Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và khả năng tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật ở xã minh tiến, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 33 - 36)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế- xã hội

Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc trong thu thập số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp và thu thập các thông tin từ các cơ quan chức năng như: Uỷ ban nhân dân xã Minh Tiến, UBND huyện Đại Từ, Hạt kiểm lâm huyện Đại Từ, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên… Đồng thời tham khảo các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.

Các tài liệu thu thập bao gồm:

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên (Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thuỷ văn, điều kiện đất đai).

- Tài liệu về dân sinh, kinh tế- xã hội.

- Bản đồ tài nguyên rừng.

- Các tài liệu báo cáo có liên quan.

2.4.2.2. Phư ng pháp phân chia giai đoạn phục hồi

Vận dụng quan điểm và phương pháp luận trên để phân chia đối tượng nghiên cứu thành các giai đoạn kế tiếp nhau. Các giai đoạn được phân chia theo thời gian bỏ hoá. M i giai đoạn có đ c trưng về tổ thành loài cây, mật độ, độ che phủ và cấu trúc khác nhau. Theo đó chúng tôi phân thời gian bỏ hoá thành 5 giai đoạn:

- Giai đoạn I: 1 - 3 năm. - Giai đoạn II: 5 - 6 năm. - Giai đoạn III: 8 - 9 năm. - Giai đoạn IV: 11 - 12 năm. - Giai đoạn V: 14 - 15 năm.

2.4.2.3. Thu thập các số liệu tại khu vực nghiên cứu.

Phương pháp tổng quát được áp dụng để giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài là điều tra thu thập mẫu vật và các số liệu ngoài thực địa.

Phương pháp cụ thể được áp dụng để tiến hành nghiên cứu các nội dung của đề tài là phương pháp điều tra nghiên cứu theo tuyến và theo ô tiêu chuẩn của Hoàng Chung (2008)[9].

2.4.2.4. Điều tra s bộ theo tuyến (TĐT)

Dựa trên bản đồ địa hình của khu vực, hồ sơ quản lí rừng của xã và các tài liệu thu thập được chúng tôi xác định tuyến điều tra (TĐT). Các TĐT có hướng vuông góc với đường đồng mức chính và được đánh dấu trên bản đồ. Chiều rộng của TĐT là 2 m. Khoảng cách giữa các TĐT là 50-100m tuỳ vào địa hình cụ thể của từng quần xã thực vật.

Quan sát thống kê tất cả các loài đã g p trên TĐT như: tên loài (tên khoa học hay tên địa phương), thống kê thành phần dạng sống theo Raunkiaer (1943).

2.4.2.5. Điều tra chi tiết theo ô tiêu chuẩn (OTC)

Dọc theo tuyến điều tra bố trí 4 - 6 ô tiêu chuẩn (OTC); m i OTC có diện tích 400 m2 (20 x 20m) đối với rừng thứ sinh, 4m2 (2 x 2m) đối với thảm cây bụi và 1m2

(1 x 1m) đối với thảm cỏ.

Trên các OTC 400 m2 bố trí các ô dạng bản (ODB) nằm trên đường các đường chéo, các góc vuông và các cạnh sao cho tổng diện tích các ODB phải đạt từ 1/3 diện tích OTC trở lên. Kích thước ODB là 4m2

(2 x 2m), ngoài ra, dọc hai bên tuyến điều tra cũng đ t các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung.

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí các ODB trong OTC

Tại m i OTC mô tả vị trí địa lý, hướng phơi, độ dốc, độ cao tương đối, lịch sử hình thành, thời gian phục hồi, đ c trưng thổ nhưỡng; thống kê các thông tin về thành phần loài, dạng sống, chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính thân cây (D1.3), phân tầng và độ phủ (%) vào phiếu điều tra.

+ Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu mẫu để xác minh. + Số lượng cây trong loài.

+ Đo chiều cao thân cây: đo đếm toàn bộ những cây có chiều cao Hvn từ 4m trở xuống và chiều cao dưới cành (Hdc) đo bằng sào có chia vạch đến 0,1m; đối với những cây cao trên 4m đo bằng thước Blumeleiss theo nguyên tắc lượng giác (trị số trung bình của 3 lần đo).

+ Đo đường kính thân cây tại D1.3 (điểm cách m t đất 1.30 m - D1,3), với những cây có đường kính từ 2,5cm đến 20cm đo trực tiếp bằng thước kẹp với độ chính xác 0,1cm; các cây có đường kính  20cm đo chu vi bằng thước dây, tra bảng tương quan đường kính - chu vi để tính đường kính tương ứng.

Trong m i OTC, mô tả vị trí địa lý, hướng phơi, độ dốc, độ cao tương đối, lịch sử hình thành, thời gian phục hồi, đ c trưng thổ nhưỡng, điều tra về thành phần loài, kiểu dạng sống (dựa trên sự phân chia nhóm dạng sống của Raunkiaer - 1934, số lượng cây, chiều cao, độ che phủ, sự phân tầng.

+ Đo đường kính tán cây g (Dt): đo bằng thước dây và sào trên hình chiếu th ng đứng của tán lá, sau đó tính trị số trung bình.

+ Độ che phủ: được xác định bằng quan trắc và ước tính tỷ lệ phần trăm diện tích đất bị thảm thực vật che phủ. Độ che phủ được tính theo tỷ lệ phần trăm.

+ Điều tra về thành phần và mật độ cây tái sinh tự nhiên trong 1 ô. Xác định nguồn gốc cây tái sinh (cây chồi, cây hạt)

+ Đánh giá chất lượng cây tái sinh theo 3 mức: tốt, trung bình, kém. - Cây tốt: là những cây có tán lá phát triển đều đ n, tròn, xanh biếc, thân tròn th ng, không bị khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.

- Cây trung bình: là những cây có tán lá bình thường, ít khuyết tật.

- Cây kém: là những cây có tán lá lệch, lá tập trung ở ngọn. sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.

+ Đo chiều cao cây tái sinh tự nhiện: Để đánh giá cây tái sinh theo cấp chiều cao phân chia cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao:

- Cấp I (< 1m)

- Cấp II (từ 1m - 2m) - Cấp III (Từ 2m - 3m) - Cấp IV (> 3m)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và khả năng tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật ở xã minh tiến, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)