Quan điểm hiện đại về quản lý RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam (Trang 37 - 39)

Mức độ rủi ro ngày càng gia tăng đã buộc hoạt động quản lý RRTD phải chuyển đổi tƣơng ứng. Nếu nhƣ ở thập niên 70 - 80, các NHTM tập trung nhiều vào việc quản lý chi phí và thu nhập nhằm tối đa hóa lợi nhuận, chỉ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) đƣợc coi là mục tiêu kinh doanh hàng đầu, thì trong những năm 90 trở lại đây, do mức độ quan trọng của quản lý rủi ro, các NHTM chuyển trọng tâm chiến lƣợc sang quản lý danh mục đầu tƣ (cân đối và hạn chế rủi ro danh mục bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trƣờng, ngành hàng khác nhau, khách hàng, mặt hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau). Yếu tố rủi ro đã đƣợc bổ sung vào mục tiêu ROE, gọi là kết quả hoạt động điều chỉnh theo rủi ro (ví dụ RAROC - Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu điều chỉnh theo rủi ro). Mô hình quản lý rủi ro hiện đại đƣợc thể hiện trong hình 1.1.

Theo mô tả trong hình 1.1, mục tiêu cuối cùng của các hoạt động ngân hàng là tạo ra giá trị (làm tăng giá trị vốn cho cổ đông). Để làm đƣợc điều đó, NHTM phải tạo ra lợi nhuận càng cao càng tốt. Tuy nhiên, song hành cùng với các mức lợi nhuận là các những rủi ro có tác động làm giảm giá trị vốn. Trong thời kì trƣớc, các ngân hàng chỉ chú trọng vào mức lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này mang tính thụ động vì nó là hiệu của lợi nhuận trừ đi các tổn thất rủi ro thực tế xảy ra trong năm. Ngày nay, do sự phát triển của thống kê và yêu cầu mới của quản trị ngân hàng, mức lợi nhuận đƣợc điều chỉnh, không phải bằng mức tổn thất thực tế xảy ra, mà là mức tổn thất dự kiến hay kỳ vọng. Phƣơng pháp này mang tính chủ động hơn, nó buộc các NHTM phải chuẩn bị vốn, trích lập dự phòng để bù đắp rủi ro dự kiến và điều này để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động bền vững.

Nhƣ vậy, theo quan điểm hiện đại đƣợc áp dụng phổ biến, quản lý RRTD nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro bằng cách duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấp nhận đƣợc, hay nói cách khác,

mức độ rủi ro đƣợc duy trì ở mức mà các ngân hàng cho là hợp lý, đƣợc kiểm soát và tổn thất tín dụng nằm trong phạm vi nguồn lực tài chính cho phép của họ. Quản lý RRTD hiệu quả là điều kiện thiết yếu để quản lý rủi ro tổng thể của NHTM và đƣợc xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của các NHTM trong dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)