Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank). (Trang 87 - 90)

Trước hết NHNN cần tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng hơn làm tăng tính chủ động cho các ngân hàng thương mại. Từ đó lành mạnh tính chất cạnh tranh giữa các định chế tài chính ở Việt Nam hiện nay, tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh.

Ngân hàng nhà nước cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự mở rộng và phát triển hoạt động CVTG của các NHTM. Hiện tại, hoạt động CVTG của NHTM chủ yếu hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở những quy định của quyết định 1627 ban hành ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng với các khách hàng và các quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay đó. Tuy nhiên, do quy định chung trong hoạt động cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng nên đã hạn chế rất nhiều trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Do đó, NHNN nên có những văn bản cụ thể hướng dẫn riêng cho từng hoạt động tín dụng riêng biệt trong đó có cả CVTG về sản phẩm, hạn mức, khung về tài sản đảm bảo. Để hoạt động CVTG có cơ sở pháp lý vững chắc, không gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện các quyết định cho vay.

Ngoài ra trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) hiện nay tuy đã cung cấp một số thông tin sơ bộ về khách hàng cho các NHTM, nhưng mỗi lần cán bộ tín dụng kiểm tra thông tin khách hàng qua trung tâm này đều mất phí, phí này hạch toán vào chi phí quản lý của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không đủ tư

cách vay. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của trung tâm này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, còn tồn tại nhiều sai sót. CIC chỉ cung cấp được một phần nhu cầu của thị trường thông tin tín dụng. Do đó NHNN cần đầu tư hơn nữa cho trung tâm này, đồng thời cập nhật thông tin thường xuyên theo hình thức online để cán bộ tín dụng có được những thông tin chính xác trong quá trình thẩm định tư cách khách hàng.

Với vai trò giám sát, hỗ trợ và quản lý các ngân hàng, NHNN cần quan tâm hơn đến công tác thanh tra, kiểm soát đối với các ngân hàng. Việc làm này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm phát hiện ngăn ngừa những truờng hợp vi phạm quy chế tín dụng, có biện pháp kịp thời xử lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi tín dụng và rủi ro thanh khoản.

NHNN cũng cần xây dựng chính sách tiền tệ lành mạnh đảm bảo sự minh bạch và đáng tin cậy kết hợp với việc thực thi chính sách tài khóa thận trọng trong đó các chính sách như lãi suất, tỷ giá, tín dụng, cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử dụng các công cụ thị trường can thiệp dễ dàng khi có biến động trong nước và quốc tế. Chú trọng việc áp dụng các hệ thống chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hiện nay trên thị trường, hoạt động CVTG đã và đang phát triển khá rầm rộ và phổ biến. Sản phẩm này đã được cung cấp bởi hầu hết các ngân hàng trong đó có cả NHTM nhà nước, NHTM cổ phần và cả những ngân hàng nước ngoài. Bởi theo các ngân hàng nhận xét thì dịch vụ CVTG như việc “nhặt từng đồng xu” nhưng lại đem đến doanh số và lợi nhuận khá hấp dẫn, nhất là trong thời buổi đầu ra đang khó khăn, tiền đồng dồi dào.

Tại VPBank, hoạt động CVTG đang ngày càng được mở rộng và phát triển thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh số, dư nợ, lợi nhuận từ hoạt động CVTG ngày một tăng lên trong khi đó chất lượng tín dụng CVTG cũng đang được cải thiện rất tốt. Song bên cạnh cũng còn tồn tại những vướng mắc cần tháo gỡ về nhiều mặt để có thể vững bước trên con đường phía trước.

Nhận thức rõ tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay, VPBank với những gì đã và đang có, quyết tâm nỗ lực hết mình cho con đường riêng đã lựa chọn. VPBank sẽ cạnh canh với các ngân hàng khác bằng chiến lược của mình, đó là: trọng tâm hoá kết hợp với khác biệt hoá tức là tạo ra sự độc đáo và chất lượng cao trong sản phẩm dịch vụ của mình. Nhưng đồng thời VPBank cũng không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới nhằm tạo ra tính đa dạng trong sản phẩm. Đưa đến cho khách hàng một danh mục sản phẩm vô cùng phong phú để lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính của mình nhất.

Dựa trên ý tưởng đó, qua chuyên đề tốt nghiệp tôi đã tìm hiểu thực trạng của hoạt động CVTG tại VPBank và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động CVTG tại VPbank.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và hạn chế về khả năng phân tích, kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, chuyên đề của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, cùng tất cả các bạn quan tâm đến vấn đề này, để tôi có thể tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài trong thời gian gần đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. T.S Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

2. T.S Nguyễn Minh Kiều (2008),Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB thống kê.

3. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

4. T.S Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Tài chính

5. Báo cáo thường niên VPBank 2005, 2006. 6. Bản tin VPbank tháng 12/2006, tháng 12/2007. 7. Báo cáo tín dụng VPBank

8. www.vpb.com.vn. 9. www.vneconomy.com. 10. www.vnn.com.vn

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank). (Trang 87 - 90)