Triển vọng của hoạt động cho vay trả góp tại VPBank

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank). (Trang 75 - 77)

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trên đà tăng trưởng mạnh, GDP bình quân các năm đều đạt trên 8%, riêng năm 2007 đạt 8,5%. Các hoạt động kinh tế xã hội đang diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi.

Đời sống của người dân ngày một tăng cao. Giờ đây con người ta không chỉ theo đuổi cuộc sống no đủ mà ngày càng hướng đến nhu cầu hưởng thụ cuộc sống tiện nghi, ăn ngon mặc đẹp. Khi cuộc sống đầy đủ hơn, con người muốn tiêu dùng những hàng hoá cao cấp hơn, chất lượng hơn, khi đã có nơi để đi sớm về khuya, nơi để che mưa che nắng, con người ta lại hướng đến một nơi vừa nghỉ ngơi thư giãn, vừa sinh hoạt hàng ngày... nhu cầu tiêu dùng của người dân là không bao giờ có giới hạn.

Về hoạt động CVTG mua tô tô: Thị trường ô tô đang ngày một tăng trưởng mạnh nhờ tác động từ nhiều yếu tố đều thuận lợi. Người tiêu dùng, sự phát triển của ngành du lịch, công nghiệp ô tô phát triển, và cả từ phía nhà nước trong các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ vẫn đang có những biện pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô để đến năm 2010 ngành công nghiệp ô tô trở thành công nghiệp vững mạnh, đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như thế giới.

Các hãng xe, các nhà kinh doanh xe ô tô và ngân hàng cũng tìm đến nhau, liên kết với nhau ngày một chặt chẽ hơn, với mục đích đôi bên cùng có lợi, và cũng để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, tỷ lệ người có xe ô tô ở nước ta còn rất thấp, trong khi đó ở Malaisia là 5 ngưòi/xe thì ở Việt Nam là 140 người/ xe.

Còn về thị trường bất động sản, sau một thời gian dài, người ta không còn mấy mặn mà với đất đai nhà cửa để chạy theo chứng khoán và thị trường vàng thì nay, khi mà thị trường chứng khoán tụt dốc và mất ổn định chưa từng có với chỉ số

VNIndex đã có lúc vượt ngưỡng 1000 điểm nay chỉ còn lại một nửa, giá vàng cũng lên xuống thất thường, thị trường lại quay về với bất động sản. Các ngân hàng cùng với nhà đầu tư, các công ty xây dựng đã vào cuộc, phá tan tảng băng bất động sản trong những năm trước đó.

Nhu cầu nhà ở là một trong những vấn đề nóng bỏng và bức xúc của những nước đông dân cư, nhất là một nước đang phát triển như nước ta. Vấn đề này càng trở nên bức bách hơn bao giờ hết tại các thành phố lớn. Dự báo, theo quy hoạch 2025, dân số thành phố Hồ Chí Minh sẽ là 10 triệu người, tỷ lệ khách vãng lai khoảng 25%. Theo các nhà chuyên gia đánh giá, con số thực tế có thể còn cao hơn nữa. Còn tại Hà Nội, chương trình phát triển nhà chung cư, đô thị đã được triển khai. Tính đến năm 20120 thì những dự án nhà chung cư sẽ tạo thêm 10 triệu m2 cho quỹ nhà Hà Nội.

Trong khi dân số ngày một tăng lên, người dân định cư ở các thành phố lớn cũng không ngừng tăng lên thì tất yếu thị trường sẽ phải đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu nhà ở cao cấp tăng lên khi mức sống tăng. Với những người có mức thu nhập trung bình và thấp, thì nhu cầu nhà ở của họ cũng là một vấn đề cần được các cấp quan tâm.

Dưới sự tác động của việc tăng giá xăng dầu, tăng giá cả hàng hoá dịch vụ, lạm phát tăng cao làm cho người dân nhìn thấy rõ mất giá của đồng tiền, nhiều người quyết định mua sắm những tài sản cố định như nhà cửa, ô tô, đồ dùng dân dụng... trước khi không thể mua được vì giá hàng háo tăng lên quá cao. Họ e ngại rằng nếu cứ tích cóp dần dần, sẽ rất lâu sau họ mới được sử dụng tài sản ấy, hơn nữa, trong tình hình như hiện nay, đến lúc họ tiết kiệm đủ tiền, giá cả hàng hoá đã tăng lên một mức cao hơn số tiền họ tiết kiệm được. Nhu cầu vay trả góp lại nảy sinh để phần nào giúp khách hàng thoát khỏi quá trình “rượt đuổi” đó.

Không chỉ có 2 sản phẩm ô tô và nhà ở, tất cả các nhu cầu khác cũng ngày một tăng lên như y tế, giáo dục, du lịch, sản xuất kinh doanh... tất cả đều có thể là sản phẩm của hoạt động CVTG và thực tế hiện nay đã có một số ngân hàng thực hiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank). (Trang 75 - 77)