Những đặc điểm chủ yếu của các hộ nghèo đói ở Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 70)

5 .Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Thực trạng nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình

2.1.2.2. Những đặc điểm chủ yếu của các hộ nghèo đói ở Tỉnh

Nghề nghiệp tình trạng việc làm và trình độ học vấn.

Biểu 9: số người của các hộ điều tra phân theo địa danh và ngành sản xuất

Huyện Nông nghiệp Nghề khác D.vụ bb.nhỏ L.N Nghiệp Làm thuê Thủ công Thuỷ sản 1. Đồng hới 297 63 8 3 40 - - 2. Bố Trạch 2424 29 - - 29 19 - 3. Lệ Thuỷ 1984 49 16 6 31 - 222 4.Minh Hoá 791 - - - - 5.Q. Ninh 827 7 17 20 76 - 355 6.Q.Trạch 2001 46 3 14 - - 34 7.Tuyên hoá 938 31 - 277 - - - Chung 9262 255 44 320 176 19 611

Tỷ trọng, % 86,91 2,11 0,42 3 1,65 0,18 5,73

Nguồn số liệu:[23]

- Tình trạng nghề nghiệp và việc làm: trong tổng số 10.657 hộ điều tra có tới 86,91 % là thuần nông. Như vậy thuần nông là nét cơ bản cho tình trạng nghèo đói của cả tỉnh. Huyện nghèo nhất là Minh Hoá có tới 100 % số người được điều tra là thuần nông. Tỷ lệ hộ làm dịch vụ buôn bán nhỏ 0,42 %, làm thuê là 1,65 %, nghề thuỷ sản cũng chỉ đạt 5,73 %. Theo số hộ điều tra của 3 huyện (Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá) không có ai làm nghề dịch vụ buôn bán nhỏ, đồng thời đây cũng là 3 huyện thuộc diện nghèo nhất trong toàn tỉnh. Biểu dưới đây cho thấy tình trạng việc làm phân theo nhóm hộ: nghèo, không nghèo, đói.

Biểu 10: Đặc điểm nghề nghiệp phân theo nhóm hộ

Nhóm hộ Nông nghiệp Nghề khác D.vụ b.bán nhỏ Lâm Nông nghiệp Làm thuê Thủ công Thuỷ sản Sự phân bố về số hộ Không nghèo 518 22 9 15 15 71 Đói 874 24 1 46 11 2 7 Nghèo 383 7 4 7 11 2 21 Tỷ lệ phần trăm Không nghèo 29,18 41,51 64,29 22,06 40,54 71,72 Đói 49,24 45,28 7,14 67,65 29,73 50 7,07 Nghèo 21,58 13,21 28,57 10,29 29,73 50 21,21 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn số liệu:[23]

Nhìn vào biểu trên ta thấy các nhóm hộ đói chủ yếu rơi vào nghề rừng và thuần nông chiếm tỷ trọng 67,65 %, thuần nông chiếm 49,24 %; riêng nghề

dịch vụ buôn bán nhỏ là có tỷ lệ hộ đói thấp nhất 7,14 %. Tương ứng với tỷ lệ trên số hộ không nghèo đạt cao nhất ở nghề thuỷ sản và dịch vụ buôn bán nhỏ đạt 71,72 %; 64,29%. Tuy nhiên, số hộ làm nghề thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số dân ở Quảng Bình. Số liệu trên cũng cho thấy tỷ lệ số hộ có người đi làm thuê thường ở diện không nghèo. Trong khi đó, chương trình kinh tế lớn của tỉnh trong giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh 4 ngành mũi nhọn trong đó nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản được đặt lên hàng đầu và được coi là một lợi thế của tỉnh Quảng Bình. Năm 2001 là năm đầu tiên tỉnh Quảng Bình xuất khẩu trực tiếp hải sản vào thị trường Mỹ [6].

Biểu 11: Phân tích tỷ lệ các ng nh nghề hoạt động trong từng nhóm hộ

Đơn vị: %

Ngành nghề sản xuất Không nghèo

Đói Nghèo Chung cho các hộ Nông nghiệp thuần 79,69 90,57 88,05 86,59

Nghề khác 3,38 2,49 1,61 2,59

Dịch vụ buôn bán nhỏ 1,38 0,1 0,92 0,68

Lâm + Nông nghiệp 2,31 4,76 1,61 3,32

Làm thuê 2,32 1,14 2,53 1,8

Nghề thủ công - 0,21 0,46 0,2

Thuỷ sản 10,92 0,73 4,82 4,82

Tổng 100 100 100 100

Nguồn số liêu: [23]

Theo số liệu của biểu trên ta thấy tỷ lệ ngành nghề trong từng nhóm hộ thì có tỷ lệ số hộ điều tra làm nông nghiệp cao nhất là 86,59 % sau đó là thuỷ sản

4,82 %, lâm nghiệp + nông nghiệp 3,32 %. Trong đó nghèo đói đối với hộ làm nghề nông là 90,57 % hộ đói, 88,05 % hộ nghèo, lâm nghiệp + nông nghiệp tỷ lệ hộ đói cũng cao; nghề thuỷ sản số hộ làm nghề này ít đói hơn. Đặc biệt là nghề dịch vụ buôn bán nhỏ mặc dù chiếm tỷ trọng thấp, nhưng tỷ lệ hộ không nghèo cao, điều này cũng nói lên rằng kinh tế của Quảng Bình vẫn nặng về tự cấp tự túc, kinh tế hàng hoá kém phát triển do vậy thương mại, giao lưu buôn bán kém phát triển.

Tóm lại, qua phân tích nguồn thu nhập theo ngành nghề thấy rằng tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong số các ngành nghề đó là nghề nông. Điều đó cho thấy rằng thuần nông là bạn đường của tình trạng nghèo đói. Bên cạnh đó những hộ làm nông lâm kết hợp thì tỷ lệ đói nghèo vẫn cao, Điều này cho thấy công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa đạt được hiệu quả. Người dân còn rất thiếu kinh nghiệm trong việc kết hợp nông lâm (vườn, ao, chuồng, rừng) tăng nguồn thu nhập để giảm nghèo đói.

Biểu 12: Tổng thu nhập tính bình quân hộ phân theo ngành nghề và nhóm hộ nghèo đói. Đơn vị: 1.000 đồng/người/năm Ngành nghề sản xuất Không nghèo Đói Nghèo B.Q Chung Nông nghiệp thuần 5648 1807 3464 3285

Nghề khác 4872 1003 3386 2924

Dịch vụ buôn bán nhỏ 4153 560 2558 3440

Lâm + Nông nghiệp 2676 1685 2100 2008

Làm thuê 7986 1602 3691 4811

Nghề thủ công - 1870 3540 2705

Thuỷ sản 7133 2482 5170 6388

Nguồn số liệu: [23]

Nhìn vào bảng trên ta thấy mức thu nhập được coi là hộ không nghèo giữa các ngành nghề là rất khác nhau, chênh lệch nhiều. Trong đó nghề làm thuê, hộ được coi là không nghèo có mức thu nhập cao nhất là 7.986.000 đồng/năm, sau đó đến nghề thuỷ sản 7.133.000 đồng, nghề thấp nhất là nông nghiệp + lâm nghiệp là 2.676.000 đồng, tỷ lệ này cũng đúng vì nghề này thường ở vùng sâu, vùng xa khó khăn. Đồng thời mức chênh lệch của thu nhập bình quân đầu người giữa hộ nghèo đói và hộ không nghèo cũng rất khác nhau. Trong đó mức chênh lệch cao nhất là nghề dịch vụ buôn bán nhỏ sau đó đến nghề làm thuê, còn lại mức chênh lệch tương đối nhỏ giữa thu nhập bình quân đầu người của hộ không nghèo và hộ nghèo, đói. Biểu trên cũng cho thấy mức thu nhập bình quân chung cao nhất là nghề thuỷ sản, đứng thứ hai là làm thuê, tương ứng là (6.388.000 đồng; 4.811.000 đồng/ người/ năm).

- Về trình độ học vấn (tiếp cận giáo dục) của người nghèo

Biểu 13: Trình độ văn hoá của số hộ điều tra phân theo nhóm hộ

Đơn vị: %

Cấp văn hoá Không nghèo Đói Nghèo

Tỷ lệ của các cấp theo từng nhóm hộ %

Cấp I 26,55 37,98 38,96

Cấp II 58,9 58,92 57,97

Cấp III 14,55 3,1 3,07

100 100 100

Tỷ lệ hộ thuộc các nhóm nghèo đói trong từng cấp giáo dục

Cấp I = 100% 28,33 48,96 22,7

Cấp II = 100% 26,39 50,98 22,63

Cấp III = 100% 37,88 42,89 19,22

Nhìn vào biểu trên ta thấy nổi bật lên số người tốt nghiệp cấp III rất thấp, hộ đói chỉ đạt 3,1 %, trong khi đó hộ không nghèo đạt 14,55%. Nhưng nhìn chung toàn bộ số hộ điều tra có trình độ giáo dục phổ biến là cấp II trong tất cả các nhóm hộ. Số liệu cho thấy, đối với nhóm nghèo đói, cấp học càng cao số lượng người đi học có xu hướng giảm dần; trong khi nhóm không nghèo lại có xu hướng tăng lên ở các cấp học cao hơn. Điều này cũng cho thấy rằng người nghèo thường rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát: nghèo đói sức khoẻ kém, trình độ thấp – năng suất thấp – thu nhập thấp – nghèo đói, do vậy người nghèo không có đủ chi phí để cho con em tới trường. Trong khi đó những hộ không nghèo thường nhận thức được rằng trình độ văn hoá thấp là nguyên nhân sâu xa của nghèo đói. Do vậy họ thường tạo điều kiện để cho con em họ học tiếp ở bậc cao hơn và họ cho rằng đó chính là món quà quí giá nhất mà cha mẹ dành cho con cái, điều này cũng được thể hiện rõ ở số liệu trên. Đặc biệt là hiện trạng ở các xã nghèo, vùng nghèo của tỉnh Quảng Bình rất thiếu giáo viên. Bình quân 1000 dân mới có 2,36 giáo viên; 4,4 giáo viên cấp I; 3,25 giáo viên cấp II; 0,33 giáo viên cấp III. Khoảng cách từ nhà đến trường trung bình là 1,67 Km, nhưng có nhiều nơi trên 2 Km. Những điều kiện này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của con em người nghèo.

Đặc điểm về nhân khẩu học.

Qua số liệu điều tra có thể thấy nổi lên một số đặc điểm liên quan đến thành phần và qui mô hộ, tương quan mức sống của các hộ nghèo như sau:

- Các hộ đông con và nhiều trẻ em thường rơi vào nhóm các hộ nghèo đói. - Các hộ bị mất đi lao động trưởng thành chính trong gia đình do bị chết hay bỏ việc cũng thường được coi là nghèo. Đây thường là những hộ có phụ nữ làm chủ hộ.

Biểu 14: số khẩu trung bình của một hộ điều tra phân theo

nhóm thu nhập Đơn vị: người

Huyện Bình quân số nhân khẩu của hộ điều tra Đói Nghèo Không nghèo Chung

1. Đồng Hới 6,2 5,5 4,6 5,1 2. Bố Trạch 5,4 5,2 4,8 5,2 3. Lệ Thuỷ 5,3 5,4 5,1 5,2 4. Minh Hoá 5,9 5,0 5,5 5,8 5. Quảng Ninh 5,6 6,1 4,9 5,4 6. Quảng Trạch 4,8 5,0 4,7 4,8 7. Tuyên Hoá 5,7 5,6 4,4 5,4 Chung 5,4 5,4 4,8 5,2 Nguồn số liệu: [23]

Theo số liệu thống kê của huyện, xã báo cáo số khẩu trung bình trong một hộ 5,2 người. Số khẩu bình quân của hộ không nghèo thấp hơn nhiều so với hộ đói, nghèo đặc điểm này rất phổ biến đối với tất cả các huyện trong toàn tỉnh. Nghèo đói đi kèm với đông con, trình độ văn hoá thấp. Đặc biệt là những huyện nghèo đói điển hình thì số khẩu trong một hộ đói, nghèo rất cao như: Minh Hoá hộ đói là 5,9 người/hộ, Tuyên Hoá 5,7 người/ hộ, Đồng Hới có hộ đói cao nhất là 6,2 người/hộ. Nói chung số khẩu trung bình của một hộ có xu hướng giảm dần theo chiều tăng của thu nhập từ đói, nghèo đến không nghèo. Điều này cho thấy rằng vấn đề kế hoạch hoá gia đình và công tác dân số có vai trò rất quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo của tỉnh Quảng Bình. Phân tích số liệu nhân khẩu theo từng vùng sinh thái cũng làm rõ thêm vấn đề này.

Vùng Không nghèo Đói Nghèo Đồi 4,7 5,3 5,3 Đồng bằng 4,8 5,6 5,6 Biển 4,9 4,0 5,5 Núi 4,9 5,7 4,8 Nguồn số liệu: [23]

Theo bảng số liệu đối với các vùng sinh thái, ngoại trừ vùng biển số nhân khẩu đông trong một hộ thường dẫn đến nghèo đói. Riêng vùng biển số hộ đói có số nhân khẩu rất thấp, đặc biệt là những hộ này lại rơi vào tình trạng mất lao động trụ cột nam giới và chủ hộ thường là nữ. Có thể nam giới đã bị chết trong chiến tranh hoặc do đi biển đánh bắt hải sản bị chết.

Số liệu cũng cho thấy chủ hộ là nam có 1488 hộ, tổng số nhân khẩu thuộc hộ nam là 5,7 người/hộ; trong khi đó số hộ có chủ hộ là nữ: 562 hộ, bình quân một hộ có 3,9 người/ hộ. Tỷ lệ nữ giới đóng vai trò là chủ hộ chiếm 562/1488 =37,77%. Đi sâu phân tích số nhân khẩu bình quân của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Biểu 16: Số nhân khẩu bình quân/ hộ tính theo dân tộc

Mã Liềng Sách Thái Vân Kiều

Số hộ điều tra 50 4 1 52

Số khẩu 243 9 6 256

B.Q khẩu 4,9 2,3 6 4,9

Nguồn số liệu: [23]

Trong tổng số 107 hộ đồng bào dân tộc thiểu số điều tra, bình quân một hộ có 4,8 người, trong đó 4 hộ người Sách bình quân một hộ có 2,3 khẩu, Mã Liềng bình quân 4,9 người/hộ và một hộ người Thái có 6 khẩu. Số liệu phân tích trên cho thấy rằng tốc độ tăng dân số ở các vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Bình là không quá lớn so với mức trung bình của tỉnh.

Khả năng có được các nguồn lực.

Theo số liệu điều tra thấy rằng cơ hội của người nghèo ở Quảng Bình trong việc tiếp cận với các nguồn lực, hầu hết các hộ đều thấy vấn đề vốn là vấn đề nan giải đối với người nghèo. Tiếp đó là thiếu các phương tiện sản xuất, đặc biệt là thiếu đất để trồng cây lương thực nhất là ở các vùng núi. Điều này cũng nói lên rằng hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo và các đoàn thể trong việc khai thông, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn vẫn còn kém hiệu quả. Người nghèo tiếp cận với nguồn lực vốn rất khó khăn. Mặt khác phương tiện sản xuất thì thiếu thốn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất chưa nhiều, công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa được triển khai sâu rộng và có hiệu quả. Qua phân tích những đặc điểm chính trong việc người nghèo tiếp cận với các nguồn lực cho thấy người nghèo tiếp cận với các nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn; do vậy cần có các giải pháp tháo gỡ vấn đề này.

Đặc điểm về tài sản, nhà ở, đời sống tinh thần.

Về đặc điểm tài sản của các hộ ở Quảng Bình. Nếu tính giá trị bình quân giá trị tài sản theo đầu người thì rất thấp.

Biểu 17: Giá trị tài sản bình quân theo đầu người

Đơn vị: 1000 đồng/người

Trị giá các loại tài sản Không nghèo Đói Nghèo Chung

1. Radio – Cassette 4,84 2,98 3,82 3,75

2. Ti vi 7,79 1,68 3,88 4,08

3. Xe máy 1,5 0,32 0,37 0,89

4. Xe đạp 44,35 22,32 33,56 31,68

5. Bình bơm thuốc trừ sâu 2,48 0,34 0,99 1,16

6. Xe bò 8,18 4,68 8,4 6,58

8. Nhà ở 736,03 373,13 560,93 527,84

9. Trâu 57,22 33,03 42,70 42,74

10. Bò 128,56 109,25 114,22 116,42

Nguồn số liệu: [23]

Giá trị bình quân của các tài sản theo đầu người phản ánh mức sống chung của các hộ, nhìn chung là rất thấp, rất khó để người nghèo có thể tiếp cận được với những tài sản đắt tiền như xe máy hay các phương tiện đắt tiền khác mà người nghèo phải phấn đấu rất lâu mới có thể có được.

Biểu dưới đây phân tích tổng giá trị tài sản theo nhóm hộ bình quân đầu người phân theo từng huyện.

Biểu 18 : tổng giá trị các loại tài sản trung bình theo đầu người phân theo huyện và nhóm hộ.

Đơn vị: 1000 đồng/ người

Huyện Không nghèo Đói Nghèo Chung

1. Đồng Hới 1700,13 867,37 1107,03 1421,48 2. Bố Trạch 1391,50 693,18 1150,37 967,11 3. Lệ Thuỷ 796,96 533,03 571,94 632,19 4. Minh Hoá 923,75 540,81 728,87 610,39 5. Quảng Ninh 975,6 436,18 730,79 700,16 6. Quảng Trạch 976,37 549,24 783,08 762,40 7. Tuyên Hoá 663,58 408,54 484,48 475,25 Chung 1039,47 556,7 788,41 758,67 Nguồn số liệu: [23]

Khi tính toán tổng giá trị tài sản bình quân theo đầu người của từng huyện thấy được hai huyện có mức tài sản bình quân đầu người thấp nhất đó là Tuyên Hoá và Minh Hoá tương ứng (475,25; 610,39). Tính chung cho các

huyện điều tra, hộ không nghèo có giá trị tài sản gấp hai lần hộ đói và 1,32 lần hộ nghèo.

Phân tích đời sống tinh thần của các hộ nghèo ở Quảng Bình, biểu cho biết chi tiết các khoản chi tiêu của từng nhóm hộ.

Biểu 19: Chi phí các khoản tính bình quân theo đầu người phân theo nhóm hộ nghèo đói

Đơn vị: 1000 đồng/người/năm

Các khoản chi Không nghèo Đói Nghèo Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1.XD sửa chữa nhà 116,24 22,49 44,34 20,50 57,87 20,32 69,96 21,46 2. Mua TLSX 58,95 11,4 11,82 5,46 31,12 10,93 30,83 9,45 3. Mua h. tiêu dùng 74,21 14,35 24,85 11,49 34,64 12,16 42,55 13,05 4. Chi HT của con 53,46 10,34 49,26 22,78 47,51 16,68 50,22 15,4 5.Y tế chữa bệnh 81,49 15,76 30,59 14,14 36,1 12,68 47,9 14,69 6. Điện tiêu thụ 27,66 5,35 1,53 0,7 4,48 1,57 10,42 3,19 7. Điện sản xuất - - - - - - - - 8. VH.VN .T.thao 1,48 0,28 0,84 0,38 1,45 0,5 1,17 0,35 9. Chi cho may mặc 56,58 10,94 34,34 15,88 44,9 15,7 43,62 13,38 10.Chi đi lại 14,26 2,75 4,98 2,3 7,12 2,5 8,38 2,57 11.Các khoản đ.góp 15,96 3,08 8,83 4,08 10,07 3,5 11,35 3,48 12.Các khoản chi # 16,56 3,2 4,83 2,23 9,44 3,3 9,52 2,92

Nguồn số liệu: [23]

Số liệu trên cho ta thấy: trong số các hộ điều tra thì số hộ nghèo đói, đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)