Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 45 - 50)

1.2 .4Phân loại các sản phẩm tín dụng cá nhân

1.2.5 .Hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng phápluâ ̣n chung

Phƣơng pháp nghiên cứu chung là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, phân tích dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lê Nin.

2.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong nghiên cứu khoa học, phƣơng pháp thu thập số liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục đích của thu thập số liệu là làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây để xây dựng cơ sở luận chứng để chứng minh giả thuyết. Tác giả sử dụng các loại số liệu sau:

Số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu, còn đƣợc gọi là các số liệu gốc, chƣa đƣợc xử lý. Vì vậy, các số liệu sơ cấp giúp ngƣời nghiên cứu đi sâu vào đối tƣợng nghiên cứu. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật nhƣng lại mất thời gian và tốn kém chi phí để thu thập, số liệu sơ cấp có thể thu thập từ việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng điều tra, cũng có thể sử dụng các phƣơng pháp thử nghiệm để thu thập số liệu sơ cấp. Trong luận văn tác giả đã thu thập số liệu sơ cấp trực tiếp từ các phòng khách hàng, phòng giao dịch tại chi nhánh về các doanh số cho vay, thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn… để có đƣợc số liệu chi tiết của từng phòng.

Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác so với mục đích nghiên cứu của tác giả. Số liệu thứ cấp có thể là số liệu chƣa xử lý và không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập.

Trong đề tài, dữ liệu cần đƣợc thu thập và phân tích là những dữ liệu liên quan đến hiệu quả cho vaykhách hàng cá nhân đƣợc tác giả thu thập từ những nguồn sau:

- Các tài liệu giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng thông qua số liệu các phòng ban cung cấp;

- Giáo trình, tạp chí ngân hàng, thông tin trên internet về tín dụng và hiệu quả tín dụng - Các báo cáo, luận văn của các tác giả khác, trong phần tình hình nghiên cứu) đƣợc thu thập từ các trang web điện tử có liên quan

2.2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong các bƣớc cơ bản của một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả. Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu đƣợc nhanh chóng và chính xác hơn.

Để có cơ sở phân tích số liệu tốt thì trong quá trình thu thập số liệu phải xác định trƣớc các yêu cầu của phân tích để có thể thu thập đủ và đúng số liệu nhƣ mong muốn.

Điều cốt lõi của phân tích số liệu là suy diễn thống kê, nghĩa là mở rộng những hiểu biết từ một mẫu ngẫu nhiên thành hiểu biết về tổng thể, hay còn gọi là suy diễn quy nạp. Muốn có đƣợc các suy diễn này phải phân tích số liệu dựa vào các test thống kê để đảm bảo độ tin cậy của các suy diễn. Bản thân số liệu chỉ là các số liệu thô, qua xử lý phân tích trở thành thông tin và sau đó trở thành tri thức. Đây chính là điều mà tất cả các nghiên cứu đều mong muốn.

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả sẽ thu thập và xử lý phân tích số liệu liên quan đến các nội dung sau:

- Phân tích làm rõ những luận điểm về cơ sở lý luận các khái niệm, vai trò, sự ảnh hƣởng, tính cấp thiết, nguyên nhân…liên quan đến hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân

- Phân tích các số liệu hoạt động nhƣ tổng dƣ nợ, tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu…của ngân hàng Vietcombank Hải Dƣơng.

- Phân tích những tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhâncủa ngân hàng Vietcombank Hải Dƣơng

Các dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc kiểm tra sau đó sẽ tiến hành thống kê, phân tích. Bên cạnh đó, tiến hành xử lý số liệu bằng cách sử dụng sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ... để

2.2.2.3Phương pháp đối chiếu, so sánh

Hai phƣơng pháp so sánh chủ yếu đƣợc sử dụng:

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: đƣợc thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu

Dy = Y1 – Y0 Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trƣớc

Y1: chỉ tiêu năm sau

Dy: phân chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trƣớc của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: đƣợc tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Dy = , Y1-Y0)/Y0 x 100% Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc.

Y1: Chỉ tiêu năm sau.

Dy: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Trong luận văn, phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu để so sánh các kết quả cho vay khách hàng cá nhân, dƣ nợ cho các loại hình cho vay, nợ quá hạn, nợ xấu… qua các năm 2014, 2015, 2016 để biết hiệu quả hoạt động của đối tƣợng nghiên cứu từ đó đƣa ra những nhận xét đánh giá về hiệu quả cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng. Cụ thể, trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh theo chiều dọc, tức là so sánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng CN Hải Dƣơng qua các năm từ 2013-2015 và so sánh theo chiều ngang tức là so sánh số liệu

năm gần nhất với các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên cùng địa bàn, từ đó đƣa ra các nhận xét kết luận.

2.2.2.4 Phƣơng pháp phân tích SWOT

Mô hìnhphân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và đƣợc tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.

Áp dụng vào đề tài nghiên cứu của tác giả, mô hình phân tích swot thể hiện ở các khía cạnh sau:

Strengths – Điểm mạnh

Điểm mạnh, là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Bao gồm:

 Dƣ nợ khách hàng cá nhân tăng cao

 Dƣ nợ KHCN có tài sản bảo đảm ở mức an toàn trên tổng dƣ nợ KHCN

 Lợi nhuận tăng cao

Weaknesses – Điểm yếu

 Cơ cấu dƣ nợ KHCN còn ở tỷ lệ thấp

 Nợ quá hạn có xu hƣớng gia tăng

 Lợi nhuận cho vay KHCN còn chiếm tỷ trọng nhỏ

Opportunities- Cơ hội

Cơ hội, đánh giá một cách lạc quan. là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát đƣợc, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm:

 Bao phủ thị trƣờng, VCB Hải Dƣơng đã phủ khắp các PGD tại các huyện, thị xã)

 Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

Thách thức- Threat

Thách thức, các trở ngại. là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hƣởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến. Các thách thức hay gặp là:

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ

 Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đối tƣợng KHCN

 Tăng trƣởng nhanh gắn liền với an toàn, hiệu quả

 Phân tách cụ thể các chức năng, nghiệp vụ trong quá trình cho vay

Trong luận văn, thông qua mô hình phân tích SWOT đã giúp cho tác giả đánh giá đƣợc các tồn tại, nguyên nhân chƣa hiệu quả trong công tác cho vay khách hàng cá nhân, đồng thời đƣa ra các giải pháp phát huy các thế mạnh của Vietcombank Hải Dƣơng so với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn, từng bƣớc khắc phục các tồn tại, điểm yếu để tìm thấy các cơ hội trong thời gian tới, nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)