Sơ đồ bố trí các ODB trong OTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và khả năng tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật ở xã minh tiến, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 45)

Tại m i OTC mô tả vị trí địa lý, hướng phơi, độ dốc, độ cao tương đối, lịch sử hình thành, thời gian phục hồi, đ c trưng thổ nhưỡng; thống kê các thông tin về thành phần loài, dạng sống, chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính thân cây (D1.3), phân tầng và độ phủ (%) vào phiếu điều tra.

+ Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu mẫu để xác minh. + Số lượng cây trong loài.

+ Đo chiều cao thân cây: đo đếm toàn bộ những cây có chiều cao Hvn từ 4m trở xuống và chiều cao dưới cành (Hdc) đo bằng sào có chia vạch đến 0,1m; đối với những cây cao trên 4m đo bằng thước Blumeleiss theo nguyên tắc lượng giác (trị số trung bình của 3 lần đo).

+ Đo đường kính thân cây tại D1.3 (điểm cách m t đất 1.30 m - D1,3), với những cây có đường kính từ 2,5cm đến 20cm đo trực tiếp bằng thước kẹp với độ chính xác 0,1cm; các cây có đường kính  20cm đo chu vi bằng thước dây, tra bảng tương quan đường kính - chu vi để tính đường kính tương ứng.

Trong m i OTC, mô tả vị trí địa lý, hướng phơi, độ dốc, độ cao tương đối, lịch sử hình thành, thời gian phục hồi, đ c trưng thổ nhưỡng, điều tra về thành phần loài, kiểu dạng sống (dựa trên sự phân chia nhóm dạng sống của Raunkiaer - 1934, số lượng cây, chiều cao, độ che phủ, sự phân tầng.

+ Đo đường kính tán cây g (Dt): đo bằng thước dây và sào trên hình chiếu th ng đứng của tán lá, sau đó tính trị số trung bình.

+ Độ che phủ: được xác định bằng quan trắc và ước tính tỷ lệ phần trăm diện tích đất bị thảm thực vật che phủ. Độ che phủ được tính theo tỷ lệ phần trăm.

+ Điều tra về thành phần và mật độ cây tái sinh tự nhiên trong 1 ô. Xác định nguồn gốc cây tái sinh (cây chồi, cây hạt)

+ Đánh giá chất lượng cây tái sinh theo 3 mức: tốt, trung bình, kém. - Cây tốt: là những cây có tán lá phát triển đều đ n, tròn, xanh biếc, thân tròn th ng, không bị khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.

- Cây trung bình: là những cây có tán lá bình thường, ít khuyết tật.

- Cây kém: là những cây có tán lá lệch, lá tập trung ở ngọn. sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.

+ Đo chiều cao cây tái sinh tự nhiện: Để đánh giá cây tái sinh theo cấp chiều cao phân chia cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao:

- Cấp I (< 1m)

- Cấp II (từ 1m - 2m) - Cấp III (Từ 2m - 3m) - Cấp IV (> 3m)

2.4.3. Phân tích và xử lý số liệu

- Xác định tên khoa học của các loài cây theo một số tài liệu như Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliphyta, Angiospermae) ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997)[1], Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993)[21], Cẩm nang tra cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997)[46]…

a, Mật độ cây tái sinh: tính theo cây/ha theo công thức. - Để xác định mật độ dùng công thức sau: / n 10.000 N ha S   Trong đó:

n: số lượng cá thể của loài ho c tổng số cá thể trong các OTC. S: Diện tích OTC (m2).

- Tỷ lệ tổ thành loài cây (n%) được tính theo công thức:

1 % i 100 m i i n N n    

Nếu ni  5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành. Nếu ni  5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành. - Hệ số tổ thành loài cây (H) được tính theo công thức:

1 10 i i m i i n K n     Trong đó: Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i. ni: Số lượng cá thể loài i. m: Tổng số loài điều tra.

b, Phân bố cây theo cấp đường kính (n/D1.3) và theo cấp chiều cao (n/Hvn) Sử dụng công thức của Hopman để chia cự li cấp chiều cao và cấp đường kính: 3 2 H h K N   và 3 2 D d K N   Trong đó:

H là chiều cao cây cao nhất, h là chiều cao cây thấp nhất. D là đường kính lớn nhất ở 1,3m và d là đường kính nhỏ nhất.

Trên cơ sở số liệu định hướng lại để tìm quy luật phân bố thực nghiệm cần chia chiều cao và đường kính thành các cấp

- Với chiều cao: m i cấp lệch nhau 50cm. - Với đường kính: m i cấp lệch nhau 0,5cm. c, Phân bố cây theo m t ph ng nằm ngang:

Để nghiên cứu cây tái sinh trên bề m t đất rừng có thể sử dụng phương pháp đo khoảng cách từ một điểm ngẫu nhiên đến 6 cây tái sinh gần nhất. Khi đó phân bố Poisson được sử dụng tiêu chuẩn U của Clark và Evan để đánh giá, khi lượng mẫu đủ lớn (n = 36) qua đó dự đoán được giai đoạn phát triển của quần xã thực vật trong vùng: U tính theo công thức: ( 0.5) 0, 26136 x n U   

Trong đó x là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất của n lần quan sát  là mật độ cây tính trên một đơn vị diện tích tương ứng

n là số lần quan sát

Nếu U  1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều. Nếu U  -1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm.

d, Đánh giá nguồn gốc cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh theo cấp chất lượng được tiến hành trên cơ sở thống kê số lượng cây tái sinh theo từng cấp chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh từ hạt hay từ chồi rồi tính (%) trong tổng số theo công thức sau:

- Xác định mật độ cây tái sinh: việc xác định mật độ cây tái sinh là thống kê toàn bộ số cây tái sinh trên một đơn vị diện tích (thường là ha), được tính bằng công thức: / n 10.000 N ha S   Trong đó:

N là mật độ cây tái sinh

S là diện tích ô dạng bản điều tra tái sinh (m2

) n là số lượng cây tái sinh điều tra.

e) Xác định độ che phủ bằng mắt thường và tính theo tỉ lệ % diện tích đất bị thảm thực vật che phủ. Độ nhiều của thảm tươi, cây bụi xác định theo tiêu chuẩn Drude.

Bảng 2.1. Ký hiệu độ nhiều của thực bì theo tiêu chuẩn Drude

Ký hiệu Tình hình thực bì

Soc Thực vật mọc rộng khắp che phủ 75 - 100% diện tích Cop 1 Thực vật mọc rộng khắp che phủ 5 - 25% diện tích Cop 2 Thực vật mọc rộng khắp che phủ 25 - 50% diện tích Cop 3 Thực vật mọc rộng khắp che phủ 50 - 75% diện tích Sp Thực vật mọc rộng khắp che phủ 5 diện tích trở xuống Sol Thực vật mọc rải rác phân tán

Un Một vài cây cá biệt

2.4.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân

Trong quá trình đi thực địa kết hợp trực tiếp phỏng vấn người dân địa phương ho c các cơ quan chuyên môn hạt kiểm lâm, Ủy ban nhân dân xã để nắm thêm được các thông tin về điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu trạng thái của rừng, tên các loài thực vật, những tác động của con người và động vật đến hệ thực vật rừng.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Minh Tiến là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Đây là một xã thuộc vùng núi Tam Đảo, Xã nằm ở phía bắc của huyện Đại từ, có tuyến tỉnh lộ 264 nối giữa hai huyện Đại Từ và Định Hóa đi qua. Minh Tiến tiếp giáp với hai xã Phú Đình và Bình Thành thuộc huyện Định Hóa ở phía bắc, hai xã Phúc Lương và Đức Lương ở phía đông, xã Phú Cường ở phía nam, xã Yên Lãng ở phía tây nam. Qua dãy núi Tam Đảo, Minh Tiến tiếp giáp với xã Tân Trào và Lương Thiện của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Xã có tọa độ địa lý là: 21032’28’’ vĩ độ bắc và 105038’16’’ kinh độ đông.

3.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

3.1.2.1. Địa hình

Do vị trí địa lý của xã thuộc vùng núi Tam, xã nằm ở phía Bắc của huyện, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Độ cao của xã từ 100- 1400m so với mực nước biển, độ dốc trung bình từ 150

- 250. Nhìn chung địa hình của xã Minh Tiến nói riêng và của huyện Đại Từ nói chung, cùng với khí hậu đất đai phù hợp với nhiều loại cây lâm, nông nghiệp.

3.1.2.2. Đất đai, thổ nhưỡng

Trên địa bàn xã có 8 nhóm đất trong đó có 4 nhóm đất chính: - Đất xám mùn trên núi có chiếm 28,57%.

- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất chiếm 25,98%. - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ chiếm 22,15%. - Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ chiếm 23,44%.

Như vậy, đất trên địa bàn vùng nghiên cứu nói chung là phù hợp với các loại cây trồng nông, lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm đ c biệt là cây Chè, xã có một số cây chè cổ thụ được đem triển lãm tại vestivan chè năm 2011.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

Xã Minh Tiến nằm trong huyện Đại Từ có nền chung của khí hậu vùng núi miền Bắc Việt Nam, đ c trưng cơ bản của nền khí hậu này, có mùa đông lạnh hanh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Như vậy xã Minh Tiến có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa và chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các đ c trưng chính của khí hậu:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 21,60 C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,5 0 C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30

C (vào tháng 2). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 27,30

C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 42,60

C vào tháng 7. Số giờ nắng trung bình năm là 1.460 giờ, năm cao nhất là 1.770 giờ, năm thấp nhất là 1.370 giờ. Đây là nguồn năng lượng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp mạnh mẽ, góp phần làm tăng năng suất cây trồng trong nông - lâm nghiệp.

- Chế độ ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm là 1750 mm, cao nhất là 2.450 mm, thấp nhất là 1.250 mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa chiếm tới 83% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất có thể đạt tới 300 mm. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp chiếm 17% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa từ 10 - 20 mm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa tuy thuận lợi cho công tác trồng rừng và cho cây trồng sinh trưởng tốt nhưng có thể gây ra lũ lụt cục bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

+ Lượng bốc hơi bình quân năm là 885 mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng 12, tháng 1 gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân.

+ Độ ẩm không khí trung bình năm là 81,5%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5. Các tháng mùa khô m c dù ít mưa nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí khá cao.

- Sương muối: Ở các thung lũng, sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 với tần suất xuất hiện là 2 - 3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đ c biệt là giai đoạn cây non.

Nhìn chung, khí hậu xã Minh Tiến, huyện Đại Từ có một số yếu tố hạn chế như mưa tập trung với cường độ lớn làm xói mòn đất, gây ra lũ lụt, lốc xoáy, sương muối… Nhưng vẫn tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây rừng. Trên địa bàn xã có nhiều ngòi, suối, kênh rạch.

Nguồn nước ngầm xã và của huyện Đại Từ khá phong phú. Theo số liệu của Liên đoàn Địa chất II có khoảng 400.000m3/ngày có khả năng khai thác được. Đây là yếu tố thuận lợi cơ bản phục vụ nước sinh hoạt, nước tưới cho các loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Theo niên giám thống kê đến tháng 12 năm 2011 của tỉnh Thái Nguyên, toàn xã có diện tích 26,13 km². Xã có 16 xóm gồm: Lưu Quang 1; Lưu Quang 2; Lưu Quang 3; Lưu Quang 4; Lưu Quang 5; 6. Hòa Tiến 1; 7. Hòa Tiến 2; Hòa Tiến 3; Hòa Tiến 4; 10. Minh Hòa; 11. Tân Hợp 1; Tân Hợp 2; Tân Hợp; Tân Hợp 4; Tân Hợp 5; Trung Tâm. Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn xã là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn xã.

Theo thống kê của Ủy Ban nhân dân xã đến tháng 12/2015, toàn xã có dân số là 4012 người, mật độ cư trú đạt 165 người/km², tỷ lệ tăng dân số là 1,3%. Tổng số người ở độ tuổi lao động từ 15 trở lên là: 3.050 người, chiếm khoảng 75,57% tổng số dân, trong đó:

- Lao động nông nghiệp: 2.800 người, chiếm hơn 95% tổng số lao động. - Lao động nghành nghề khác: 250 người, chiếm gần 5% tổng số lao động. Nguồn lao động trên địa bàn xã dồi dào, nhân dân chủ yếu làm nông, lâm nghiệp, người dân cần cù lao động, trình độ lao động còn thấp do chưa được học tập qua các lớp đào tạo. Tỷ lệ tăng dân số còn tương đối cao, nhu cầu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng tăng lên, đ c biệt nhu cầu cao về chất đốt (sao chè) và diện tích canh tác lương thực, diện tích đất làm nhà ở… Đây là những sức ép lớn đến rừng và đất lâm nghiệp.

- Về cơ cấu kinh tế: ngành nông - lâm nghiệp chiếm 75%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 5%, ngành dịch vụ thương mại chiếm 20%.

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là: 17.5 triệu đồng/ người/ năm. + Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016: 26,65%, giảm 8,78% so với năm 2015. + Sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 1774,1 tấn, sản lượng chè bút tươi 2000 tấn.

+ Chăn nuôi trên địa xã có đàn trâu 355 con, đàn lợn 1400 con, đàn dê 1350 con, đàn gia cầm 32.000.

- Cơ sở hạ tầng:

+ Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn xã và huyện khá phát triển gồm cả trục chính và đường nhánh. Đã có đường ô tô đến trung tâm xã và trung tâm các xóm.

+ Xã có UBND được xây kiên cố 2 tầng có đủ các phòng ban. Có trường học cấp 1 + cấp 2 và trạm xá được xây nhà cấp 4 tương đối khang trang.

+ 100% hộ dân trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia.

+ 85% số hộ trong xã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Văn hoá xã hội: tính đến cuối năm 2016, toàn xã đạt 13/19 tiêu chí nông thôn văn hóa.

+ Giáo dục: Do được sự quan tâm của Nhà nước,các cấp chính quyền nên trường học được xây nhà cấp 4 và nhà hai tầng tương đối khang trang, đời sống giáo viên từng bước được cải thiện. Tuy nhiên trang thiết bị trong giảng dạy còn thiếu nên đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

+ Y tế: Nhìn chung công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong xã còn nhiều khó khăn dù trạm xá được cung cung cấp trang thiết bị y tế khá tốt nhưng do thiếu cán bộ y, bác sỹ có trình độ cập chuẩn.

+ Thông tin văn hoá: Đã được chú ý phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Hiện tại 100% số dân trong khu vực được xem truyền hình và nghe đài phát thanh sóng Trung ương. Xã đã có trạm bưu điện và nhà văn hoá xã. Nên mọi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và khả năng tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật ở xã minh tiến, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)