CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Lập kế hoạch nghiên cứu
Lập kế hoạch nghiên cứu là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn:
Bước 1: Sau khi xác định được đề tài thực hiện nghiên cứu dựa trên tính cấp thiết của đề tài, tính thực tiễn đề tài, ý nghĩa khoa học, tác giả đã tìm kiếm, thu thập và tổng hợp các tài liệu thứ cấp để tìm ra hướng nghiên cứu về phân tích và dự báo tình hình tài chính CTCP TRAPHACOPHACO.
Bước 2: Tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ đó đưa ra được những đánh giá sơ bộ.
Bước 3: Thiết kế nghiên cứu luận văn và phân tích, đánh giá chi tiết các số liệu đã thu thập được. Qua các số liệu được phân tích, đánh giá rõ ràng, tác giả thấy được thực trạng, tình hình tài chính của DN. Từ đó, đưa ra được các giải pháp, phương hướng khắc phục những tồn tại để cải thiện tình hình tài chính và đưa ra dự báo tài chính năm 2019.
2.1.2. Xây dựng khung lý thuyết
Dựa vào những thông tin đã nghiên cứu từ giáo trình, tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu khác, từ đó đưa ra được cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tình hình tài chính DN.
2.1.3. Thực hiện phân tích và dự báo
Đây là giai đoạn thực hiện các công việc đã được xác định từ trước:
- Sưu tầm tài liệu: Để thực hiện giai đoạn này, đầu tiên cần phải thu thập, tổng hợp thông tin từ các tài liệu đầu vào:
+ Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo chế độ kế toán hiện hành đã được kiểm toán : Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả HĐKD.
+ Các tài liệu khác: các bài nghiên cứu, phân tích và dự báo ngành…
- Tính toán các chỉ tiêu đã được xử lý, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật để tiến hành phân tích và dự báo.
2.1.4. Kết quả nghiên cứu
Dựa trên những phân tích, đánh giá tình hình tài chính DN, từ đó lập báo cáo dự báo báo cáo tình hình tài chính của DN trong giai đoạn tiếp theo và đưa ra các giải pháp, phương hướng nâng cao tình hình tài chính của DN.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Luận văn được tiến hành nghiên cứu giai đoạn 2015-2018 dựa trên:
+ Các nội dung lý luận, khái niệm... được nghiên cứu qua giáo trình, luận văn, tài liệu chuyên ngành, đề tài nghiên cứu...
+ Thông tin trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh...đã thu thập và được xử lý để chứng minh cho những vấn đề nghiên cứu.
+ Thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của Công ty cổ phần Traphaco và báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của công ty và một số DN cùng ngành trên trang web DN hoặc các website về kinh tế tài chính.
+ Tổng hợp, thu thập các bài báo trên tạp chí, website chứng khoán, website liên quan...về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, các thông tin trên sàn giao dịch chứng khoán cũng như những dự báo tài chính liên quan đến ngành dược phẩm nói chung, CTCP TRAPHACO nói riêng.
- Công cụ xử lý dữ liệu: Được tổng hợp và xử lý số liệu trên máy vi tính qua phần mềm Microsoft Excel.
2.2.2. Phương pháp phân tích
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích để phân tích các dữ liệu có trong hệ thống báo cáo tài chính của DN, ví dụ: phân tích thực trạng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận....
2.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong bài luận văn với mục đích so sánh các số liệu liên quan giữa các năm từ 2015-2018 của Công ty cổ phần Traphaco, ví
dụ như các chỉ tiêu có cùng nội dung kinh tế trong Bảng cân đối kế toán: Tổng tài sản, tài sản dài hạn – ngắn hạn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các khoản mục khác có trong bảng cân đối kế toán...Ngoài ra, luận văn còn so sánh tỷ trọng của các chỉ tiêu cùng thuộc một khoản mục để đánh giá sự phù hợp về kết cấu tài sản, chi phí, lợi nhuận, doanh thu...với các chỉ tiêu ở khoản mục tương ứng ở kỳ trước đó. Từ đó, đưa ra được nhận xét xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích
Bên cạnh đó, tác giả so sánh số liệu của các công ty cùng ngành, cùng quy mô nhằm đánh giá tình hình kinh doanh của DN, đánh giá vị thế của DN với công ty cùng ngành.
2.2.4. Phương pháp phân tích sử dụng khung phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh.
Trong phạm vi luận văn, phương pháp phân tích Swot được sử dụng để phân tích nguyên nhân của thực trạng (chính là điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng có tác động đến tăng trưởng thu nhập phi tín dụng); chỉ ra cơ hội, thách thức của Công ty; từ đó tìm ra giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng các cơ hội cũng như có biện pháp đối phó với các thách thức.
2.2.5. Phương pháp Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, một kỹ sư điện người Mỹ là nhà quản lý tài chính của công ty hóa học khổng lồ Dupont; phương pháp Dupont trở nên phổ biến trong các tập đoàn lớn tại Mỹ, đến nay phương pháp dupont được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong việc phân tích hoạt động tài chính DN.
Nội dung của phương pháp phân tích Dupont: Phương pháp dupont dựa trên cơ sở kiểm soát các chỉ tiêu phân tích tài chính phức tạp. Mỗi chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tài chính dưới dạng các tỷ số, khi tỷ số tài chính tăng hay giảm tùy thuộc vào mẫu số và tử số của tỷ số đó. Mặt khác, mỗi tỷ số tài chính còn ảnh hưởng bởi các quan hệ tài chính của DN với các bên có liên quan và quan hệ nội tại của các
hoạt động tài chính mà nó phản ánh. Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ của mỗi tỷ số tài chính với những nhân tố ảnh hưởng đến nó theo một trình tự logic, chặt chẽ và nhìn rõ ràng hơn các hoạt động tài chính của DN để có cách thức tác động vào từng nhân tố một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Các bước thực hiện:
- Thu nhập số liệu từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
- Tính toán ( sử dụng bảng tính ) - Giải thích sự thay đổi của ROA, ROE.... - Nếu kết luận xem xét không chân thực , kiểm tra số liệu và tính toán lại Ưu điểm của phương pháp Dupont:
- Tính đơn giản: Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho chủ thể quản lý kiến thức căn bản về giải pháp tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của DN
- Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách tài chính của DN
- Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thấy rõ hơn thực trạng tài chính của DN, cân nhắc việc tìm cách thôn tính công ty khác hay đầu tư mở rộng quy mô hoạt động của DN.... nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém hay nên thực hiện những bước cải tổ cơ bản trong hệ thống quản lý, quy trình hoạt động của DN nhằm chuyên nghiệp công tác lập và thực thi các chính sách tài chính, chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm....
Hạn chế của phương pháp Dupont:
- Phụ thuộc vào mức độ tin cậy của số liệu đầu vào trên các báo cáo tài chính của DN nên ảnh hưởng bởi các phương pháp và giả định cuả kế toán DN. Ví dụ: Dưới góc độ nhà đầu tư một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân. Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản nên tách tỷ số trên thành 2 nhân tố ảnh hưởng:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế /Tài sản bình quân ) x (Tài sản bình quân/Vốn chủ bình quân)
ROE = ROA x Hệ số tài sản trên vốn chủ
Ta thấy ROE phụ thuộc vào hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) và hệ số tài sản trên vốn chủ.
Hệ số tài sản trên vốn chủ = (Vốn chủ SH bình quân/ Vốn chủ SH bình quân ) + (Nợ phải trả bình quân/Vốn chủ SH bình quân) = 1 + Đòn bẩy tài chính ROA =( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản bình quân) = ROS x Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.
Mà hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh lại phụ thuộc vào 2 nhân tố:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh = (Doanh thu /Tài sản ngắn hạn bq) x (Tài sản ngắn hạn bq/ Tổng tài sản bình quân) = Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn x Hệ số đầu tư ngắn hạn.
ROE= ROS x Hệ số đầu tư ngắn hạn x Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn x (1+ Đòn bẩy tài chính)
Trên cơ sở nhận biết 4 nhân tố ảnh hưởng đến ROE, DN có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
- Tác động tới đòn bẩy tài chính của DN thông qua điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn giữa tỷ lệ nợ vay và vốn chủ sở hữu trong phù hợp với điều kiện cụ thể về tài chính DN cũng như bối cảnh của thị trường vốn;
- Tác động tới cơ cấu phân bổ vốn thông qua điều chỉnh tỷ lệ vốn đầu tư ngắn hạn và vốn đầu tư dài hạn phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chu kỳ phát triển của DN;
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, thông qua việc phát triển thị trường để doanh thu thuần và quản trị vốn lưu động hợp lý, hiệu quả;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm tỷ suất chi phí trong doanh thu để tăng khả năng sinh lời hoạt động của DN.
Tóm lại, Phân tích tình hình tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị tài chính DN, đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện, đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Từ đó, đề ra được hệ thống các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý và điều hành hoạt động tài chính DN, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN ở các kỳ tiếp theo.
2.2.6. Phương pháp dự báo
Để dự báo báo cáo tài chính DN, các nhà phân tích có thể dựa vào kết quả mà DN đã đạt được trong quá khứ kết hợp với tình hình hiện tại và đưa ra các phương hướng hoạt động trong tương lai để dự báo tình hình tài chính của DN trong tương lai.
- Phương pháp dựa vào quá khứ: là phương pháp nghiên cứu những chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả hoạt động đã diễn ra theo thời gian trong quá khứ, để tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả. Mối quan hệ này được biểu diễn thành phương trình hồi quy, từ đó các nhà phân tích có thể dự báo được các chỉ số tài chính của DN.
- Phương pháp dựa vào giả thiết trong tương lai: là phương pháp dự báo các chỉ tiêu phản ánh kết quả HĐKD sẽ đạt được trong tương lai trên cơ sở những sự kiện được biết trước hoặc các giả thiết được đặt ra phù hợp với tình hình của DN.
- Có nhiều phương pháp dự báo báo cáo tài chính, tuy nhiên, trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp Dự báo báo cáo tài chính thông qua tỷ lệ phần trăm so với doanh thu thuần. Phương pháp này được thực hiện qua các bước:
+ Bước 1: Xác định mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính với doanh thu thuần. + Bước 2: Xác định trị số của các chỉ tiêu tài chính.
+ Bước 3: Xác định nhu cầu vốn bổ sung thừa hoặc thiếu.: DN cần xác định nhu cầu vốn để có những biện pháp sử dụng và huy động vốn hợp lý.
Sau khi các báo cáo tài chính dự báo đã được tính toán, tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu tài chính, để đánh giá xem xét các báo cáo tài chính này có đảm bảo mục tiêu đã đề ra và phù hợp với năng lực của DN trong tương lai hay không, từ đó tác giả đưa ra các điều chỉnh phù hợp hơn với DN.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
3.1. Khái quát về Công ty cổ phần Traphaco
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Traphaco
Công ty cổ phần Traphaco, mã cổ phiếu TRA.
- Tên giao dịch quốc tế: TRA( Pharmaceutical & Medical Stock Company) - Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Số 75 – Phố Yên Ninh – Quận Ba Đình – Hà Nội.
- Ngày 26/11/2008, mã cổ phiếu TRA của Công ty chính thức giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Traphaco
Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP TRAPHACO
Tên công ty Vốn điều lệ (triệu)
% sở hữu
• Công ty TNHH TRA Hưng Yên 250,000 (VND) 100.00 • Công ty TNHH MTV TRA Sapa 25,000 (VND) 100.00 • CTCP Dược Vật tư Y tế Đắk Lắk
(BAMEPHARM) 19,416 (VND) 58.00
• CTCP Công nghệ cao TRA Hưng Yên 94,704 (VND) 51.00
3.1.3. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Traphaco
3.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh
TRA là DN hoạt động chính trong lĩnh vực:
- Sản xuất và kinh doanh dược phẩm, hóa chất, vật tư và thiết bị y tế. - Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu.
- SXKD dược phẩm, hóa chất và vật tư thiết bị y tế - Pha chế thuốc theo đơn
- Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc - Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm…
Về sản phẩm chủ lực, tận dụng nguồn dược liệu phong phú và nền y học cổ truyền lâu đời, TRA đã lựa chọn nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm Đông Dược trên nền công nghệ cao. Hiện TRA có trên 230 sản phẩm, trong đó nhóm top 10 có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng chính. Theo báo cáo của IMS, trong nhóm hàng OTC (thuốc không cần đơn của bác sĩ) TRA xếp thứ 2 về doanh thu, chiếm 3,4% thị phần, sản phẩm tiêu biểu của TRA phải kể đến Boganic – tăng cường chức năng gan và Hoạt huyết dưỡng não, xếp hạng lần lượt là 3 và 13 về mặt doanh thu tại thị trường OTC (theo IMS Health), mang về nguồn thu chủ yếu chiếm ½ trên tổng doanh thu. Bên cạnh sản phẩm đông dược, TRA lấn sân sang mảng tân dược, cạnh tranh bằng công nghệ cao và tận dụng sản xuất nhượng quyền.
Sứ mệnh: Tiên phong sáng tạo dược phẩm Xanh bảo vệ sức khỏe con người.
Dược phẩm xanh là dược phẩm được sản xuất trên nền tảng chuỗi cung ứng xanh từ nguồn nguyên liệu đến công nghệ sản xuất sạch, hệ thống phân phối, dịch vụ thân thiện với môi trường.
Tầm nhìn năm 2020: Đến năm 2020 là DN dược số 1 Việt Nam về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, vốn hóa thị trường.
3.1.3.2. Năng lực sản xuất
Về đông dược, trong khi các nhà sản xuất khác ở VN phải nhập khẩu 90% dược liệu, TRA đã là DN dược đầu tiên của VN tự cung cấp được 72% dược liệu cho nhu cầu sản xuất của mình. Phần dược liệu còn lại được thu mua trong nước (20%) hoặc nhập khẩu (8%) do một số cây thuốc đặc biệt phải trồng ở vùng ôn đới. Vùng nguyên liệu của TRA gồm 36.000 ha vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO cho 10 loại dược liệu khác nhau phục vụ các nhóm sản phẩm chính của TRA. Hàng năm, vùng nguyên liệu này trồng được 2.200 tấn dược liệu theo tiêu chuẩn GACP- WHO, cao nhất trong các DN tự trồng dược liệu tại Việt Nam (BV Pharma là 500