Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và khả năng tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật ở xã minh tiến, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 42)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Minh Tiến là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Đây là một xã thuộc vùng núi Tam Đảo, Xã nằm ở phía bắc của huyện Đại từ, có tuyến tỉnh lộ 264 nối giữa hai huyện Đại Từ và Định Hóa đi qua. Minh Tiến tiếp giáp với hai xã Phú Đình và Bình Thành thuộc huyện Định Hóa ở phía bắc, hai xã Phúc Lương và Đức Lương ở phía đông, xã Phú Cường ở phía nam, xã Yên Lãng ở phía tây nam. Qua dãy núi Tam Đảo, Minh Tiến tiếp giáp với xã Tân Trào và Lương Thiện của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Xã có tọa độ địa lý là: 21032’28’’ vĩ độ bắc và 105038’16’’ kinh độ đông.

3.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

3.1.2.1. Địa hình

Do vị trí địa lý của xã thuộc vùng núi Tam, xã nằm ở phía Bắc của huyện, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Độ cao của xã từ 100- 1400m so với mực nước biển, độ dốc trung bình từ 150

- 250. Nhìn chung địa hình của xã Minh Tiến nói riêng và của huyện Đại Từ nói chung, cùng với khí hậu đất đai phù hợp với nhiều loại cây lâm, nông nghiệp.

3.1.2.2. Đất đai, thổ nhưỡng

Trên địa bàn xã có 8 nhóm đất trong đó có 4 nhóm đất chính: - Đất xám mùn trên núi có chiếm 28,57%.

- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất chiếm 25,98%. - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ chiếm 22,15%. - Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ chiếm 23,44%.

Như vậy, đất trên địa bàn vùng nghiên cứu nói chung là phù hợp với các loại cây trồng nông, lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm đ c biệt là cây Chè, xã có một số cây chè cổ thụ được đem triển lãm tại vestivan chè năm 2011.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

Xã Minh Tiến nằm trong huyện Đại Từ có nền chung của khí hậu vùng núi miền Bắc Việt Nam, đ c trưng cơ bản của nền khí hậu này, có mùa đông lạnh hanh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Như vậy xã Minh Tiến có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa và chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các đ c trưng chính của khí hậu:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 21,60 C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,5 0 C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30

C (vào tháng 2). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 27,30

C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 42,60

C vào tháng 7. Số giờ nắng trung bình năm là 1.460 giờ, năm cao nhất là 1.770 giờ, năm thấp nhất là 1.370 giờ. Đây là nguồn năng lượng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp mạnh mẽ, góp phần làm tăng năng suất cây trồng trong nông - lâm nghiệp.

- Chế độ ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm là 1750 mm, cao nhất là 2.450 mm, thấp nhất là 1.250 mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa chiếm tới 83% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất có thể đạt tới 300 mm. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp chiếm 17% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa từ 10 - 20 mm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa tuy thuận lợi cho công tác trồng rừng và cho cây trồng sinh trưởng tốt nhưng có thể gây ra lũ lụt cục bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

+ Lượng bốc hơi bình quân năm là 885 mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng 12, tháng 1 gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân.

+ Độ ẩm không khí trung bình năm là 81,5%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5. Các tháng mùa khô m c dù ít mưa nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí khá cao.

- Sương muối: Ở các thung lũng, sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 với tần suất xuất hiện là 2 - 3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đ c biệt là giai đoạn cây non.

Nhìn chung, khí hậu xã Minh Tiến, huyện Đại Từ có một số yếu tố hạn chế như mưa tập trung với cường độ lớn làm xói mòn đất, gây ra lũ lụt, lốc xoáy, sương muối… Nhưng vẫn tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây rừng. Trên địa bàn xã có nhiều ngòi, suối, kênh rạch.

Nguồn nước ngầm xã và của huyện Đại Từ khá phong phú. Theo số liệu của Liên đoàn Địa chất II có khoảng 400.000m3/ngày có khả năng khai thác được. Đây là yếu tố thuận lợi cơ bản phục vụ nước sinh hoạt, nước tưới cho các loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và khả năng tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật ở xã minh tiến, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)