Bối cảnh quốc tế tác động tới đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của việt nam sang lào thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 104)

3.1.1. Những cơ hội trong đầu tư trực tiếp sang Lào

3.1.1.1. Những cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, khu vực Đông Á (bao gồm các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á) đang trở nên tâm điểm tăng trưởng kinh tế đầy sôi động với sự trỗi dậy của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác. Những diễn biến ở Đông Á sẽ tạo ra ảnh hưởng khắp toàn cầu và đặc biệt quan trọng với Việt Nam do Việt Nam có một vị trí chiến lược trong vùng và là một nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào hệ thống thương mại toàn cầu.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cơ hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vì thế càng lớn hơn. Sau một thời gian gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhìn thấy có rất nhiều cơ hội đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và chính họ đã và đang góp phần làm thay đổi dần quan niệm về đầu tư ra nước ngoài từ phía nhà nước Việt Nam. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào thời điểm này là rất lớn, đặc biệt là ở những thị trường còn khá hoang sơ như Lào, Campuchia, châu Phi… Dự báo trong những năm tới, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng, bình quân mỗi năm khoảng trên 1 tỷ USD.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, bắt động từ sự bùng nổ khủng hoảng tín dụng nhà đất dưới chuẩn ở Mỹ khiến hàng loạt ngân hàng lớn phá sản, bị mua lại hoặc bị quốc hữu hóa, sau đó lan rộng ra hầu khắp các thị trường tài chính trên thế giới. Cùng với sự khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu, sự sụt giảm nghiêm trọng của tốc độ tăng trưởng GDP ở hầu hết các nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế chủ chốt và sự co hẹp đột ngột của thị trường xuất khẩu dẫn đến sự thắt chặt chi tiêu trở nên phổ biến. Điều này khiến cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cũng đã giảm mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, một số nền kinh tế đang nổi lên sẽ vẫn phát triển nhanh hơn các nền kinh tế phát triển và do đó sẽ vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển, cơ hội sẽ đến với họ nếu biết tổ chức và cấu trúc lại, hướng về mục tiêu xây dựng một nền kinh tế hiệu quả, năng động với chi phí thấp, tạo một môi trường đầu tư thật sự thuận lợi cho các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Cơ hội vẫn có từ những thách thức tưởng chừng như khó vượt qua.

3.1.1.2. Các điều kiện thuận lợi của Việt Nam khi đầu tư trực tiếp sang Lào

Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): nền kinh tế Lào sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới với tăng trưởng GDP của Lào dự kiến sẽ đạt mức 7,0% trong năm 2012 và đạt khoảng 7,5% vào năm 2013. Nền kinh tế của Lào hồi phục chủ yếu dựa trên các yếu tố: Hoạt động đầu tư tăng mạnh trong các lĩnh vực khai khoáng và sản xuất điện. Xu hướng tăng giá của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, cụ thể là các loại khoáng sản như: vàng và đồng cũng góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế của Lào trong những năm tới. Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên sẽ vẫn là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Lào. Việc đẩy mạnh triển khai các dự án thủy điện lớn, mở rộng các dự án khai thác mỏ, nông

nghiệp tăng trưởng và sự hồi phục của các ngành công nghiệp chế biến, du lịch sẽ thúc đẩy nền kinh tế của Lào trong những năm tới.

Việt Nam và CHDCND Lào có vị trí địa lý tiếp giáp nhau với đường

biên giới trải dài, có quan hệ chính trị, hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực từ nhiều năm nay. Do vậy các hoạt động trao đổi về kinh tế, đầu tư cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa hai nước rất thuận lợi.

Việt Nam và CHDCND Lào đã thực hiện ký kết nhiều Hiệp định và thỏa thuận hợp tác trong đó có các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp

định tránh đánh thuế 2 lần; các Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học, kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam – Lào các thời kỳ... Điều này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư vào Lào. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Lào luôn nhận được sự ủng hộ và ưu tiên từ Chính Phủ Lào.

Chính phủ Lào đang thực hiện nhiều chính sách, biện pháp thu hút, khuyến khích đầu tư trực tiếp từ bên ngoài như: thực hiện các chính sách ưu

đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, giảm thuế suất, thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất xứ từ mỗi nước, xây dựng các khu kinh tế tại cửa khẩu, chợ đường biên…

Đất nước Lào có nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể

hợp tác đầu tư như: thủy điện; thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; trồng cây công nghiệp, chế biến nông lâm sản; du lịch...

Chính phủ Lào đang thực thi một số chính sách mới trên lĩnh vực đầu tư

lợi cơ bản như: Theo Luật đầu tư mới, các nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư ở Lào với vốn tương đương từ 300.000 USD được quyền mua, bán đất sử dụng làm văn phòng cơ quan trong thời gian thực hiện dự án. Đây là điều các doanh nghiệp Việt Nam trông đợi. Trong chủ trương phát triển trồng cây cao su của Chính phủ Lào, kế hoạch năm 2013 trồng gần 249.000 ha. Trong khi đó, hiện diện tích trồng cao su mới có trên 146.000 ha, còn hơn 102.000 ha cao su cần trồng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có ý định thực hiện dự án trồng cao su…

Các dự án nông - lâm nghiệp áp dụng khoa học công nghệ mới, tạo ra sản phẩm sạch, không hoá chất cũng đang được Chính phủ Lào khuyến khích đầu tư. Theo hướng này, doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào các dự án

trồng ngô với vốn đầu tư không nhiều, thị trường tiêu thụ ngay tại các nước cận kề như Trung Quốc (mỗi năm nhập khoảng 200.000 tấn ngô từ Lào) và Thái Lan (nhu cầu đến 400.000 tấn).

3.1.2. Những khó khăn, thách thức

3.1.2.1. Thách thức từ nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh của Việt Nam

Đi đôi với cơ hội đi tắt đón đầu từ sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như hiện nay mang lại, là tiềm ẩn một nguy cơ lớn về tụt hậu đối với trường hợp Việt Nam. Nếu chúng ta không nâng cao trình độ công nghệ quốc gia nhanh chóng thì sẽ khó có cơ hội bứt phát khỏi nhóm bốn nước thành viên mới ASEAN. Do đó, lĩnh vực đầu tư sẽ bị hạn hẹp hơn, chỉ còn những ngành có hàm lượng lao động thô sơ, hiệu quả kinh tế không cao. Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng mạnh mẽ từ các nước đang phát triển hiện nay sẽ làm cho sự cạnh tranh ở thị trường nước tiếp nhận trở nên gay gắt hơn rất nhiều. Khác với nhà đầu tư của các nước phát triển vốn rất kén chọn môi trường đầu tư, nhà đầu tư đến từ các nước đang phát triển sẽ

thâm nhập vào thị trường nào mà họ xét thấy có tiềm năng. CHDCND Lào được nhìn nhận là một trong những thị trường “bị bỏ sót” rất tiềm năng, vì vậy sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt những nhà đầu tư từ các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, vì cùng là những nước đang phát triển nên những nhà đầu tư này sẽ nhanh chóng tìm thấy những khe hở của thị trường nước tiếp nhận, đó là những sản phẩm, những dịch vụ mà nhà đầu tư từ các nước phát triển không hoặc ít để mắt tới. Chính điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giữa các nước đang phát triển. Chắc chắn trong thời gian tới, Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ những nước đang phát triển khác. Sự cạnh tranh từ các nước đang phát triển có trình độ hơn hẳn ta như Hàn Quốc, Trung Quốc không gay gắt bằng sự cạnh tranh từ những nước có trình độ phát triển tương đương như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia… bởi Việt Nam và những nước này có nhiều lợi thế so sánh tương đồng, những ngành nghề và sản phẩm chủ lực giống nhau.

3.1.2.2 Thách thức từ cạnh tranh của các quốc gia có đầu tư vào Lào

Trung Quốc: thực hiện chiến lược tạo ảnh hưởng ngày càng sâu với Lào, từng bước làm giảm ảnh hưởng của Việt Nam cũng như Thái Lan với Lào thông qua thâm nhập kinh tế ở hầu hết các tỉnh Bắc Lào và đang vươn tới Trung Lào, Nam Lào. Trung Quốc sẽ tranh thủ đầu tư đặt chân lâu dài trên các vùng lãnh thổ Lào thông qua các thoả thuận thuê đất từ 20 – 30 năm, đặc biệt chú ý khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, thuỷ điện và các lợi thế của sông Mêkông. Trung Quốc đã từng bước trở thành nhà đầu tư lớn tại Trung Quốc. Do chiến lược này mà Trung Quốc có rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sang Lào. Trung Quốc hiện đã có một Trung tâm thương mại riêng tại Thủ đô Viêng Chăn và hàng hóa của nước này có

Những tác động, ảnh hưởng của Trung Quốc tới các nước trong khu vực nói chung và CHDCND Lào nói riêng được thể hiện rõ nét ở ba vấn đề: Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Chiến lược kinh tế Tiểu vùng sông Mekong và Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc.

Quan hệ của Trung Quốc với ba nước trong khu vực sông Mekong là Campuchia, Lào và Việt Nam vừa năng động, vừa phức tạp. Một mặt, các quan hệ này chưa bao giờ tốt như hiện nay. Các vấn đề biên giới và biển đảo đang được xử lý một cách hòa bình, bị che khuất bởi các lợi ích kinh tế. Sự gần gũi của các quốc gia này khiến các dòng chảy thương mại trở nên dễ dàng, sự cải thiện cơ sở hạ tầng đang kết nối các thành phố lớn trong khu vực và các biên giới đã mở rộng cho các hoạt động thương mại quốc tế.

Tương lai sẽ còn hứa hẹn sự hội nhập kinh tế lớn hơn thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), chứng kiến sự tự do thương mại và đầu tư tiến bộ hơn giữa hai đối tác thương mại này trong những năm tiếp theo. Theo Chương trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA, thuế suất liên quan đến khoảng 600 sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến đã được dỡ bỏ tháng 1/2006.

Đầu tư lớn của Trung Quốc trong khuôn khổ Chiến lược kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) đã cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, một phần thông qua Hành lang kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), bao gồm một mạng lưới đường sá kết nối tất cả các nước trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Sự liên kết sâu rộng hơn được tăng cường thông qua một hệ thống điện khu vực đang được mở rộng và kế hoạch đường sắt nối từ Côn Minh đến Singapore, nhiều phần vốn là từ đầu tư và hỗ trợ phát triển của Trung Quốc. Kế hoạch này đã được khởi động với việc Trung Quốc khởi động dự án xây

dựng tuyến đường sắt dài 420km trị giá tới 7 tỷ USD nối Trung Quốc với Lào sẽ được triển khai bắt đầu từ năm 2013.

Tất cả đã cho phép Trung Quốc xây dựng quan hệ song phương và đa phương mạnh mẽ thông qua đầu tư, thương mại và viện trợ với các nước láng giềng phía Nam, cũng như bảo vệ chính mình khỏi các ảnh hưởng từ phương Tây bằng cách đảm bảo các khu vực biên giới thông qua các quan hệ hữu hảo. Trong những năm gần đây, Campuchia, Lào và Việt Nam đã chứng kiến hai xu hướng liên quan đến nhau nhưng vận hành theo những hướng khác nhau. Xu hướng đầu tiên là sự rút lui một phần của các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Các thể chế đã trở nên ngại ngần khi đầu tư vào các dự án lớn gây tranh cãi về môi trường và xã hội.

Trong những năm gần đây, các thể chế tài chính quốc tế này đã phát triển các tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ tối ưu cho việc đầu tư vào các dự án có tiềm năng ảnh hưởng lớn về xã hội và môi trường, như thủy điện, khai mỏ và nông nghiệp công nghiệp hóa. Các tiêu chuẩn này thường bị các chính phủ sở tại chỉ trích là phiền hà và cồng kềnh, khiến các dự án phải mất hàng năm để được thông qua.

Điều này tạo ra một khoảng trống đầu tư và các nhà tài phiệt lớn ở châu Á đang dần tìm cách lấp đầy. Nó cũng giúp các "nhà tài phiệt mới" như các công ty Trung Quốc tận dụng lợi thế về môi trường đầu tư thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên phong phú của các nước láng giềng.

Gần đây, các ngân hàng và công ty đầu tư Trung Quốc chưa bị hạn chế bởi những tiêu chuẩn tương tự trong các hoạt động ở nước ngoài, cho dù rất có thể trong nước họ sẽ phải tuân theo những tiêu chuẩn đó. Trung Quốc đem

không có những dấu chuẩn về nhân quyền, các lý tưởng dân chủ và các quy định bảo vệ môi trường, nhưng lại được xây dựng trên cơ sở quan hệ và tình bạn.

Trung Quốc cũng được coi là một "quyền lực mềm" về văn hóa và ý tưởng, làm bạn với tất cả các nước trong khu vực, với tình bạn là mũi nhọn trong các hoạt động kinh doanh. Ví dụ, Chính phủ Trung Quốc ủng hộ xây dựng một số văn phòng nhà nước và văn hóa quan trọng, như Hội trường văn hóa quốc gia ở Lào và văn phòng mới của Hội đồng Bộ trưởng Campuchia.

Tuy nhiên, vai trò của Trung Quốc ở Campuchia, Lào và Việt Nam, cũng như ở các tầng lớp xã hội khác nhau, là rất khác nhau. Vấn đề dân tộc cũng là một chủ đề phức tạp và nhạy cảm, khi có hàng triệu người sinh ra và lớn lên ở ba nước khu vực hạ lưu sông Mekong có mang di sản của Trung Quốc. Việt Nam, một cách tự nhiên, chứa đựng nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc vì đã từng bị xâm lược trong quá khứ. Chính phủ Campuchia thì chào đón ảnh hưởng và vốn của Trung Quốc, nhưng ở vùng nông thôn lại có những lo ngại về các đập ngăn nước và các dự án khác do Trung Quốc bỏ vốn đầu tư.

Sự khác biệt về nhận thức của giới tinh hoa và dân thường về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc là thách thức đáng kể đối với lãnh đạo các nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Khi mà xã hội dân sự nổi lên, người dân đã bắt đầu lên tiếng phản đối các lợi ích đầu tư của Trung Quốc, như trong trường hợp các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, một khu vực giàu dầu mỏ ở biển Đông (biển Nam Trung Hoa).

Ở Lào, nơi không có những thể chế xã hội dân sự chính thức, lâu nay không hề có sự phản đối công khai đối với việc dân nhập cư Trung Quốc tràn vào Lào cùng với vốn đầu tư. Tuy nhiên, sự lo ngại của công chúng đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của việt nam sang lào thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)