Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

5 .Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Những vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

Hiện trạng giao thông bưu điện: Quảng Bình nằm trên trục giao thông Bắc Nam với đầy đủ mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, có cửa khẩu quốc tế Cha lo, có cảng biển... vị trí của Quảng Bình rất thuận lợi cho thông thương khu vực và quốc tế.

Hiện trạng giao thông: năng lực vận tải chủ yếu là hệ thống các đường sắt, bộ, sông, các mạng đường trục chính đáp ứng được từ khoảng 75 – 80 % lưu lượng hàng hoá. Mức tăng trưởng về năng lực vận tải năm 2001 với từng loại hình vận tải: đường bộ 6,5 %; đường sắt 2,1 %; đường sông 5,3 %; đường biển 0,3 %; tổng mức tăng trưởng 5,4 % toàn ngành. Số liệu tăng trưởng trên cho thấy giao thông đường biển và cảng biển chưa phát huy hết tiềm năng. Đối với giao thông nông thôn, trong thời gian vừa qua đã được cải thiện đáng kể thông qua nguồn vốn của chương trình 135 và dự án ARCD đầu tư xây dựng giao thông nông thôn. Riêng dự án ARCD sau 3 năm thực hiện năm 2001, dự án đã hoàn thành bàn giao việc nâng cấp 158.300 km đường giao

thông nông thôn trong đó: Minh Hoá 24.987 km và 1 ngầm tràn liên hợp; Tuyên Hoá 27.159 km; Bố Trạnh 20.676 km, nâng cấp bến phà Phú Trịnh; Đồng Hới 12.637 km; Quảng Trạnh 13.166 km; Lệ Thuỷ 16.807 km. Tính đến nay: tỷ lệ xã có đường ô tô đến xã đạt 96,4 %

Tỷ lệ xã có đường ô tô đến thôn 89,4 % Tỷ lệ xã có điện 86,9 %

Tỷ lệ xã có trường cấp I 100 % Tỷ lệ xã có trường cấp II 97,1 % Tỷ lệ xã có trạm y tế 100 %

Hiện trạng bưu chính viễn thông: số máy điện thoại tính đến 31/12/2000 Năm 1995 có 3820 chiếc, năm 2000 có 15.096 chiếc.

Về cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội, chung 7 huyện thị mới có 46,31 % số xã có trạm truyền thanh, thấp nhất là Minh Hoá 23,53 %, Tuyên Hoá 25 %. Tỷ lệ hộ dùng nước máy còn rất thấp, chung trong cả tỉnh mới có 2,6 % số hộ được dùng. Người dân ở đây chủ yếu vẫn đang dùng nước giếng 79,78 % số hộ. Riêng Minh Hoá chỉ có 11,41 % số hộ dùng nước giếng, như vậy phần lớn còn đang dùng nước sông, suối, nước mưa. Tính đến cuối năm 2001, toàn tỉnh chỉ có 67,82 % dân nông thôn được dùng nước sạch, tăng 38,5 % so với năm 2000. Những năm gần đây, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đã được tỉnh và các dự án đầu tư có tính tập trung và thực sự đã giải quyết phần nào những bức xúc về nước sạch nông thôn ở các vùng với tổng số vốn đầu tư khá lớn. Đến hết năm 2001, tổng số vốn đầu tư cho các công trình trên địa bàn tỉnh do trung tâm nước sạch thực hiện là 4.719 triệu đồng, trong đó vốn UNICEF 1.689 triệu đồng, vốn chương trình môi trường quốc gia là 1.782 triệu đồng và vốn dân đóng góp 1.248 triệu đồng. Với số vốn này đã làm được 100 cái giếng khoan bằng tay, 20 giếng đào, 1.160 lu chứa nước dung tích 2m3/lu và 438 bể chứa loại 4 m3/bể, được xây cố định để phục vụ bà con.

Tuy nhiên, vấn đề nước sạch nông thôn vẫn đang là vấn đề bức xúc hiện nay của tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Binh - thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)