCND Lào nhưng giờ đây Trung Quốc đã nhanh chóng xác lập, vươn lên vị trí thứ hai trong tổng số các nước đầu tư vào CHDCND Lào. Vai trò của Chính phủ Trung Quốc thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước Trung Quốc đã rất chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quan hệ đầu tư, xây dựng được hệ thống pháp luật đảm bảo để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty, xí nghiệp đầu tư của Trung Quốc ở CHDCND Lào.
Tuy chỉ mới bình thường hóa quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế với CHDCND Lào, nhưng đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Lào tăng lên một cách nhanh chóng như để bù đắp thời gian đã mất. Nhờ có chính sách
viện trợ, đầu tư, thương mại; những món trợ cấp xuất khẩu hào phóng cũng như những khoản cho vay không lãi của Bắc Kinh mà CHDCND Lào đã giữ vững được sự ổn định của đồng Kíp trong thời điểm khủng hoảng tài chính năm 1997. Sau đó là một loạt các hiệp định hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư, ngân hàng. Trung Quốc đã xóa khoản nợ 1,7 tỷ đô la của CHDCND Lào vào năm 2003.
Trong chuyến viếng thăm của ông Ôn Gia Bảo tới Viêng Chăn tháng 3 năm 2008, đồng thời dự Hội nghị thượng đỉnh Tiểu vùng thượng nguồn sông Mê-Kong, có 7 hiệp định hợp tác thương mại, kỹ thuật, năng lượng cũng như xây dựng chính phủ điện tử đã được ký kết. Trung Quốc cũng đã đề nghị một khoản tín dụng cho xuất khẩu sản phẩm xe hơi và trực thăng qua Lào.
Lợi ích được Bắc Kinh chú trọng trước hết là xây dựng các đập thủy điện, khai thác các mỏ vàng, đồng, sắt, bô xít. Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư vào nông sản như bắp, khoai mỳ, mía đường, cao su. Trao đổi thương mại hai bên năm 2007 gần 250 triệu USD, nhưng sẽ lên đến 1 tỷ đô la trong những năm tới. Trung Quốc đã giành sự chú ý đặc biệt cho phát triển mở rộng mạng lưới đường sá phía Bắc Lào. Nhiều cầu đường cũng đang được ráo riết xây dựng ở phía Bắc Lào nối liền với Thái Lan bằng ngân sách của Nhà nước Trung Quốc. Với việc xây dựng các tuyến đường Bắc Lào sẽ cho phép các nước này vận chuyển hiệu quả hơn hàng hóa qua Thái Lan tới phần còn lại của Đông Nam Á và cung cấp một mắt xích kết nối với các cảng biển của Thái Lan. Nhiều công trình văn hóa khác cũng đang được Bắc Kinh tài trợ cho Lào một cách hào phóng, hoàn toàn không mang tính thương mại mà mang tính chất “ảnh hưởng mềm” nhằm xác lập “quyền lực mềm”.
Thứ hai, mở rộng chính sách thẩm định phê chuẩn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào, đơn giản hóa trình tự thẩm định.
Chính phủ Trung Quốc thực hiện việc phân định và điều chỉnh chức năng của các ngành hữu quan một cách hợp lý và có hiệu quả, đơn giản hóa trình tự, thu hẹp nội dung thẩm định phê chuẩn, giảm bớt các khâu phức tạp, cải tiến quản lý, chú trọng khâu hỗ trợ trong đầu tư. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế, chính phủ đã thay đổi căn bản một số quy định trong chế độ thẩm định đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào phù hợp pháp luật đầu tư của CHDCND Lào. Tăng cường giám sát và quản lý các hạng mục đầu tư sau khi đã hoàn thành.
Thứ ba, thực hiện cải cách ngành quản lý ngoại hối, hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ cho hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào CHDCND Lào.
Trung Quốc chú trọng cải thiện chính sách cho vay ngoại hối nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào. Cục Quản lý ngoại hối đã nới lỏng hạn chế về ngoại hối, đơn giản hóa các thủ tục, thực hiện xóa bỏ chế độ thẩm tra rủi ro đối với đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào bằng ngoại tệ. Các danh mục tài liệu về nguồn vốn đầu tư vào Lào cần thẩm tra được rút gọn từ 11 xuống còn 5; thời gian, trình tự thẩm định cũng được rút ngắn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thời cơ đầu tư. Trung Quốc thực hiện xóa bỏ chế độ chủ thể đầu tư phải giao nộp lợi nhuận đảm bảo bằng vàng về nước nhằm mục đích đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào CHDCND Lào.
Mặt khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp đầu tư trực tiếp vào Lào, Trung Quốc hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ, xây dựng chế độ bảo đảm rủi ro về chính trị cho các xí nghiệp trong đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào, đông thời xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo đảm cung cấp
Thứ tư, hoàn thiện chính sách và chế độ quản lý đầu tư trực tiếp ở CHDCND Lào.
Trung Quốc xóa bỏ quan niệm coi lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ là một bộ phận kết hợp hữu cơ trong chính sách mậu dịch đối ngoại, chú trọng nâng cao tính độc lập của lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; xác lập chính sách đầu tư ra nước ngoài phù hợp với tình hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh đầu tư vào CHDCND Lào.
Trung Quốc tăng cường hoàn thiện chế độ quản lý đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào thông qua các biện pháp: thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân đối với các xí nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả xí nghiệp dân doanh; xây dựng cơ quan chuyên ngành dịch vụ tư vấn thông tin về các mặt tin tức, pháp luật, tài chính, sỡ hữu trí tuệ cho các xí nghiệp đầu tư ở Lào giúp các xí nghiệp nhanh chóng nắm bặt đươc cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ; tăng cường bồi dưỡng và đào tạo nhân viên chuyên môn lành nghề để giúp cho các xí nghiệp xây dựng được một đội ngũ các doanh nghiệp và nhân viên quản lý có trình độ cao có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh xuyên quốc gia; khuyến khích các xí nghiệp đẩy mạnh đầu tư kinh doanh ở Lào nhằm thu hút nguồn tài nguyên và lao động, góp phần khắc phục nguồn lực hạn hẹp của Trung Quốc trong lĩnh vực FDI xuyên quốc gia.
Có thể nói, việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào đã đạt được nhiều lợi ích quan trọng. Đẩy mạnh FDI vào CHDCND Lào, Trung Quốc mở rộng được thị trường và xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm và lao động ra nước ngoài. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào để cung cấp một cách ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty đầu tư trực tiếp tại Lào và các công ty khác của Trung Quốc. Nhanh chóng nắm bắt những thông tin thị trường và thông tin kỹ
thuật, bước đầu áp dụng những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật bán hàng thực tế của nền công nghiệp một cách khoa học [15].
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Mặc dù FDI của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào đứng đầu trong tổng số hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI của Việt Nam nhưng so với tiềm năng, lợi thế hiện có thì hoạt động FDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào còn rất khiêm tốn, vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác để nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp vào Lào có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thái Lan và Trung Quốc là hai nước đứng đầu trong đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Đó là sự gần gũi về trình độ phát triển và lịch sử văn hóa cùng với việc là những thành viên trong Tiểu vùng sông Mê Kông, thành viên ASEAN + 3 nên có nhiều thuận lợi trong quan hệ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Mặt khác, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam có năng lực cạnh tranh theo các nhân tố tác động đến FDI tương đương. Tính theo các tiêu chí: chỉ số tin cậy FDI, tăng trưởng kinh tế tiềm năng, hệ thống pháp luật, ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định chính trị xã hội thì Việt Nam đạt 2,6; Trung Quốc đạt 3,2; Thái Lan đạt 2,8 (Xếp hạng 4 là khả năng cạnh tranh cao nhất, hạng 1 là khả năng cạnh tranh kém nhất).
Tuy nhiên, so với Thái Lan và Trung Quốc thì Việt Nam có ưu thế hơn hẳn trong đầu tư trực tiếp vào Lào. Bởi vì, Việt Nam và CHDCND Lào là hai nước láng giềng gần gũi có sự tương đồng căn bản về định hướng chính trị và mục tiêu phát triển; hai nước có mối quan hệ kinh tế, chính trị hữu nghị đặc biệt, do đó chính phủ Lào rất ủng hộ và ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Lào, nhất là về thuế và thời hạn thuê đất đai.
Lan và Trung Quốc khi đầu tư tại Lào. Sở dĩ Chính phủ Lào có chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp Việt Nam vì Lào muốn khuyến khích đầu tư từ Việt Nam, quốc gia có nhiều gắn bó trong công cuộc xây dựng kinh tế Lào. Quan hệ hợp tác đầu tư Việt – Lào dựa trên nguyên tắc “Tài nguyên của Lào, kỹ thuật và lao động của Việt Nam, vốn của Việt Nam hoặc của nước thứ ba đầu tư vào Lào trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất quan hệ đặc biệt với thông lệ quốc tế, ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau”. Có một điểm đặc thù trong hoạt động đầu tư trực tiếp vào Lào đó là: các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Lào có thêm 7 yêu cầu riêng dựa trên quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Đầu tư trên địa bàn của Lào