5 .Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
1.1.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng và vấn đề đó
1.1.1.3. Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt nam về giải quyết mố
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Công bằng xã hội được thể hiện ở nhiều mặt trong đó công bằng về kinh tế có vai trò rất quan trọng, là một cơ sở thực hiện các mặt công bằng khác. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước Đảng ta đã có quan điểm xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phù hợp với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước.
- Giai đoạn phát triển kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong giai đoạn này, Đảng ta đã thực hiện các giải pháp sau:
+ Phát triển kinh tế để tạo việc làm cho mọi người lao động. Vì công bằng về kinh tế được thể hiện trước hết là phải công bằng về thu nhập, do đó tạo công ăn việc làm để có thu nhập là giải pháp quan trọng hàng đầu.
+ Tiến hành hợp tác hoá trong nông nghiệp để giải quyết vấn đề sở hữu đất đai, làm cơ sở để thực hiện phân phối theo lao động ở nông thôn - một phương thức phân phối cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
+ Thực hiện phân phối công bằng về thu nhập thông qua chính sách hai giá, chính sách phân phối hiện vật qua chế độ tem phiếu. Tuy nhiên trong thực tế, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã không đạt được như định hướng và rơi vào tình trạng phân phối bình quân chủ nghĩa.
Tóm lại, thời kỳ này coi trọng việc phân phối theo kiểu bình quân, nhưng đó lại là sự công bằng trong nghèo khó. Kết quả là, phân phối bình quân đã kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
- Giai đoạn phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1986 đến nay, đất nước ta về cơ bản đã chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng bước đầu đi vào giai đoạn phát triển, có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới.
Trong giai đoạn này, Đảng ta từng bước đã xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đảng ta coi việc giải quyết mối quan hệ này là một trong những nội dung cơ bản đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ : “... tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ được thực hiện trong phân phối kết quả sản xuất mà còn được thực hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, ở việc tạo ra những điều kiện cho mọi người phát huy tốt năng lực của mình”. Hội nghị trung ương lần thứ 4 khoá VIII cũng đã xác định cụ thể tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam là: “Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng mở rộng ở cả thành thị và nông thôn”.
Những quan điểm trên của Đảng được thể hiện qua các vấn đề sau:
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Như vậy Đảng ta cho rằng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có sự thống nhất với nhau do đó cần có các chương trình, chính sách đồng thời giải quyết 2 mục tiêu: tăng trưởng và công bằng. Mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải đưa đến lợi ích cho đại đa số dân cư, nói cách khác, phần lớn dân cư phải được hưởng lợi ích từ kết quả
tăng trưởng. Và thực hiện tốt điều này sẽ tạo ra động lực xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Để phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và khắc phục tình trạng phân hoá giầu nghèo ngày càng mở rộng, quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam thể hiện trong hội nghị TW lần thứ 4 khoá VIII là: “phải phân phối đối tượng lao động (đất đai, tài nguyên...) tư liệu sản xuất, kết quả lao động thế nào để đảm bảo công bằng xã hội? Khuyến khích làm giầu hợp pháp, nhưng phải chăm lo xoá đói giảm nghèo. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, chúng ta còn phải chấp nhận có bóc lột, bên cạnh phân phối theo lao động còn phân phối theo các yếu tố sản xuất khác, nhưng thừa nhận bóc lột đến đâu thì chấp nhận được? Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nông thôn với nông thôn và cả giữa thành thị với thành thị, giữa các tầng lớp xã hội.”
Do đó, về phân phối thu nhập, chính sách của Đảng ta là: phân phối theo kết quả lao động là hình thức phân phối chủ yếu. Để giảm bớt sự bất bình đẳng, bên cạnh phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu, Đảng ta còn coi trọng hình thức “... phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh”. Bên cạnh hình thức phân phối theo lao động và phân phối theo tài sản như trình bày ở trên, ở Việt Nam còn coi trọng hình thức “... phân phối thông qua phúc lợi xã hội ...”