Để hoạt động CVTG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh và thật sự có hiệu quả, Chính phủ và các cơ quan, Bộ, ngành cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động này có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng và những tiện ích tối đa cho khách hàng vay vốn.
Chính phủ cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô bởi kinh tế ổn định là điều kiện tốt nhất cho tất cả các ngành kinh tế, nó là nền tảng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển ổn định của một quốc gia. Hiện nay, khi mà chỉ số giá tiêu dùng, giá cả hàng hoá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, phôi thép...tăng cao làm cho sản xuất trong nước và đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình hoặc thấp. Việt Nam cũng đã thật sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới với những cơ hội và thách thức mới, Chính phủ cần phải có những quyết định phù hợp trong xác định cơ cấu kinh tế nhằm đưa nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển nhanh nhưng phải bền vững.
CVTG là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội. Nó là một trong những biện pháp kích cầu của chính sách kinh tế
mà nhà nước sử dụng trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy, nhà nước cần có sự hỗ trợ, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho loại hình cho vay này phát triển
CVTG phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập thường xuyên của dân cư cũng như sự phát triển kinh tế của từng vùng miền cụ thể. Ngày nay, mặc dù sự tăng trưởng kinh tế ở mức rất cao song chủ yếu vẫn tập trung tại các thành phố lớn, sự chênh lệch giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn rất cao. Do vậy, đại bộ phận dân chúng và các doanh nghiệp ở các vùng nông thôn, xa trung tâm thành thị dù có nhu cầu rất lớn song khó có thể tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ hỗ hợ từ ngân hàng. Từ thực tế ấy, Chính phủ cần nhanh chóng có những biện pháp khuyến khích sự phát triển kinh tế tại các khu vực này, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình giao thông tạo điều kiện cho những ngành nghề truyền thống tại các địa phương phát triển. Công việc này vừa giúp kinh tế địa phương phát triển, vừa giúp tạo công ăn việc làm và nâmg cao thu nhập cho bộ phận dân cư trong vùng, miền kinh tế đó, từ đó họ có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với vốn vay của ngân hàng, trong đó có vốn vay trả góp.
Bên cạnh đó, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp như giảm thuế, tạo điều kiện về các thủ tục hành chính... đối với các ngành kinh tế mũi nhọn hay các ngành nghề truyền thống của vùng. Nhờ đó, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, kích thích sản xuất, tạo điều kiện cho người dân được sử dụng các sản phẩm dịch vụ với giá rẻ hơn. Kích thích tiêu dùng, tăng thu nhập cho dân cư sẽ tạo ra nhu cầu giúp cho ngân hàng có thể phát triển được các dịch vụ của mình.
Chính phủ cũng phải có những chính sách nhất định liên quan đến vấn đề bất động sản, một trong những điều mà ngân hàng lo ngại nhất hiện nay, khi mà thị trường bất động sản lên xuống thất thường, việc xác định giá trị thực của căn nhà hay mảnh đất làm tài sản đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro. Nếu chính phủ giải quyết được vấn đề này thì các ngân hàng sẽ mạnh dạn hơn trong việc mở rộng hoạt động cho vay, nhất là trong CVTG mua - xây dựng sửa chữa nhà, hay những khoản CVTG có TSĐB là nhà đất.
Chính phủ cũng cần đầu tư cho hệ thống giáo dục, nâng cao trình độ dân trí. Bởi một chiến lược chỉ đạo cụ thể của nhà nước, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các trường đại học khối ngành kinh tế chung, tạo điều kiện phát triển chất lượng hệ thống giáo dục - đào tạo, sẽ cung cấp cho nền kinh tế một đội ngũ lao động cho các ngành kinh tế phát triển. Đặc biệt trong một ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới như ngân hàng thì điều này càng có vai trò đặc biệt quan trọng.