Mở rộng hoạt động CVTG của NHTM

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank). (Trang 28 - 30)

1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng hoạt động CVTG của NHTM.

Quy mô doanh số CVTG

Doanh số CVTG trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay thực tế trong kì. Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng của nó phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động CVTG là mở rộng hay thu hẹp. Họat động CVTG của ngân hàng là mở rộng khi tốc độ tăng trưởng của doanh số CVTG là dương và ngược lại.

Quy mô dư nợ CVTG

Dư nợ kì này = Dư nợ kì trước + Doanh số cho vay trong kì - Doanh số thu nợ trong kì

Dư nợ CVTG là số tiền mà ngân hàng đang CVTG tính đến một thời điểm cụ thể. Đây là chỉ tiêu tích luỹ qua các thời kì, ngân hàng tính tiền lãi CVTG dựa trên dư nợ tại thời điểm tính lãi, tức là lợi nhuận của ngân hàng có được từ hoạt động CVTG trong kì phụ thuộc vào dư nợ CVTG chứ không phải doanh số CVTG trong kì đó.

Doanh số thu nợ CVTG trong kì là tổng các khoản thu nợ CVTG phát sinh trong kì. Nếu doanh số CVTG trong kì tăng lên so với kì trước và lớn hơn doanh số thu nợ CVTG trong kì thì ta có được sự mở rộng CVTG cả dư nợ và doanh số.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTG

Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu số dư nợ phản ánh sự mở rộng của hoạt động CVTG,

một khi tốc độ tăng trưởng dư nợ dương và càng lớn, thì hoạt động CVTG càng được mở rộng và ngược lại.

*100%

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động

=

Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTG

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động CVTG. Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn mà ngân hàng huy động được htì có bao nhiêu đồng được sử dụng để CVTG. Tye lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng càng tập trung nguồn lực cho hoạt động CVTG. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn cấp trên thì không hiệu quả bằng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.

Tỷ trọng dư nợ CVTG so với tổng dư nợ

Tỷ trọng nợ CVTG so với tổng dư nợ cho biết CVTG chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ. Nó cũng cho biết cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Căn cứ vào tỷ trọng này người ta sẽ xem xét mức dộ phát triển của hoạt động CVTG trong tổng dư nợ để vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa khai thác tốt tiềm năng loại hình cho vay này.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Mục tiêu của ngân hàng là lợi lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo an toàn. CVTG tạo được khoản lợi nhuận càng lớn phần nào chứng tỏ chất lượng khoản vay càng cao.

=

Tỷ trọng này cho thấy vai trò của hoạt động CVTG trong các hoạt động của ngân hàng

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn CVTG là một phần hay toàn bộ số dư nợ (cả gốc và lãi) của khoản vay trả góp đã đến hạn thanh toán với ngân hàng nhưng người vay không thanh toán được mà vẫn chưa được ngân hàng xử lý điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ, xoá nợ...

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn CVTG và tổng dư nợ CVTG tại một thời điểm nhất định, thường là vào cuối tháng, quý, hay năm.

Tỷ trọng lợi nhuận CVTG trên tổng lợi nhuận

=

Tỷ lệ dư nợ CVTG trên tổng vốn huy động

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTG =

Các khoản nợ quá hạn CVTG ngày càng tăng thì ngân hàng sẽ càng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán, lợi nhuận giảm... Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng CVTG càng cao và ngược lại.

Một tổ chức tín dụng được xếp loại A nếu có tỷ lệ nợ quá hạn <5%, nghĩa là chất lượng tín dụng tương đối tốt, xếp loại B nếu từ 5 - 8% tức là chất lượng tín dụng trung bình và xếp loại C nếu trên 8%, nghĩa là chất lượng tín dụng yếu kém. Các NHTM luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank). (Trang 28 - 30)