Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 68 - 71)

1.2 .4Phân loại các sản phẩm tín dụng cá nhân

1.2.5 .Hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế còn tồn tại

- Dư nợ khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ: Mặc dù doanh số cho vay khách hàng cá nhân tăng qua các năm, tuy nhiên doanh số cho vay khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh với tỷ trọng 12,43% tổng doanh số cho vay năm 2014, 16,62% năm 2015 và 22,16% trong năm 2016.

- Cho vay khối khách hàng cá nhân chủ yếu là có TSĐB, chưa chú trọng đến cho vay tiêu dùng không có TSĐB: Mặc dù hiện nay xu hƣớng cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo đang phát triển với các công ty tài chính, các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tƣ nhân tuy nhiên khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần có vốn của nhà nƣớc chƣa thực sự quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng phát triển này. Tỷ trọng vay không có tài sản đảm bảo/Dƣ nợ vay KHCN năm 2014 là 10,5%, năm 2015 là 11,3% và năm 2016 là 10%

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng gia tăng: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát và chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, các tỷ lệ này có xu hƣớng tăng và tăng mạnh. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ cho vay KHCN năm 2014 là 0,3%, năm 2015 là 0,53% và năm 2016 là 0,2%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay KHCN năm 2014 là 0,04%, năm 2015 là 0,76% và năm 2016 là 0,35%.

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của toàn Chi nhánh: So sánh với khả năng phát triển của bộ phận quan hệ khách hàng và so sánh với công sức cố gắng của các cán bộ nhân viên, đây là một con số chƣa thực sự là thỏa mãn cho cả bộ phận quan hệ khách hàng lẫn toàn Chi nhánh với lợi nhuận năm 2014 là 5,59 tỷ đồng, năm 2015 là 16,85 tỷ đồng và năm 2016 là 25,5 tỷ đồng.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank Hải Dƣơng vẫn còn tồn tại một số hạn chế trên là do các nguyên nhân sau:

- Chi nhánh chưa có các chính sách phát triển khách hàng cá nhân: Mặc dù đã có định hƣớng tập trung phát triển khách hàng cá nhân tuy nhiên do từ định hƣớng tới thực tế cần có thời gian để tìm hiểu và phát triển do đó chi nhánh chƣa xây dựng đƣợc một kế hoạch chăm sóc cạnh tranh mang tính chất dài hạn đối với nhóm khách hàng cá nhân, hiện tại chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc phát động các phong trào thi đua mang tính chất ngắn hạn đối với cán bộ công nhân viên đang làm việc tại ngân hàng.

- Đội ngũ cán bộ khách hàng còn thiếu và hạn chế về trình độ chuyên môn: Hiện tại đa số các cán bộ làm công tác khách hàng tại VCB Hải Dƣơng đều là các cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo tại các trƣờng học chuyên ngành về tài chính ngân hàng, tuy nhiên lại chƣa đƣợc đào tạo trong thực tiễn, các kỹ năng đánh giá và nhìn nhận khách hàng còn yếu trong khi đó yêu cầu của công việc đòi hỏi cần phải nắm vững ngay các quy trình nghiệp vụ và các kiến thức xã hội để áp dụng ngay trong các công việc thƣờng ngày của cán bộ khách hàng.

- Chạy theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng, xem nhẹ khâu thẩm định.

Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Vietcombank Hải Dƣơng phát triển đều đặn qua các năm, hàng loạt các điểm giao dịch mới đƣợc thành lập kèm theo đó là chỉ tiêu riêng cho từng điểm giao dịch. Để đạt đƣợc chỉ tiêu đã đề ra, các điểm giao dịch này ngoài các chƣơng trình tiếp thị cho khách hàng theo xu hƣớng chung của hệ thống, vẫn còn tồn tại một số điểm giao dịch đã không đặt chỉ tiêu chất lƣợng cho vay lên hàng đầu mà chỉ cố

làm mọi cách để có đạt chỉ tiêu dƣ nợ, cho vay không thẩm định kỹ, cho vay không đúng mục đích,… dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dƣ nợ đều tăng qua các năm.

- Tổ chức bộ máy còn chưa phân tách các bộ phận nghiệp vụ một cách rõ ràng :

Các cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả công vịêc từ tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, kiểm tra hồ sơ, thẩm định, kiểm tra đối tƣợng vay vốn và tính khả thi của dự án, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Phải làm quá nhiều việc trong một chu trình quản lý khách hàng sẽ dẫn đến không thực hiện đƣợc đầy đủ các quy định của ngân hàng, thiếu sự kiểm tra chéo có thể xảy ra rủi ro đối với các khoản vay.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐIVỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT

NAMCHI NHÁNH HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)