Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Traphaco 60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần traphaco​ (Trang 71)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Traphaco 60

3.2.1. Tóm tắt chính sách kế toán của TRA

TRA áp dụng chính sách kế toán DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho DN do Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014 và Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 về việc sửa đổi bổ sung thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành.

TRA áp dụng các chuẩn mực kế toán DN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

Kỳ kế toán năm của Công ty áp dụng cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

Báo cáo tài chính của TRA luôn được kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Ý kiến của Kiểm toán viên từ năm 2015 – 2018: BCTC hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của Công ty và các công ty con tại ngày 31/12 hàng năm, cũng như kết quả HĐKD hợp nhất và tình hình BCLCTT hợp nhất cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán DN Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC hợp nhất.

3.2.2. Phân tích tài chính Công ty cổ phần Traphaco

3.2.2.1. Phân tích tình hình SXKD

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2015 - 2018

ĐVT: VNĐ ( đồng)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

Doanh thu bán hàng 1,808,372,414,400 1,880,138,568,640 2,005,540,489,832 1,976,972,983,547 Các khoản giảm trừ doanh thu 10,022,748,108 9,696,711,713 7,206,269,642 2,971,145,364 Doanh thu thuần 1,798,349,666,292 1,870,441,856,927 1,998,334,220,190 1,974,001,838,183 Giá vốn hàng bán 863,658,955,814 829,783,773,501 1,003,653,137,637 1,064,756,821,256 Lợi nhuận gộp về bán hàng 934,690,710,478 1,040,658,083,426 994,681,082,553 909,245,016,927 Doanh thu hoạt động tài chính 2,482,257,574 3,618,625,203 15,386,853,067 9,007,106,749 Chi phí tài chính 12,353,745,874 2,890,659,006 82,652,482,107 76,776,388,131 Chi phí bán hàng 485,528,676,504 503,536,120,297 464,180,865,225 429,904,857,118 Chi phí quản lý DN 222,452,464,674 214,061,671,628 182,075,800,088 161,494,043,845 LN thuần từ HĐ kinh doanh 216,838,081,000 323,662,658,211 281,231,067,683 250,295,133,907 Thu nhập khác 1,427,373,019 1,677,573,875 4,763,920,160 6,918,481,328 Chi phí khác 2,055,148,405 2,691,545,102 2,815,617,224 2,585,860,540 LN khác -627,775,386 -1,013,971,227 1,948,302,936 4,332,620,788 Tổng lợi nhuận trước thuế 216,210,305,614 322,648,686,984 283,179,370,619 254,627,754,695 Chi phí thuế 45,182,398,908 62,893,606,877 55,783,717,002 51,153,500,149

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 TNDN hiện hành Thu nhập thuế TNDN hoãn lại -3,745,590,256 -662,289,714 -830,439,363 -193,167,476 Chi phí thuế TNDN (16) +(17) 41,436,808,652 62,231,317,163 54,953,277,639 50,960,332,673 LNST thu nhập DN(15)- (18) 174,773,496,962 260,417,369,821 228,226,092,980 203,667,422,022 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tình hình kinh doanh của DN qua các năm vẫn ổn định và có xu hướng phát triển đi lên. Những con số như lợi nhuận gộp, các khoản doanh thu hoạt động tài chính, cũng như lợi nhuận thuần và khoản lợi nhuận sau thuế đều có xu hướng tăng lên. Tới năm 2017 là doanh thu thuần có sụt giảm so với năm 2016 và năm 2015, tuy nhiên do cắt giảm được Giá vốn hàng bán nên Lợi nhuận gộp về bán hàng tăng. Do thị trường năm 2018 khó khăn đối với các công ty dược lớn niêm yết nói chung, TRA nói riêng nên năm 2018 doanh thu thuần tiếp tục suy giảm trong khi Giá vốn hàng bán lại tăng. Lợi nhuận gộp về bán hàng tiếp tục giảm so với năm 2017 và 2016 nhưng vẫn ở mức cao hơn so với năm 2015, nguyên nhân là do trong năm 2018 nhà máy mới tại Hưng Yên bắt đầu đi vào hoạt động nên chịu chi phí khấu hao và chi phí lãi vay lớn. Sản phẩm sản xuất tại Nhà máy mới chưa đạt hiệu suất cao.

Đo lường và phân tích doanh thu:

Bảng 3.2. Tình hình doanh thu giai đoạn 2015-2018

Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm (so sánh với năm 2014):

Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2015

Doanh thu bán hàng 8.92% 13% 21% 19% Các khoản giảm trừ doanh thu 4.91% 2% -25% -69% Doanh thu thuần về bán hàng 8.94% 13% 21% 20%

Trong đó tỷ trọng cơ cấu doanh thu (%) qua các năm như sau: Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Doanh thu bán hàng 100% 100% 100% 100% Các khoản giảm trừ doanh thu 0.55% 0.52% 0.36% 0.15% Doanh thu thuần về bán hàng 99.45% 99.48% 99.64% 99.85%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Doanh thu của công ty trong năm gần đây đều có xu hướng tăng so với năm 2014. Năm 2015, doanh thu tăng 19%; năm 2016, doanh thu tăng 21%; năm 2017, doanh thu tăng 13% và năm 2018, doanh thu bán hàng tăng 8.92% so với năm 2014. Doanh thu bán hàng của TRA năm 2017 và năm 2018 có tăng so với năm 2014 ( năm 2018 doanh thu nhỏ hơn năm 2017) nhưng về mặt giá trị tuyệt đối thì con số này lại nhỏ hơn Doanh thu bán hàng năm 2015 và 2016. Điều này được lý giải bởi tốc độ tăng trưởng của ngành dược dần chậm lại, cùng với việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam trên trường quốc tế, các DN dược Việt Nam nói chung và TRA nói riêng phải đối mặt với sức ép cực kỳ lớn từ các công ty nước ngoài do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ.

Các khoản giảm trừ doanh thu giảm mạnh ở năm 2015, với tỷ lệ giảm là 69% so với năm 2014; ở năm 2016 là 25% và tăng nhẹ ở mức 2% năm 2017 và tăng đến 4.91% năm 2018 so với năm 2014.

Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP TRAPHACO

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu doanh thu thuần

Năm 2017, cơ cấu doanh thu của TRA chiếm 80% là hàng sản xuất và độc quyền phân phối, tăng hơn 4% so với năm 2016. Điều này cho thấy công ty đang

tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế về chất lượng, thương hiệu và có tỷ trọng lợi nhuận gộp cao. Doanh thu năm 2014 giảm 1,27% so với cùng kỳ 2016 là do Công ty điều chỉnh chính sách bán hàng ( phần chiết khấu thương mại đối với khách hàng trực tiếp qua hệ thống kinh doanh của TRA đều được giảm trừ vào doanh thu với tỷ lệ 11% so với doanh thu thuần hàng sản xuất và độc quyền phân phối. Như vậy, nếu loại trừ việc thay đổi cách hạch toán thì doanh thu 2017 hàng sản xuất và độc quyền phân phối tăng trưởng 9,3% so với cùng kỳ năm 2016 và vượt 2,6% so với kế hoạch.

Đo lƣờng và phân tích chi phí

Tình hình chi phí giai đoạn 2015 - 2018

Bảng 3.3. Tốc độ tăng của chi phí qua các năm so với năm 2014 (%)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2015 Giá vốn hàng bán -7.76% -11.38% 7.19% -13.71% Chi phí tài chính -72.72% -93.62% 82.52% 69.54% Chi phí bán hàng 46.39% 51.82% 39.96% 29.62% Chi phí quản lý DN 73.37% 66.83% 41.90% 25.86% Chi phí khác -70.80% -61.75% -59.99% -63.26% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 3.4. Tỷ trọng các chi phí trong tổng chi phí hoạt động

Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2015 Giá vốn hàng bán 54.45% 53.43% 57.83% 61.35% Chi phí tài chính 0.78% 0.19% 4.76% 4.42% Chi phí bán hàng 30.61% 32.42% 26.75% 24.77% Chi phí quản lý DN 14.03% 13.78% 10.49% 9.31% Chi phí khác 0.13% 0.17% 0.16% 0.15% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Giá vốn

So với năm 2014, giá vốn hàng bán năm 2015, năm 2017 và năm 2018 giảm lần lượt là 13.71%; 11.38% và 7.76%.

Còn giá vốn hàng bán năm 2016 tăng 7.19% so với năm 2014.

Xét trên tổng chi phí hoạt động, giá vốn hàng bán có xu hướng giảm tỷ trọng đáng kể. Năm 2014, trong tổng chi phí hoạt động, giá vốn hàng bán chiếm 64.64%; đến

năm 2015, con số này là 61.35%; năm 2016 giảm còn 57.83% và đến năm 2017, giá vốn hàng bán chỉ chiếm 53.43% tổng chi phí hoạt động; năm 2018, giá vốn hàng bán chỉ chiếm 54.45% tổng chi phí hoạt động. TRA đã cắt giảm được đáng kể Giá vốn hàng bán, trong khi doanh thu thuần về bán hàng lại tăng làm Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 714.381 triệu đồng năm 2014 lên 1.040.658 triệu đồng năm 2017, mức tăng tuyệt đối là 326.277 triệu đồng tương ứng với mức tăng trưởng 45.67%. Tới năm 2018, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 934.691 triệu đồng, thể hiện sự suy giảm so với năm 2017.

Chi phí

Chi phí của công ty chủ yếu đến giá vốn hàng bán, chiếm trên 50% tổng chi phí. Năm 2014, tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng chi phí hoạt động vẫn còn ở mức cao, chiếm 64.64% nhưng đến năm 2017, tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng chi phí hoạt động chỉ còn 53.43%, và năm 2018, tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng chi phí hoạt động là 54.45%. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của TRA trong việc chủ động cắt giảm giá vốn hàng bán. Lý giải cho điều này là do TRA đã chủ động được 70% nguyên liệu đầu vào và tự túc được hơn 90% nhu cầu dược liệu trong sản xuất thuốc.

Sau đó, tỷ trọng lớn thứ hai là chi phí bán hàng, chiếm tỷ trọng từ 22% - 32% trong tổng chi phí. Tỷ trọng chi phí bán hàng trong tổng chi phí liên tục tăng, ở mức 22,89% năm 2014 lên 32,42% năm 2017. Lý do thứ nhất, TRA lựa chọn phân khúc OTC đồng nghĩa với việc sản phẩm được bán với số lượng rất lớn, được xem như mặt hàng tiêu dùng hơn là thuốc. Để phát triển thành công thị trường OTC đòi hỏi xây dựng một mạng lưới phân phối tốt. Cách đi của TRA khác hẳn nhiều công ty dược khác, vốn dựa vào hệ thống bán buôn - dù việc bán hàng sẽ nhẹ nhàng hơn (vì chỉ giao cho một số đầu mối đảm trách việc phân phối), nhưng tính lệ thuộc rất cao và dễ tạo ra những cơn sốt giá ảo khiến khách hàng quay lưng. Lý do thứ hai, TRA đã ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ tối đa cho công tác bán hàng. Theo đó, TRA trang bị các phần mềm cho hệ thống nhà thuốc, máy tính bảng cho nhân viên bán hàng. Mọi dữ liệu mua bán được truyền thẳng về máy chủ công ty nhanh chóng

giúp ban lãnh đạo cập nhật tình huống theo thời gian thực để có những điều chỉnh chiến lược phù hợp, ngoài ra giúp nâng cao năng suất bán hàng, thống nhất giá bán lẻ trên thị trường, tối ưu hóa việc sản xuất, xử lý tồn kho.

Chi phí bán hàng tăng từ năm 2015 đến năm 2017 và giảm nhẹ ở năm 2018, tuy nhiên doanh thu bán hàng chỉ tăng từ năm 2015 đến năm 2016, và suy giảm ở năm 2017 và năm 2018. Xét riêng trong năm 2017, tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu thuần là 26.92% tăng 3.7 % so với năm 2016; Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu thuần năm 2018 là 27,03% tăng 0,11% so với năm 2017. Mặc dù doanh thu bán hàng giảm so với năm 2017 nhưng tỉ trọng chi phí bán hàng vẫn tăng nhẹ là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng nhất là trong giai đoạn công ty đang đầu tư cho hệ thống phân phối, cải thiện chính sách bán hàng với mục đích tăng hiệu quả kinh doanh.

Tỷ trọng chi phí tài chính trên doanh thu thuần là 0.15% giảm 3.98% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do năm 2017, Công ty thay đổi chính sách bán hàng chuyển từ chiết khấu thanh toán hạch toán vào chi phí tài chính sang chiết khấu thương mại giảm trừ vào doanh thu làm tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu cao hơn so với cùng kỳ. Tỷ trọng tài chính trên doanh thu thuần là 0,69% tăng 0,54% so với cùng kỳ chủ yếu là do trong năm 2018 phát sinh chi phí lãi vay đối với các khoản chi phí vay dài hạn đầu tư cho nhà máy mới tại Hưng Yên

Chi phí tài chính so với năm 2014, có xu hướng tăng từ tỷ lệ 69,54% năm 2015 lên 82.52% năm 2016 nhưng lại giảm mạnh ở năm 2017 và năm 2018. Tỷ trọng chi phí tài chính trong tổng chi phí hoạt động cũng tăng từ 3.13% năm 2014 lên 4,42% năm 2015, đến năm 2016 là 4.76% và giảm còn 0.19% năm 2017 và 0.78% năm 2018. Điều này cho thấy công ty có xu hướng mở rộng đầu tư tài chính tăng lợi nhuận cho DN từ năm 2014 đến năm 2016 nhưng đến năm 2017, TRA không mấy mặn mà trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ các kênh đầu tư tài chính này. Hơn thế nữa, chi phí lãi vay của TRA biến động không ổn định, từ 3913 triệu đồng năm 2014 xuống 1438 triệu đồng năm 2015, 898 triệu đồng năm 2016 rồi lại tăng

lên 2583 triệu đồng năm 2017. Đáng chú ý, chi phí lãi vay năm 2017 chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí tài chính, khoảng 89% trong khi tỷ trọng này ở năm 2016 là 1,09%, ở năm 2015 là 1,87% và ở năm 2014 là 8,64%. Như vậy, chi phí tài chính chủ yếu của TRA năm 2017 chủ yếu đến từ khoản chi trả lãi tiền vay. Công ty gần như đầu tư rất ít vào hoạt động tài chính, Doanh thu hoạt động tài chính TRA thu được năm 2017 chủ yếu đến từ chi phí tài chính của các năm trước.

Chi phí quản lý DN có xu hướng tăng mạnh từ năm 2014 đến năm 2017. Năm 2015, Chi phí quản lý DN tăng 25.86% so với năm 2014; năm 2016, Chi phí này tăng 41.90%; năm 2017, Chi phí quản lý DN tăng ở mức 66.83% so với năm 2014 và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018 ở mức 73.37% so với năm 2014. Bên cạnh đó, tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu thuần năm 2017 là 11,44% tăng 2,33% so với cùng kỳ. Tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu thuần năm 2018 là 12,38% tăng 0,94% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ chiết khấu bán hàng giảm trừ trực tiếp vào doanh thu năm 2018 tăng lên và chiếm khoảng 9% doanh thu. Năm 2018, cấu trúc chi phí của TRA đều tăng so với cùng kỳ làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.

Bảng 3.5. Cấu trúc Chi phí của TRA so với các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành

TRA DHG IMP DMC OPC PME

Gía vốn/DTT 48.08% 55.75% 61.48% 64.70% 57.00% 51.84% CPTC/DTT 0.69% 2.47% 1.44% 0.18% 1.26% 0.62% CPBH/DTT 27.03% 18.68% 17.40% 10.09% 20.80% 23.39% CPQL/DTT 12.38% 7.39% 7.23% 6.24% 9.97% 3.27%

Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP TRAPHACO

Năm 2018 , tỷ trọng trên doanh thu thuần của TRA vẫn thấp nhất so với các Công ty được so sánh trong ngành. Tổng tỷ trọng giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý của TRA chỉ còn thấp hơn so với OPC đòi hỏi trong năm 2019 TRA cần có giải pháp khắc phục vấn đề này

Như vậy, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam năm 2017 và 2018, cùng với một thị trường dược phẩm đang có xu hướng cạnh tranh về giá một cách gay gắt, TRA vẫn biết cách tạo ra lợi thế cho mình.

Bảng 3.6. Đo lường và phân tích lợi nhuận so sánh với năm 2014 ( tỷ lệ %)

Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2015

Lợi nhuận gộp về bán hàng 30.84% 45.67% 39.24% 27.28%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 3.7. Tỷ suất lợi nhuận gộp của TRA

Năm 2018 2017 2016 2015

Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 934,690 1,040,658 994,681 909,245 Doanh thu thuần 1,798,349 1,870,441 1,998,334 1,974,001 Tỷ suất lợi nhuận gộp 51.97% 55.64% 49.78% 46.06%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 3.8. Tỷ suất lợi nhuận gộp tại TRA (%)

Năm 2015 2016 2017 2018 Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 45.89 45.89 45.89 45.89

Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP TRAPHACO

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm từ 714.381 triệu đồng năm 2014 lên 909.245 triệu đồng năm 2015, 994.681 triệu đồng năm 2016 và đạt 1.040.658 triệu đồng vào năm 2017. Lợi nhuận gộp năm 2017 tăng 4,6% so với lợi nhuận gộp năm 2016. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Công ty TRA cải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần traphaco​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)