Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội (Trang 26 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu

1.2.3. Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của hải quan

1.2.3.1. Quản lý thu theo sắc thuế xuất nhập khẩu

Ngƣời nộp thuế XK, NK có trách nhiệm kê khai thuế ngay trên tờ khai hải quan điện tử và truyền tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan. Trong trƣờng hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì thực hiện theo hƣớng dẫn riêng. Việc kê khai thuế phải đầy đủ, chính xác, trung thực. NNT chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung kê khai, tính thuế của mình.

Thời điểm tính thuế XK, thuế NK là thời điểm NNT đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan. Thuế XK, thuế NK đƣợc tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá dùng để tính thuế tại thời điểm tính thuế.

Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa XNK thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 và đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại Điều 42 Thông tƣ số 38/2015/TT-BTC ngày 23/3/2015 của Bộ Tài chính [2].

Khi thu thuế của NNT, cơ quan thu thuế sẽ cấp biên lai thu thuế cho NNT. Cơ quan hải quan căn cứ vào biên lai nộp thuế để xóa nợ thuế cho NNT trên hệ thống kế toán thuế của cơ quan hải quan.

Nếu NNT không nộp thuế đúng thời hạn, cơ quan hải quan xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại khoản 4 điều 5 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13, cụ thể:

- NNT chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

- Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ đƣợc thanh toán bằng nguồn vốn NSNN nhƣng chƣa đƣợc thanh toán nên không nộp kịp thời các khoản thuế dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhƣng không vƣợt quá số tiền NSNN chƣa thanh toán phát sinh trong thời gian NSNN chƣa thanh toán.

1.2.3.2. Quản lý thu nộp thuế

Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh quá trình cải cách TTHC, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN XNK: Tự kê khai, tính và nộp thuế của đối tƣợng nộp thuế thì cơ quan hải quan đã đƣa ra nhiều giải pháp nhƣ: Tổ chức hội nghị đối thoại với DN để giải đáp những khó khăn, vƣớng mức trong quá trình thông quan hàng hóa; tiếp xúc trực tiếp với DN, NNT để lắng nghe và kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Không chỉ vậy, mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan: Thuế; Kho bạc Nhà nƣớc, các ngân hàng đã đƣợc triển khai tích cực trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2015 để thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin, đảm bảo việc thanh khoản, xác định nộp thuế đúng hạn.

Song song với đó, cơ quan hải quan cần tập trung quản lý chặt chẽ các đối tƣợng nộp thuế để đảm bảo đôn đốc, thu nộp thuế; tránh tình trạng nợ đọng, gian lận thuế trong hoạt động XNK; phát hiện các trƣờng hợp vi phạm... từ đó áp dụng các biện pháp xử lý triệt để.

1.2.3.3. Quản lý đối tượng kê khai nộp thuế xuất nhập khẩu

Để quản lý tốt đối tƣợng kê khai nộp thuế XNK, cơ quan hải quan đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu quản lý thuế nhằm hỗ trợ NNT, DN tiếp cận trực tiếp với cán bộ hải quan, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN. Bởi vậy, cơ quan hải quan triển khai thu thập hệ thống thông tin về NNT XK, thuế NK bao gồm những thông tin tự động theo phát sinh sự kiện liên quan đến NNT nhƣ: Mã số thuế, địa chỉ, điện thoại; giám đốc; số tờ khai hải quan; ngày mở tờ khai; mặt hàng XNK; số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế đã nộp; nợ thuế; loại nợ; số lần vi phạm pháp luật...

Thông tin về đối tƣợng nộp thuế XK, thuế NK là yêu cầu quan trọng của công tác quản lý thuế hiện đại, đảm bảo cơ quan hải quan theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Trên cơ sở các thông tin thu thập đƣợc, cơ quan hải quan có căn cứ để phân loại các đối tƣợng nộp thuế để áp dụng hình thức kiểm tra hàng hoá XK, NK phù hợp theo quy định. Từ đó tránh thất thu NSNN, đồng thời giảm phiền hà cho đối tƣợng chấp hành tốt pháp luật thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.

1.2.3.4. Quản lý căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu

Căn cứ vào thủ tục khai báo hải quan của đối tƣợng nộp thuế tại tờ khai hải quan, cơ quan hải quan phải thực hiện kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan để kiểm tra tính chính xác các nội dung tờ khai hải quan thông qua các bƣớc sau:

- Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (số lƣợng, chủng loại chứng từ, tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản

lý XK, NK, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật), kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan...

Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đƣợc quy định tại Điều 16 Thông tƣ 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK [2, tr.13].

- Kiểm tra thực tế hàng hoá là quá trình cơ quan hải quan công khai kiểm tra hiện vật để đối chiếu với chứng từ khai báo đã đăng ký thủ tục hải quan, từ đó làm cơ sở để xác định số thuế XK, thuế NK phải nộp. Để thực hiện việc kiểm tra thực tế có hiệu quả, cơ quan hải quan phải tổ chức thu thập trao đổi thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về: quá trính chấp hành pháp luật của đối tƣợng nộp thuế, chính sách quản lý XNK; tính chất, chủng loại, nguồn gốc và các thông tin khác liên quan đến hàng hoá XK, NK. Dựa vào hồ sơ hải quan và các thông tin có liên quan đến hàng hoá XK, NK cơ quan hải quan sẽ quyết định hoặc thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá, cách xác định tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể.

Việc kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá phải xác định đƣợc các yếu tố sau: Tên hàng hoá và mã số hàng hoá; xuất xứ hàng hoá, số lƣợng hàng hoá, giá tính thuế, bảo đảm yêu cầu xác định đƣợc số thuế phải nộp.

1.2.3.5. Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Chính sách miễn, giảm hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đƣợc ban hành là để thực hiện các mục tiêu ƣu đãi thuế của Nhà nƣớc đối với một số đối tƣợng và đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán thƣơng mại quốc tế. Miễn thuế là hình thức ƣu đãi thuế mà Chính phủ cho phép cơ sở kinh doanh có hoạt động nằm trong quy định miễn thuế không phải trả thuế cho hoạt động này.

Hoàn thuế cho DN XNK cũng là thể hiện trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tạo thuận lợi cho DN để tái sản xuất, kinh doanh khi họ đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nay chính đáng đƣợc hƣởng quyền lợi hoàn thuế.

Các trƣờng hợp đƣợc miễn thuế, xét miễn thuế, thủ tục miễn thuế, thủ tục xét miễn thuế; hợp đƣợc xét giảm thuế, thủ tục xét giảm thuế; các trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế, thủ tục hoàn thuế đƣợc quy định cụ thể Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4 Chƣơng VII Thông tƣ 38/2015/TT-BTC [2, tr.139 - tr.181].

1.2.3.6. Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế xuất nhập khẩu

Mục đích của kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế XNK là nhằm xác định mức độ chính xác, trung thực của việc kê khai hàng hoá, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hành pháp luật của DN, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn tiền thuế, xác định mức độ ƣu tiên trong quản lý của hải quan đối với hàng hoá XK, NK của DN và xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến đối tƣợng nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Căn cứ vào kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế, cơ quan hải quan xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.

1.2.3.7. Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại là những hành vi vi phạm pháp luật và có ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu thuế của Nhà nƣớc. Buôn lậu là việc các chủ thể kinh doanh trốn tránh các cơ quan quản lý thị trƣờng, các cơ quan hải quan tại các cửa khẩu. Lƣợng thuế thất thu do hành vi này gây ra tỷ lệ thuận với số lƣợng hàng buôn lậu. Gian lận thƣơng mại thể hiện chủ yếu ở hành vi buôn bán hàng giả, kém chất lƣợng, hàng không có xuất xứ rõ ràng và việc kê khai không đúng số lƣợng đối tƣợng tính thuế và thuế suất. Quy mô gian lận thƣơng mại càng lớn, tổn thất về thu thuế cũng càng cao.

Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại qua biên giới tạo lập môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, tạo thế cân bằng cạnh tranh thƣơng mại giữa hàng nội và hàng ngoại, bình ổn giá cả; thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển, thu hút đƣợc vốn nƣớc ngoài. Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, nhiên liệu thô, các mặt hàng chiến lƣợc, hàng cấm làm nghèo đất nƣớc.

Thông qua các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nhƣ cơ sở bí mật, trinh sát, kiểm tra, tuần tra kiểm soát công khai, thu thập xử lý thông tin trong và ngoài nƣớc liên quan đến hải quan để phát hiện và đánh trúng, đánh đúng các ổ nhóm buôn lậu, gian lận thƣơng mại lớn trên địa bàn quản lý. Nhằm phát hiện kịp thời, chính xác, xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, gian lận thƣơng mại qua biên giới góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, bảo vệ nền kinh tế, bảo vệ những thành tựu của công cuộc đổi mới mà đất nƣớc ta đã và đang tiến hành, đẩy mạnh tốc độ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc.

Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan địa phƣơng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác nhƣ Công an; Thuế; Quản lý thị trƣờng; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch Đầu tƣ; Kho bạc Nhà nƣớc; Ngân hàng... để từ đó đƣa ra giải pháp đề phòng, xử lý chính xác, nghiêm khắc với các hàng vi gian lận thƣơng mại, buôn lậu hàng hóa XNK. Chúng ta cũng cần nắm vững các quy định về đối tƣợng tính thuế, các sắc thuế, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu, thông qua công tác kiểm tra kiểm soát để đảm bảo công tác quản lý thu thuế XNK có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)